Chuyện tưởng như bịa nhưng có thật ở lĩnh vực sân khấu

"Có nhiều diễn viên sân khấu chuyên nghiệp đi hoạt động phong trào văn nghệ không chuyên ở cơ sở và cũng có rất nhiều nghệ sĩ không chuyên đang bước lên sân diễn sân khấu chuyên nghiệp", ông Nguyễn Đăng Chương cho biết.

Sáng 14/3, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam tổ chức Lễ trao giải thưởng tác phẩm sân khấu năm 2023.

Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam đã trao 3 giải B cho các tác phẩm: Lôi Vũ (Sân khấu Lệ Ngọc), Nửa cõi sơn hà (Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh), Đại đội trưởng của tôi (Nhà hát Chèo Quân đội); 4 giải B cho tác giả kịch bản: Vòng tròn bội bạc (Chu Lai), Xuân Hương nữ sỹ (Nguyễn Đức Minh), Ngôi sao không tắt (Nguyễn Đình San), Sự trở lại của sân khấu (Nguyễn Thế Khoa).

Ban tổ chức còn trao 6 giải C, 7 giải Khuyến khích cho các tác giả, tác phẩm; 11 cá nhân nhận giải họa sĩ xuất sắc và diễn viên xuất sắc; 2 giải A, 3 giải B, 7 giải C cho các sáng tác kịch bản sân khấu về đề tài thiếu niên, nhi đồng.

z5247982977422-21015fb2d377724534db9e36a27ed4ea-855.jpg
Các tác giả đoạt giải.

Đời sống sân khấu năm 2023 ảm đạm và bế tắc

Tại lễ trao giải, ông Nguyễn Đăng Chương - Phó chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam cho rằng, năm 2022 đánh dấu sự tăng tốc, bứt phá mạnh mẽ của nghệ thuật sân khấu cả về lượng và chất. Tuy nhiên, tín hiệu mừng vui vừa lóe lên rồi đột ngột tắt lịm. Bởi đời sống sân khấu năm 2023 trở về sự ảm đạm và bế tắc của nhiều năm trước.

Ông Chương đặt câu hỏi: Tại sao trong hai năm liền kề mà mọi mặt của nghệ thuật sân khấu lại có sự khác biệt như vậy? Ông tự lý giải: "Câu trả lời cũng không khó, bởi năm 2022 là thời điểm bùng nổ để nghệ sĩ cả nước giới thiệu tới khán giả, khoe với bạn nghề tất cả những thành quả lao động sáng tạo nghệ thuật trong 3 năm đại dịch. Nó gần giống như chiếc lò xo bị nén chặt lâu ngày được giải phóng để bật thật cao và khi hết lực đẩy ắt phải tự do rơi xuống".

Với vai trò là Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật của Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, ông Chương cho biết kết quả giải thưởng của Hội năm nay không có giải A phần nào khắc họa được diện mạo của nghệ thuật sân khấu năm qua và điều này"có thể làm cho chúng ta có một cảm giác chống chếnh, nản lòng song phải chấp nhận".

"Sản phẩm nghệ thuật là 'bánh đúc bày sàng', người sáng tạo cũng như người hưởng thụ không thể áp đặt tư duy 'con hát mẹ khen hay' bởi khen hay những điều không có thực là tối kỵ, vì sẽ tạo nên cảm xúc ảo, tạo nên con đường ngắn nhất dẫn đến sự thất bại của người sáng tạo", ông Chương thẳng thắn.

Chuyện tưởng như bịa nhưng đó là sự thật

Thực hiện Nghị quyết số 19 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, tính đến thời điểm này đã có 9 tỉnh sáp nhập các đơn vị nghệ thuật sân khấu vào Trung tâm văn hoá, điện ảnh; 5 tỉnh sáp nhập các đơn vị sân khấu với ca múa nhạc; 7 tỉnh sáp nhập các đơn vị tuồng, chèo, cải lương, kịch nói vào thành một đơn vị; 1 địa phương sáp nhập nghệ thuật múa rối và xiếc.

Theo ông Chương, việc sáp nhập vừa này đồng nghĩa với sự tồn tại của nhiều loại hình nghệ thuật trong một đơn vị, tạo nên sự rối rắm, bế tắc trong công tác chỉ đạo điều hành của tập thể lãnh đạo. Lãnh đạo đơn vị không xác định được phương hướng để định hướng nghệ thuật. Nếu tập trung phát triển nghệ thuật chèo thì nghệ thuật cải lương hay tuồng ắt phải tự teo đi…

Việc sáp nhập cơ học các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật của nhiều địa phương nhằm hoàn thành chỉ tiêu sắp xếp tinh gọn bộ máy đã dẫn tới thực trạng nghệ sĩ thuộc lĩnh vực ca múa nhạc phải đi biểu diễn nghệ thuật sân khấu và diễn viên sân khấu phải đi diễn ca múa nhạc, diễn viên chèo diễn kịch nói, tuồng sang diễn chèo, chèo sang diễn cải lương….

"Có nhiều diễn viên sân khấu chuyên nghiệp đi hoạt động phong trào văn nghệ không chuyên ở cơ sở và cũng có rất nhiều nghệ sĩ không chuyên đang bước lên sân diễn sân khấu chuyên nghiệp. Chuyện tưởng như bịa nhưng đó là sự thật. Và sự thật ấy đã biến nghệ sĩ biểu diễn trở thành diễn viên đa năng nhưng dần đánh mất khả năng chuyên sâu thuộc loại hình nghệ thuật được đào tạo", ông Chương bày tỏ.

Ông Chương cho rằng, việc sáp nhập này làm cho tập thể lãnh đạo các đơn vị phải bước đi trên một cái lưới bùng nhùng và cứ tiếp diễn thực trạng này sẽ "đánh mất hồn cốt và các đặc trưng cơ bản của từng loại hình nghệ thuật, đánh mất đi các giá trị, bản sắc của văn hóa dân tộc, mắc tội lớn với tiền nhân, với nhiều thế hệ cha ông đã dày công gây dựng, vun đắp nên nền nghệ thuật sân khấu Việt Nam theo chiều dài lịch sử dân tộc".

Điểm nghẽn lớn nhất, cũng là điều khó khăn nhất của đời sống sân khấu hiện nay theo ông Chương là đang bị khủng hoảng về đội ngũ sáng tạo.

"Nhiều năm gần đây, đội ngũ tác giả đang bị bế tắc về phương hướng sáng tạo, cách thức tiếp nhận và lý giải những mâu thuẫn xung đột của xã hội và con người hôm nay. Có lẽ vì bế tắc nên phần lớn tác giả lựa chọn sáng tác về đề tài lịch sử, dân gian mà không dám dấn thân phản ánh mọi mặt của đời sống đương đại. Thế nhưng đa số các tác phẩm mới chỉ đạt ở mức minh họa lịch sử.

333549510-1336189150446791-7258714138149869736-n-856.jpg
Sân khấu nhiều năm qua và cả năm 2023 thiếu vắng kịch bản về đề tài đương đại.

Sân khấu nhiều năm qua và cả năm 2023 thiếu vắng kịch bản về đề tài đương đại, về những vấn đề nóng bỏng đang tác động nhiều mặt, làm đổi thay con người và xã hội trong thời kỳ hội nhập. Điều ấy khẳng định đội ngũ tác giả vẫn khoanh tay bó gối trước hiện thực đời sống có vô vàn chất liệu đang cuồn cuộn trôi đi từng ngày. Có lẽ đây cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho sân khấu đìu hiu tẻ nhạt", ông Chương nêu thực trạng.

Từ góc độ của mình, ông Chương nhìn nhận nhiều năm qua không có phê bình sân khấu. Nghệ thuật sân khấu khi không chịu sự tác động của những người làm công tác lý luận phê bình sân khấu sẽ giống như một cỗ xe không có phanh kể cả lúc lên dốc và khi xuống dốc.

"Chúng ta không thể xây dựng và phát triển thành công nền nghệ thuật sân khấu Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trên nền tảng của sự khủng hoảng về nguồn lực con người, đặc biệt là đội ngũ sáng tạo", ông Chương khẳng định.

Theo Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bài 3: Lắng sâu giai điệu dân ca

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm: Bài 3: Lắng sâu giai điệu dân ca

Cùng với tìm hiểu những di tích lịch sử văn hóa chứa đựng hoạt động tín ngưỡng tâm linh độc đáo, trong hành trình đến với vùng đất nơi sông Hồng chảy qua, chúng tôi còn được tìm hiểu, trải nghiệm không gian diễn xướng, nghệ thuật trình diễn dân gian của những làn điệu dân ca. Mỗi lời hát, điệu múa thấm đượm tình người hồn hậu, tạo nên nét văn hóa độc đáo ở các vùng quê nơi dòng "sông Mẹ" chảy qua.

Bài 2: Linh thiêng tín ngưỡng thờ Mẫu

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm Bài 2: Linh thiêng tín ngưỡng thờ Mẫu

Trong hành trình khám phá di sản văn hóa phi vật thể dọc sông Hồng, chúng tôi có dịp đến thăm nhiều di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia tại các tỉnh và tìm hiểu nhiều nét văn hóa đẹp của các địa phương, các dân tộc. Dọc dài đôi bờ dòng sông, tín ngưỡng thờ Mẫu sâu đậm trong đời sống văn hóa tâm linh của các cộng đồng.

Bài 1: Văn hóa tâm linh miền sông nước

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm: Bài 1: Văn hóa tâm linh miền sông nước

Sông Hồng là dòng sông lớn nhất miền Bắc, được coi là dòng sông mẹ, bồi đắp phù sa cho các khu vườn ven sông trải dài từ nơi chảy vào đất Việt là Lào Cai đến hạ lưu là cửa biển Ba Lạt (tỉnh Thái Bình). Từ những bãi bồi phì nhiêu, cư dân khắp nơi đã cùng tụ họp về đây từ buổi dựng nước Văn Lang (theo các dấu tích khảo cổ, nhiều hiện vật được tìm thấy là minh chứng người Việt cổ đã cư trú ở đây từ thời kỳ dựng nước Văn Lang), tạo nên những ngôi làng cổ hàng nghìn năm.

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Ngành nhiếp ảnh Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ cùng sự bùng nổ của công nghệ thông tin, song cũng đối mặt nhiều thách thức như định giá sản phẩm, bảo vệ bản quyền và cơ hội nghề nghiệp. Mới đây, mô hình Hợp tác xã Nhiếp ảnh và Ứng dụng đầu tiên đã hình thành tại thành phố Đà Nẵng. Nếu ý tưởng này thành công, hy vọng sẽ thúc đẩy phát triển lĩnh vực nhiếp ảnh một cách chuyên nghiệp, bền vững.

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Đầu xuân, khi vùng núi cao Bắc Hà chìm trong sắc trắng mận Tam hoa, tôi tình cờ gặp bà Đặng Thị Nguyệt Ánh, 75 tuổi, ở tổ dân phố Bắc Hà 2, thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà tại Hội báo Xuân. Đối với người yêu thơ, thích đọc sách như bà Ánh thì đây chính là cơ hội để được thỏa mãn đam mê đọc và bổ sung kiến thức bổ ích từ những cuốn sách, tờ báo, tạp chí từ khắp mọi miền.

Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 2) Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Nhà văn Ma Văn Kháng hiện đang sinh sống cùng gia đình ở Thủ đô Hà Nội. Năm nay, nhà văn bước vào tuổi 89, nhưng tinh thần và sức sáng tạo của ông thì vẫn rất mạnh mẽ. Ông vẫn là cộng tác viên thường xuyên và đều đặn của tạp chí Xây dựng Đảng, Báo Văn nghệ. Đặc biệt, ông vẫn thường xuyên gửi bài viết, truyện ngắn cộng tác với "Báo nhà" - tên gọi thân thương mà nhà văn dành cho Báo Lào Cai.

[Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi, làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời nhà Lý, vào khoảng thời gian vua Lý Thái Tổ dời đô từ Thăng Long ra Hoa Lư. Các sản phẩm gốm Bát Tràng đã phát triển, lưu thông rộng rãi trong nước từ thế kỷ XV, đến thế kỉ XVI, XVII phát triển mạnh mẽ và xuất khẩu ra nước ngoài. Trải qua thăng trầm của lịch sử, làng gốm Bát Tràng vẫn luôn giữ được nét đẹp truyền thống, tự hào là làng nghề gốm sứ lâu đời và nổi tiếng nhất của cả nước.

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 1)

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 1)

Nhà văn Ma Văn Kháng sinh năm 1936 tại Hà Nội. Ông đã có hơn hai thập kỷ gắn bó với mảnh đất biên cương Lào Cai. Đặc biệt, những năm tháng công tác tại Báo Lào Cai đã giúp ông đi sâu vào cuộc sống vùng cao, tích lũy vốn hiểu biết phong phú và truyền cảm hứng cho nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải, Xa Phủ... Để hiểu hơn về cuộc đời, sự nghiệp của ông, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi cuộc gặp gỡ của phóng viên Báo Lào Cai với nhà văn Ma Văn Kháng.

Thách thức trong bảo tồn hai chiếc thuyền cổ ở Bắc Ninh

Thách thức trong bảo tồn hai chiếc thuyền cổ ở Bắc Ninh

Liên quan đến việc khai quật 2 chiếc thuyền cổ ở khu phố Công Hà, phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, ngày 26/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh phối hợp với Viện Khảo cổ học tổ chức hội thảo đánh giá sơ bộ kết quả khai quật thuyền cổ.

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Khi MV "Bắc Bling (Bắc Ninh)" của ca sĩ Hòa Minzy được công bố và lan tỏa mạnh mẽ trên các nền tảng số, tỉnh Bắc Ninh đã nhanh chóng triển khai chương trình tour du lịch miễn phí mang tên "Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh – Sắc màu di sản". Đây được xem là bước đi nhạy bén, tận dụng sức ảnh hưởng của văn hóa đại chúng để quảng bá hình ảnh vùng đất quan họ.

fb yt zl tw