Chương trình 'Dòng thời gian - Bài ca đi cùng năm tháng' quyên góp được hơn 2 tỷ đồng dành cho đồng bào vùng lũ

Tối 22/9, chương trình "Dòng thời gian - Bài ca đi cùng năm tháng" số 3 với chủ đề "Vì những mùa trăng an bình" của Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội với sự tham gia của đông đảo các ca sĩ, nghệ sĩ trẻ đã quyên góp được hơn 2 tỷ đồng cùng nhiều hiện vật, đồ cứu trợ dành cho đồng bào vùng bị bão, lũ.

3.jpg
Chương trình đã mang lại nhiều cung bậc cảm xúc của khán giả.

Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh H1, phát thanh FM96, app Hanoi On và các nền tảng số của Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội. Khán giả đã được hoà mình trong sự đồng cảm, tinh thần tương thân, tương ái, sẻ chia với những đồng bào gặp khó khăn vì bão lũ thông qua những ca khúc: "Nguyệt ca", "Lũ đêm", "Nủ ơi", "Bão",… qua phần trình bày của ca sĩ: Đông Hùng, Nam Tước, Y Garia Enuol cùng Dàn nhạc Dòng thời gian, vũ đoàn Hà Nội trẻ.

Ca sĩ Nam Tước trình bày ca khúc "Nủ ơi" do chính anh phổ nhạc bài thơ của Lưu Trọng Văn.
Ca sĩ Nam Tước trình bày ca khúc "Nủ ơi" do chính anh phổ nhạc bài thơ của Lưu Trọng Văn.

Ca sĩ Nam Tước đã mang lại nhiều cảm xúc ca khúc “Nủ ơi” do anh phổ nhạc từ bài thơ cùng tên mới sáng tác của Lưu Trọng Văn. Tác phẩm tái hiện sự xót xa, đau đớn của những người ở lại khi chứng kiến 9 em bé tử vong vì trận sạt lở kinh hoàng tại làng Nủ, Lào Cai vừa qua. Nam Tước cho biết, cảm xúc mà anh thể hiện trong ca khúc chính là những trải nghiệm tình cảm khi chứng kiến cảnh đồng bào oằn mình trong đợt bão lũ vừa qua.

Tiết mục của sĩ Khánh Chi và vũ đoàn.
Tiết mục của sĩ Khánh Chi và vũ đoàn.

Chương trình cũng giúp người xem được đắm mình trong các giai điệu lãng mạn, trong sáng của hoài niệm và ký ức tuổi thơ trong những đêm rằm Trung thu như: "Trăng sáng quê tôi", "Biết đâu nguồn cội", "Thằng Cuội", "Lệ đá", "Ca dao em và tôi", "Trăng rơi bên hồ"…

Thông qua kết cấu chặt chẽ, lớp lang của chương trình, "Dòng thời gian – Bài ca đi cùng năm tháng" số 3 đã dẫn dắt khán giả qua nhiều cung bậc cảm xúc mà không quên nhắc nhở tới sự cảm thông, nghĩa đồng bào trong những giai đoạn khó khăn, khắc nghiệt.

Ca sĩ Bảo Yến trình diễn đầy cảm xúc.
Ca sĩ Bảo Yến trình diễn đầy cảm xúc.

Những người làm chương trình và tập thể nghệ sĩ mong muốn dùng nghệ thuật âm nhạc là nhịp cầu giao cảm kết nối để muôn triệu trái tim cùng chung tay lan toả tinh thần tương thân tương ái phát huy truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam.

Ngay trong chương trình, các ca sĩ, nghệ sĩ trẻ và nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân đã ủng hộ tiền mặt và hiện vật phù hợp để hỗ trợ đồng bào vùng bão, lũ tái thiết cuộc sống sau thiên tai. Cụ thể, chương trình đã thu về hơn hai tỷ đồng tiền mặt cùng nhiều hiện vật để hỗ trợ đồng bào.

Ca sĩ Mai Diệu Ly biểu diễn trong chương trình.
Ca sĩ Mai Diệu Ly biểu diễn trong chương trình.

Toàn bộ số tiền nhận được từ việc quyên góp trong chương trình sẽ được Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội phối hợp Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và chính quyền các địa phương trực tiếp triển khai xây dựng điểm học tập cộng đồng an toàn cho trẻ em ở những địa điểm như Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) và một số điểm bị sạt lở và lũ lụt khác của các tỉnh miền núi và trung du. Một phần số tiền cũng sẽ được dùng triển khai hệ thống nước sạch phục vụ sinh hoạt cho nhân dân các vùng chịu ảnh hưởng của bão lụt.

Các ca sĩ và nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân đã ủng hộ hơn hai tỷ đồng cùng nhiều hiện vật đến đồng bào vùng chịu thiên tai bão, lũ.
Các ca sĩ và nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân đã ủng hộ hơn hai tỷ đồng cùng nhiều hiện vật đến đồng bào vùng chịu thiên tai bão, lũ.

Việc thực hiện hỗ trợ đồng bào vùng bị bão lũ được tiến hành một cách minh bạch và có trách nhiệm, theo phương châm đáp ứng đúng nhu cầu cần hỗ trợ, đúng nơi cần được hỗ trợ và đúng lúc cần được hỗ trợ.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nếp sống mới ở khu dân cư

Nếp sống mới ở khu dân cư

Đến thăm gia đình chị Giàng Thị Xinh ở khu dân cư Nặm Mèng, bản Tổng Kim (xã Vĩnh Yên), ấn tượng đầu tiên là ngôi nhà sàn rộng rãi, sạch sẽ, đồ đạc trong nhà sắp xếp gọn gàng, bao quanh nhà là rừng quế xanh tốt. Vườn rau và chuồng nuôi gia súc được bố trí hợp lý, cách xa nơi ở. Đó là những thay đổi tích cực khi gia đình chị Xinh tham gia mô hình “Khu dân cư đồng bào Mông thực hiện nếp sống văn hóa mới” do xã triển khai.

Nhiều tín hiệu tích cực cho truyện tranh Việt

Nhiều tín hiệu tích cực cho truyện tranh Việt

Gần đây các tác giả, họa sĩ truyện tranh của Việt Nam đã đa dạng hóa đề tài, cách thể hiện, từ đó thu hút được nhiều hơn đối tượng độc giả. Cùng với đó, ngày càng nhiều giải thưởng truyện tranh trong và ngoài nước được mở ra với quy mô lớn, cũng tạo điều kiện cho họa sĩ trẻ thể hiện tài năng…

[Ảnh] Miệt mài truyền dạy chữ Nôm Dao

[Ảnh] Miệt mài truyền dạy chữ Nôm Dao

Thôn Pờ Hồ, xã Thanh Bình (Mường Khương) là nơi quần cư của dân tộc Dao tuyển. Cũng như những ngành Dao khác, người Dao tuyển cũng có chữ cổ là chữ Nôm Dao. Trong nhịp sống hiện đại, việc đọc thông, viết thạo chữ cổ của dân tộc không được mấy người trẻ biết đến. Trăn trở với giá trị văn hóa cổ truyền của cha ông, những người tâm huyết đã cùng tạo nên lớp học “0 đồng” để cùng lưu truyền vốn văn hóa cổ.

Lào Cai có thêm 7 nghệ nhân dân gian

Lào Cai có thêm 7 nghệ nhân dân gian

Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam vừa có Quyết định phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn hóa văn nghệ dân gian Việt Nam cho các nghệ nhân đã có nhiều cống hiến trong gìn giữ và phát huy văn hóa văn nghệ dân gian dân tộc đợt 2 năm 2024.

[Ảnh] Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng ở Bản Sen

[Ảnh] Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng ở Bản Sen

Sản phẩm của nghề làm tranh cắt giấy “Chàng slaw” của dân tộc Nùng ở Bản Sen (huyện Mường Khương) là ngựa, cây tiền, nhà táng… được làm bằng giấy màu để cúng tiến cho người đã khuất, thể hiện ước muốn của người sống đối với người thân ở thế giới bên kia có cuộc sống no đủ, bình an.

fb yt zl tw