Chưa thể thống nhất tăng lương tối thiểu vùng năm 2024, vì sao?

Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam – đại diện cho người lao động mong muốn tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 mức 5 – 6%. Tuy nhiên phía người sử dụng lao động lại chưa đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 2024 trong phiên họp này.

Ngày 9/8, tại TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), Hội đồng tiền lương Quốc gia đã họp phiên thứ nhất để thảo luận, thương lượng về phương án điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng năm 2024. Phiên họp được diễn ra với sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Lê Văn Thanh – Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia.

Công đoàn mong muốn tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 mức 5 – 6%.

Theo Phó Trưởng Ban Chính sách pháp luật – Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, thành viên Hội đồng tiền lương Quốc gia Lê Đình Quảng, cần điều chỉnh tiền lương theo chỉ số giá tiêu dùng để tiền lương thực tế của người lao động không bị giảm sút.

Trước khi phiên họp này được tổ chức, Tổ chức Công đoàn đã khảo sát ở gần 200 DN thuộc 6 tỉnh, thành cho kết quả: Trên 75% người được khảo sát cho biết thu nhập không đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu; 17,3% người lao động phải vay tiền chi tiêu. Tiền thuê nhà bình quân trên 1,8 triệu đồng/tháng; chi lương thực 34,5%, phi lương thực 68,5%. Người lao động mong muốn tăng lương tối thiểu từ đầu năm 2024, mức trên 11%.

Theo ông Quảng, đây là thời điểm cần chia sẻ khó khăn với DN. Tuy nhiên người lao động cần được tăng lương để bù đắp trượt giá, cải thiện một phần đời sống. Công đoàn mong muốn mức tăng lương tối thiểu 5 – 6%.

Trong khi đó, trao đổi tại phiên họp, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia Hoàng Quang Phòng cho biết, DN coi người lao động là tài sản vô giá. Hiện nay DN chồng chất khó khăn nhưng vẫn gồng mình duy trì việc làm cho người lao động.

Ông Phòng đồng ý điều chỉnh lương tối thiểu vùng, tuy nhiên chưa nên đề xuất tăng trong phiên họp này. Bởi xem xét tăng lương tối thiểu cần phải có độ trễ, sẽ được quyết định căn cứ vào các thông số tới đây.

Tại phiên họp này, Tổng Liên đoàn Việt Nam xin họp riêng để thống nhất thời điểm tăng lương. Và các ý kiến họp đều thống nhất phải tăng lương; song thời điểm họp phiên sau và thời điểm tăng lương chưa thống nhất.

Bên lề phiên họp, Chủ tịch Hiệp hội Da giày, Túi xách Việt Nam Nguyễn Đức Thuấn chia sẻ, chưa bao giờ ngành Gia giày, Túi xách chịu nhiều sức ép về đơn hàng như lúc này. DN thiếu đơn hàng, công nhân chỉ mong được làm việc 4 – 5 ngày /tuần. Vì thế, khi điều chỉnh lương tối thiểu vùng cần xem xét đến động thái kinh tế, đặc biệt là đơn hàng của năm 2024.

Khảo sát tại 63 tỉnh, TP trong 4 tháng đầu năm 2023, có hơn 500.000 người bị ảnh hưởng việc làm, trong đó gần 300.000 người thôi việc. Nhưng bên cạnh đó các DN cũng tuyển dụng lao động cho hàng trăm vị trí việc làm. Vì thế, một đại diện Bộ LĐTB&XH cho biết, năm 2024 phải điều chỉnh lương tối thiểu vùng. Vấn đề là tăng lương vào thời gian nào, mức tăng ra sao thì cần thêm thời gian để đánh giá về các yếu tố. Do vậy, đại diện Bộ LĐTB&XH đề xuất Hội đồng tiền lương Quốc gia họp phiên sau vào cuối quý IV để bàn về lương tối thiểu vùng.

Hội đồng tiền lương Quốc gia thống nhất phiên họp tiếp theo sẽ diễn ra vào quý IV năm 2023 và sẽ chốt lại khả năng tăng lương tối thiểu vùng năm 2024.

Báo Kinh tế & Đô thịnull

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cần thêm chính sách hỗ trợ Bảo hiểm thất nghiệp

Cần thêm chính sách hỗ trợ Bảo hiểm thất nghiệp

Nhiều ý kiến cho rằng, để khuyến khích người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp cũng như hạn chế tình trạng “nhảy việc” cần có quy định bổ sung quyền lợi nếu người lao động đến lúc nghỉ hưu chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp lần nào thì khi nghỉ hưu sẽ được hưởng thêm một khoản trợ cấp. Khoản trợ cấp này sẽ được tính toán để đảm bảo quy tắc chia sẻ.

Phiên giao dịch tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm đợt 2, năm 2024

Bảo Yên: Phiên giao dịch tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm đợt 2, năm 2024

Trong 2 ngày (9 - 10/10), Huyện đoàn Bảo Yên phối hợp với Trung tâm việc làm tỉnh Lào Cai, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Nông dân, Công ty Cổ phần dịch vụ 3 sao, Công ty cổ phần Traenco Quốc tế tổ chức các phiên giao dịch tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm đợt 2, năm 2024 tại các xã: Kim Sơn, Cam Cọn, Bảo Hà.

Giúp người lao động an tâm khi làm việc

Giúp người lao động an tâm khi làm việc

Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là một trong những quyền lợi cơ bản của người lao động khi không may bị tại nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp phải nghỉ làm. Thời gian qua, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh đã quan tâm, thực hiện chi trả trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng, đúng quy định, từ đó giúp người lao động vượt qua khó khăn.

[Ảnh] Cuộc sống mới ở Làng Nủ

[Ảnh] Cuộc sống mới ở Làng Nủ

Sau 3 tuần xảy ra vụ sạt lở đất, lũ quét kinh hoàng, nỗi đau, không khí tang thương vẫn bao trùm lên con người, cảnh vật Làng Nủ. Nhưng bên cạnh những mất mát, đau thương thì cuộc sống thường ngày vẫn sẽ dần trở lại. Chúng tôi đã có những ghi nhận bằng hình ảnh trong ngày 29/9 tại nơi này.

Giúp người học thuận lợi tiếp cận việc làm

Giúp người học thuận lợi tiếp cận việc làm

Tổ chức ngày hội việc làm, hợp tác với doanh nghiệp để người học có nơi thực tập tốt, chương trình đào tạo hợp tác quốc tế, xây dựng cổng tuyển dụng trực tuyến... là những cách mà các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh đang triển khai để giúp sinh viên sớm có việc làm sau khi ra trường.

Nâng cao tính chủ động đảm bảo an toàn vệ sinh lao động

Nâng cao tính chủ động đảm bảo an toàn vệ sinh lao động

Từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra 16 vụ tai nạn lao động, trong đó có 7 vụ làm tử vong 9 người. Các vụ tai nạn lao động xảy ra phần lớn là do sự chủ quan của người sử dụng lao động và người lao động. Trước thực trạng đó, các cấp, các ngành chức năng trong tỉnh đang vào cuộc quyết liệt nhằm nâng cao ý thức và tính chủ động về đảm bảo an toàn lao động.

“Ăn đường, ngủ sương” nối đường dây liên lạc

“Ăn đường, ngủ sương” nối đường dây liên lạc

Những ngày qua, Lào Cai chịu ảnh hưởng nặng nề từ thiên tai. Mưa lớn kéo dài, nước sông dâng cao, nhiều cung đường, bản làng bị sạt lở nghiêm trọng. Bên cạnh các lực lượng cứu hộ oằn mình cứu và tìm kiếm người dân bị nạn còn có những "người lính thông tin" cũng lao mình vào mưa bão, bất chấp thiên tai khắc nghiệt, gấp rút khôi phục thông tin liên lạc, mạng di động nối sóng cho người dân.

Hàng cứu trợ đã về xã nghèo nhất tỉnh

Hàng cứu trợ đã về xã nghèo nhất tỉnh

Pa Cheo (Bát Xát) là một trong 10 xã thuộc “lõi nghèo” của tỉnh, đến nay đã trải qua gần 1 tuần bị cô lập, chia cắt giao thông với bên ngoài do tuyến Tỉnh lộ 155 để có thể đến xã từ phía huyện Bát Xát và từ phía Sa Pa đều bị ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ.

Có nên quy định giờ làm việc bán thời gian cho học sinh, sinh viên?

Có nên quy định giờ làm việc bán thời gian cho học sinh, sinh viên?

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất, học sinh, sinh viên (HS, SV) đang theo học các chương trình giáo dục chính quy đủ độ tuổi lao động được làm việc bán thời gian không quá 24 giờ trong 1 tuần trong thời gian học. Như vậy so với dự thảo lần 1, lần này Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) lần 3 đã có sự điều chỉnh đối với quy định giờ làm thêm với HS, SV.

fbytzltw