Mường Khương:

Chú trọng cải thiện thực hành dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em

Nhằm góp phần giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trên địa bàn, Trung tâm Y tế huyện Mường Khương chú trọng cải thiện thực hành dinh dưỡng cho bà mẹ và người chăm sóc trẻ.

Tại buổi hướng dẫn thực hành dinh dưỡng cho bà mẹ nuôi con nhỏ, chị Vương Thị Nga, cán bộ Trạm Y tế thị trấn Mường Khương đã tuyên truyền cho các bà mẹ, người chăm sóc trẻ hiểu về nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng, tác hại và biện pháp phòng, chống suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, chị Nga cũng thông tin cách nuôi con, phòng bệnh cho trẻ và dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai.

chu-trong-cai-thien-thuc-hanh-dinh-duong-cho-ba-me-tre-em-2814-6604.jpg

Chị Nga chia sẻ: Dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời của trẻ rất quan trọng, góp phần cải thiện thể chất, nâng cao tầm vóc trẻ em. Vì vậy, bên cạnh tuyên truyền, vận động các bà mẹ cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, chúng tôi cũng trực tiếp hướng dẫn các bà mẹ nấu bữa ăn cho trẻ với đầy đủ 4 nhóm chất, như chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất, nhằm đảm bảo bổ sung dinh dưỡng cho trẻ.

Theo khuyến cáo của ngành y tế: 1000 ngày đầu đời được tính từ khi bà mẹ mang thai đến khi trẻ tròn 24 tháng. Trong thời gian mang thai trung bình 280 ngày, bà mẹ cần được chăm sóc thai nghén và dinh dưỡng tốt. Đặc biệt, giai đoạn ba tháng cuối của thai kỳ, bà mẹ phải được cung cấp kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ.

Trong 180 ngày (0-6 tháng ), bà mẹ được theo dõi, hỗ trợ để đảm bảo trẻ được bú sữa non, bú ngay sau sinh và duy trì nguồn sữa đảm bảo nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu đời.

Trong 540 ngày (6-24 tháng), bà mẹ biết cách cho con ăn bổ sung hợp lý theo từng độ tuổi và tiếp tục duy trì cho bú mẹ đến khi trẻ được 24 tháng hoặc lâu hơn.

2-305-6863.png

Trước đây, nhiều bà mẹ chăm sóc con dựa trên kinh nghiệm, bởi vậy, cách chế biến còn đơn giản, chưa đúng cách, chưa biết kết hợp các nguyên liệu để thức ăn của trẻ đảm bảo dinh dưỡng. Sau khi được cán bộ y tế tuyên truyền, hướng dẫn trực tiếp họ đã thực hành tốt hơn. Những buổi thực hành dinh dưỡng trong cộng đồng thu hút đông phụ nữ đến lắng nghe, học hỏi.

chu-trong-cai-thien-thuc-hanh-dinh-duong-cho-ba-me-tre-em-1-403-526.jpg

Để công tác phòng, chống suy dinh dưỡng cho trẻ em đạt hiệu quả cao, Trung tâm Y tế huyện Mường Khương đã tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cộng tác viên dinh dưỡng thuộc 10 xã vùng 3, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thực hành trong triển khai các hoạt động thuộc chương trình mục tiêu quốc gia. Đồng thời, duy trì các hoạt động truyền thông về dân số và phát triển thông qua các loại hình truyền thông trực tiếp tại các buổi họp thôn, thăm hộ gia đình, hội nhóm... Trong 9 tháng năm 2024, các đơn vị y tế trên địa bàn huyện đã tổ chức 466 buổi truyền thông với 1.812 lượt người nghe.

4-4034-7985.png

Bên cạnh đó, Trung tâm Y tế huyện Mường Khương duy trì mô hình cải thiện thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ dựa vào cộng đồng tại 16 xã; tổ chức tốt các hoạt động cân, đo theo dõi suy dinh dưỡng đối với trẻ dưới 5 tuổi 1 lần/năm và cấp phát sản phẩm phục hồi dinh dưỡng cho trẻ; đồng thời, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương để công tác truyền thông thêm sâu, rộng và hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất thanh toán bảo hiểm y tế đối với thuốc sử dụng trong khám chữa bệnh từ xa

Đề xuất thanh toán bảo hiểm y tế đối với thuốc sử dụng trong khám chữa bệnh từ xa

Sáng 25/10, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo xây dựng Thông tư quy định nguyên tắc, tiêu chí xây dựng, cập nhật, ghi thông tin, cấu trúc danh mục và hướng dẫn thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.

Chủ động, tích cực tham gia xây dựng dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi

Chủ động, tích cực tham gia xây dựng dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi

Trong quá trình xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã chủ động tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế. Qua đó, hướng tới mục tiêu bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia, thụ hưởng chính sách.

Bảo đảm môi trường học tập lành mạnh và hiệu quả

Bảo đảm môi trường học tập lành mạnh và hiệu quả

Điện thoại di động dần trở thành thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, trong môi trường giáo dục, việc học sinh sử dụng điện thoại trong trường học gây ra rất nhiều hệ lụy, ảnh hưởng chất lượng dạy và học. Vì vậy, hiện nay nhiều địa phương, trường học đã đưa ra biện pháp hạn chế hoặc cấm triệt để nhằm bảo đảm môi trường học tập lành mạnh và hiệu quả.

fbytzltw