Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội đồng chủ trì hội nghị về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Chiều 14/7, tại Nhà Quốc hội, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (viết tắt là Ban chỉ đạo); đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, Phó trưởng ban Chỉ đạo đồng chủ trì Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Cùng dự có các đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương, Phó trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo; Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Khắc Định, Nguyễn Đức Hải; các đồng chí ủy viên Trung ương Đảng, ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội, lãnh đạo các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; các đồng chí thành viên Ban chỉ đạo…

Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội đồng chủ trì hội nghị về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc hội nghị.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng nhận thấy, thời gian qua, thực hiện sự phân công của Ban chỉ đạo, đồng chí Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chỉ đạo Đảng đoàn Quốc hội thực hiện rất nghiêm túc, khẩn trương, trách nhiệm, bài bản, khoa học, xây dựng 4 chuyên đề quan trọng, có ý nghĩa nền tảng cho việc xây dựng đề án cũng như đã phối hợp chặt chẽ với Ban Nội chính Trung ương triển khai các công việc chung. 4 chuyên đề mà Đảng đoàn Quốc hội được phân công thực hiện bao gồm chuyên đề số 9, số 10, số 11 và số 12.

Đảng đoàn Quốc hội đã thành lập 4 tiểu ban do đồng chí Chủ tịch Quốc hội và các đồng chí phó chủ tịch Quốc hội làm trưởng tiểu ban để trực tiếp chỉ đạo xây dựng từng chuyên đề rất công phu, chặt chẽ. Đảng đoàn Quốc hội và các tiểu ban đã tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị, tọa đàm, tổ chức xin ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan, đặc biệt có chuyên đề được các đồng chí rất cầu thị gửi xin ý kiến các đồng chí nguyên Chủ tịch Quốc hội, như chuyên đề số 11 về đổi mới tổ chức hoạt động của Quốc hội, cũng như xin ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học.

Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội đồng chủ trì hội nghị về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
 Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị.

Chủ tịch nước cho biết, Ban chỉ đạo đánh giá cao chất lượng của các chuyên đề mà Đảng đoàn Quốc hội đã chủ trì xây dựng. "Chúng tôi gọi 4 chuyên đề này là nền tảng, có ý nghĩa lớn lao về vai trò của Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt, đồng chí Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ rất tâm huyết, trách nhiệm, đã thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của Phó trưởng ban chỉ đạo, đã tham gia góp ý kiến về nhiều vấn đề lớn của đề án. Tổ biên tập đã nghiêm túc tiếp thu rất nhiều các ý kiến của đồng chí Chủ tịch Quốc hội, các đồng chí phó chủ tịch Quốc hội, các đồng chí chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội, thành viên Ban chỉ đạo trong bản dự thảo đề án lần thứ 3”, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nói.

Qua theo dõi hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước đánh giá cao nỗ lực, quyết tâm đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội những nhiệm kỳ gần đây, nhất là nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. “Các đồng chí đã chỉ đạo kịp thời, thiết thực trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, phục hồi và phát triển kinh tế, chính sách tài khóa và những nội dung giám sát tối cao, thúc đẩy sự phát triển của đất nước, đặc biệt là những tháo gỡ những thể chế làm chậm quá trình phát triển. Tất cả chúng ta đang triển khai tinh thần “Ý Đảng, lòng dân” mà đồng chí Vương Đình Huệ đã phát biểu tại Phú Thọ”, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nói.

Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội đồng chủ trì hội nghị về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Quang cảnh hội nghị. 

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết, trong hơn 1 năm qua, Ban chỉ đạo đã triển khai thực hiện khối lượng công việc rất lớn. Đó là nghiên cứu rất nhiều tài liệu trong và ngoài nước, xây dựng 27 báo cáo chuyên đề rất công phu, có chất lượng, trong đó có 4 chuyên đề lớn của Quốc hội. Đã mời nhiều chuyên gia, nhiều nhà khoa học pháp lý đầu ngành làm việc tập trung trong nhiều ngày để xây dựng dự thảo đề án. Tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm, trong đó có 3 cuộc hội thảo quốc gia, 6 cuộc tọa đàm, mới đây đã tổ chức thành công tốt đẹp 3 hội nghị lấy ý kiến của 63 tỉnh ủy, thành ủy trong cả nước.

Ban chỉ đạo cũng đã tổ chức 3 phiên họp toàn thể và một số cuộc họp thường trực để nghe Tổ biên tập báo cáo và cho ý kiến vào dự thảo đề án. Đến nay, công việc của Ban chỉ đạo, Tổ biên tập đã đi gần hết thời gian dự kiến theo kế hoạch. Đến trung tuần tháng 8, Bộ Chính trị sẽ nghe đề án này để trình Ban Chấp hành Trung ương thông qua.

Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội đồng chủ trì hội nghị về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường tại hội nghị. 

Để chuẩn bị cho Phiên họp thứ tư của Ban chỉ đạo, Thường trực Ban chỉ đạo đã có 6 buổi làm việc thành công rất tốt đẹp với các cơ quan. Nhiều nội dung trong 15 vấn đề còn có ý kiến khác nhau đã đạt được sự đồng thuận cao. Còn một số vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu để có cơ sở lý luận, chính trị, thực tiễn vững chắc, thuyết phục hơn, cần làm rõ những thuận lợi, khó khăn khi triển khai thực hiện đề án.

Chủ tịch nước đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận về 13 nội dung liên quan đến vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội. Đó là về nhận thức nội hàm “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội”; về đổi mới Quốc hội theo hướng Quốc hội hoạt động thường xuyên; đổi mới pháp luật về bầu cử; thành lập thiết chế bảo vệ Hiến pháp; hoàn thiện cơ chế thực hiện quyền trưng cầu ý dân và quyền phúc quyết Hiến pháp; thành lập Ủy ban Quốc gia về quyền con người; về thể chế hóa cụ thể hơn về vị trí, vai trò của Chủ tịch nước; về thành lập Hội đồng Tư pháp quốc gia; tổ chức tòa án, thẩm quyền xét xử không phụ thuộc vào đơn vị hành chính; đổi mới tổ chức hoạt động của viện kiểm sát; tiếp tục thu gọn đầu mối cơ quan điều tra; tiếp tục đổi mới tổ chức hoạt động của cơ quan thi hành án; đổi mới cơ chế phân cấp, phân quyền trong bộ máy nhà nước.

Báo Quân đội Nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Góp phần nâng cao hiệu quả hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào

Góp phần nâng cao hiệu quả hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào

Mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào ngày càng được củng cố và phát triển sâu rộng. Trong đó, các cơ quan lập pháp của Việt Nam và Lào tích cực hợp tác hiệu quả, góp phần nâng cao vị thế của mỗi nước, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.

Phát động Phong trào thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 và Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Lào Cai lần thứ VI

Phát động Phong trào thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 và Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Lào Cai lần thứ VI

UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch phát động Phong trào thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 và Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Lào Cai lần thứ VI.

Nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

Kỷ niệm Ngày truyền thống ngành kiểm tra của Đảng (16/10) Nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

Những năm qua, căn cứ các quy định, hướng dẫn, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kịp thời, toàn diện các nhiệm vụ, công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng bộ tỉnh; chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu lực công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy và UBKT các cấp.

Khai giảng lớp bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ lãnh đạo và cán bộ quy hoạch các chức danh diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý

Khai giảng lớp bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ lãnh đạo và cán bộ quy hoạch các chức danh diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý

Chiều 15/10, tại Trường Chính trị tỉnh, Tỉnh ủy phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khai giảng lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ lãnh đạo và cán bộ quy hoạch các chức danh diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong gặp mặt Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai dự Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong gặp mặt Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai dự Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X

Sáng 15/10, đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã gặp mặt, chúc mừng Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Nhân lên những điển hình cựu chiến binh gương mẫu

Nhân lên những điển hình cựu chiến binh gương mẫu

Phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” đã trở thành việc làm thường xuyên của mỗi tổ chức hội và mỗi cán bộ, hội viên, góp phần động viên khuyến khích cán bộ, hội viên hăng hái thi đua công tác, lao động, sản xuất, phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Từ phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình trên các lĩnh vực, thể hiện rõ tinh thần gương mẫu, trách nhiệm, phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới.

fbytzltw