Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tấm gương tự học mẫu mực

Sinh thời, ngay từ những năm đầu học ở Vinh (Nghệ An), cậu bé Nguyễn Sinh Cung đã được nghe thầy giáo tiếng Pháp dạy rằng: “Muốn đánh Tây thì phải hiểu Tây, muốn hiểu Tây thì phải học chữ Tây”.

Và cũng chính “chữ Tây” đã giúp người thanh niên Nguyễn Tất Thành nhận ra thực chất của nền văn minh Pháp đối với dân tộc mình, thấu hiểu cái gọi là “tự do, bình đẳng, bác ái” của “mẫu quốc”, những kẻ luôn đề cao độc lập dân tộc mình nhưng lại tự do đi xâm lược áp bức dân tộc khác. Niềm mong mỏi muốn giải phóng đồng bào mình đã tạo động lực cho Người ham tìm hiểu, học hỏi, đặc biệt là học ngoại ngữ trong những hoàn cảnh khó khăn nhất của hành trình bôn ba tìm đường cứu nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tấm gương tự học mẫu mực ảnh 1

Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự học có vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định tạo nên trí tuệ của Người.

Học ở mọi lúc, mọi nơi

Trong hành trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc đã đến nhiều quốc gia ở châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ Latinh. Phải làm nhiều nghề để kiếm sống, nhưng trước hết, Người luôn có ý thức học hỏi. Người đã tự học, tự nghiên cứu, nhất là học ngôn ngữ mỗi nước mà mình đi qua, sau đó là học nghề. Người đã làm công việc phục vụ trên tàu, học viết báo, nhiếp ảnh, làm bếp và học hỏi rất nhiều về lý luận và thực tiễn cách mạng các nước khác.

Nguyễn Ái Quốc kiên trì tự học, chẳng hạn như cách học viết báo. Sau khi viết xong mỗi bài báo bằng tiếng Pháp, Người đều chép thành hai bản, một bản lưu giữ lại, còn bản kia gửi cho tòa soạn. Từ những bài viết đầu tiên còn ngắn, mắc nhiều lỗi sai, Người đã viết được những bài báo dài kỳ, trong đó có những tác phẩm nổi tiếng trên báo Người cùng khổ. Ngoài ra, Người còn tham gia Hội Nghệ thuật và khoa học và Hội Những người bạn của nghệ thuật. Hằng tuần các hội này tổ chức đi thăm viện bảo tàng, nhà máy, phòng thí nghiệm, xưởng nghệ thuật, nhà hát... Người còn vào cả Hội Du lịch đưa khách đi thăm nước Pháp và những quốc gia lân cận với giá tiền rất rẻ. Nhờ vậy, Người đã đi thăm nhiều nơi ở Pháp, Ý, Thụy Sĩ, Đức và cả Tòa thánh Vatican. Người từng nói với bạn: “Trong những ngày nghỉ, không nên tiêu phí tiền bạc, mất thì giờ ở bãi bể để nhìn những người đàn bà đi tắm, mà nên đi du lịch, học hỏi được nhiều”.

Nguyễn Ái Quốc đã tìm cách tự học và tự rèn luyện đến khi đọc thông viết thạo và nói giỏi một ngoại ngữ mới. Người đã dùng nhiều phương pháp để học nhiều ngoại ngữ khác nhau trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Người yêu thích ngôn ngữ mới và không sợ mắc lỗi khi nói và viết. Người học từng từ vựng bằng cách hỏi chính người bản xứ, kể cả những người lính giải ngũ trên tàu, về các đồ vật xung quanh, ghi tên và nhớ cách phát âm của chúng. Người đã học từng chút một mà không có sách hướng dẫn. Người phải vận dụng kiến thức đã biết, bằng cách thường xuyên sử dụng nó. Học cách ghi nhớ, luyện tập những từ đã học, viết các câu, bài luận làm sao sử dụng nhiều nhất những từ vựng đã biết, ghép từng câu ngắn, câu dài thành đoạn, thành bài văn. Người tập viết báo bằng thứ tiếng mà mình học. Ngoài ra, Người còn học viết truyện ngắn và kịch, trở thành một người giỏi về sử dụng ngôn ngữ Pháp. Người luôn tạo ra cho mình một “môi trường” ngoại ngữ như ghi từ vựng lên những nơi dễ thấy nhất.

Sau này, muốn học tiếng Anh được nhanh và thuận lợi hơn, Người đã sang London để có môi trường tiếng Anh tốt hơn ở Pháp. Lúc sang Đức để đi Liên Xô, Người đã tranh thủ học tiếng Đức. Khi sang Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc cũng đã cố gắng học tiếng Nga. Lúc đầu, Người mới nghe và nói được một số câu thông thường dùng trong đời sống hằng ngày. Sau đó, Người tiếp tục vừa làm, vừa học, tranh thủ mọi thời gian để học, Người đã tiến bộ không ngừng. Trong hồi ký của bác sĩ Anna Xtaxia Vaxilépna có viết: “Nguyễn Ái Quốc nói tiếng Nga thoải mái, tự nhiên như người Nga... Người biết nhiều thứ tiếng và coi tiếng Nga là tiếng mà người cách mạng nào cũng phải biết”. Người có thể nói được nhiều thứ tiếng như vậy chính là nhờ tinh thần tự học, cộng với phương pháp học khoa học. Mỗi khi hoạt động cách mạng ở bất cứ quốc gia nào, Người đều luôn cố gắng để nói được tiếng của quốc gia đó. Đó là tiếng Trung, Pháp, Anh, Nga, Đức, Tây Ban Nha, Thái Lan...

Không học, công việc sẽ gạt mình lại phía sau

Trong bản khai lý lịch tham dự Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản ở Mátxcơva vào tháng 7 và tháng 8 năm 1935, Bác Hồ với bí danh là Lin đã khai: Biết tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Quảng Đông, tiếng Ý, tiếng Đức. Nhưng trên thực tế, dựa vào những lần Bác đi thăm nước ngoài cũng như những lần đón tiếp các phái đoàn ngoại giao tới Việt Nam, chúng ta được biết Người còn có thể sử dụng thông thạo khá nhiều ngoại ngữ khác như tiếng Thái, tiếng Nga...

Chính sự khổ công luyện tập đã đem đến cho Người vốn ngoại ngữ đặc biệt giàu có. Sự đa dạng về ngôn ngữ đã đem đến nhiều tiện lợi trong suốt hành trình cứu nước và lãnh đạo đất nước của Hồ Chí Minh. Khi sống ở nước ngoài, việc hiểu ngôn ngữ bản xứ như một “phương tiện” để nắm bắt nhanh tình hình, hòa nhập vào xã hội. Có một tờ báo ở Hồng Kông viết: “Sau thắng lợi lừng lẫy ở Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức một buổi chiêu đãi có khá nhiều khách quốc tế đến dự. Nỗi khổ tâm của khách là sự bất đồng ngôn ngữ... Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đích thân phiên dịch nhiều thứ tiếng. Và cũng chính vì thế, người ta mới có dịp được biết Cụ thông thạo nhiều ngôn ngữ đến thế. Mọi người có mặt hết sức ngạc nhiên vì đây là một nhà chính trị, nhà quân sự miệt mài nơi núi rừng Việt Bắc lại nói lưu loát các thứ tiếng Trung, Anh, Pháp, Nga... như vậy. Người nói trôi chảy tự nhiên và rất chuẩn. Tài ngoại giao của Người khôn khéo và linh hoạt. Trong số các vị lãnh tụ trên thế giới, đây là hiện tượng hiếm có. Chính cuộc đời hoạt động sôi nổi ở nhiều nước đã tạo điều kiện để lãnh tụ Hồ Chí Minh tiếp xúc với nhiều ngoại ngữ. Phải thừa nhận rằng Cụ Hồ Chí Minh là một thiên tài về ngoại ngữ”. Bài báo kết luận: “Quả thật, có thể xếp Hồ Chí Minh vào hàng cự phách trong lĩnh vực ngôn ngữ một cách xứng đáng, đầy tự hào”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người ham học hỏi. Năm 1961, khi về thăm quê, nói chuyện với các cụ già, Bác tâm sự: “Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào tôi cũng phải học. Công việc cứ tiến mãi, ngày càng nhiều, ngày càng mới, không học thì không theo kịp, công việc sẽ gạt mình lại phía sau”. Và Bác nhắc nhở các lãnh đạo xã, huyện đang có mặt: “Một mặt Đảng phải đào tạo, dìu dắt đồng chí trẻ, một mặt đảng viên già phải cố gắng mà học”. Bác vẫn áp dụng cách học ấy cho đến cuối cuộc đời. Tờ báo Diễn đàn Nhân dân Ba Lan đã viết: “Mặc dù tuổi cao, Người không những giữ được hình dáng trẻ trung mà còn giữ được sự trong sáng và trí tuệ minh mẫn của người trai trẻ”.

Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự học có vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định tạo nên trí tuệ của Người. Trong lý lịch tự khai tại Đảng Cộng sản Pháp cũng như tại một số đại hội, hội nghị của Quốc tế Cộng sản, Bác thường khiêm tốn ghi ở phần trình độ học vấn là: Tự học. Hay nói chuyện tại hội nghị chuyên đề sinh viên quốc tế họp tại Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh tâm sự: “Về văn hóa tôi chỉ học hết tiểu học. Về hiểu biết phổ thông: 17 tuổi tôi mới nhìn thấy ngọn đèn điện lần đầu tiên, 20 tuổi mới nghe rađio lần đầu”. Nhưng chúng ta ai cũng biết, Người có một trình độ học vấn rộng lớn, uyên bác mà cả thế giới phải khâm phục và thừa nhận. Hồ Chí Minh đã tự rút kinh nghiệm trong việc học viết của mình: “Viết cũng như mọi việc khác, phải có chí, chớ giấu dốt, nhờ tự phê bình và phê bình mà tiến bộ, quyết tâm thì việc gì, khó mấy cũng làm được”. Người học ngoại ngữ, học viết báo, nghiên cứu Chủ nghĩa Mác - Lênin, nghiên cứu và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây.

Đó chính là bài học sâu sắc về tấm gương tự học viết văn, viết báo, nhất là tự học ngoại ngữ... của Bác Hồ để tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam nói riêng và sự nghiệp đấu tranh của nhân dân tiến bộ trên thế giới nói chung. Ngày nay, công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những bài học mà Người để lại trong quá trình 30 năm đi tìm đường cứu nước vẫn còn nguyên giá trị, nhất là trong giai đoạn đất nước đang bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế.

Báo Hà nội mới

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Hạt giống đỏ” ở Ải Nam

“Hạt giống đỏ” ở Ải Nam

Từ một thôn biệt lập, nghèo nhất của thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng, thôn Ải Nam giờ đã “thay da, đổi thịt”, trở thành miền quê trù phú, đáng sống. Sự thay đổi ở bản người Mông Ải Nam hôm nay có công đóng góp lớn của Trưởng thôn Cư Seo Mười - một người theo đạo Tin lành vừa vinh dự được kết nạp Đảng.

Lan tỏa tinh thần “Thi đua là yêu nước - yêu nước thì phải thi đua”

Lan tỏa tinh thần “Thi đua là yêu nước - yêu nước thì phải thi đua”

Tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị về "tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng” và giao lưu điển hình tiên tiến nhân kỷ niệm 76 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, nhiều cách làm hiệu quả trong công tác thi đua, khen thưởng được trình bày, qua đó lan tỏa những cách làm hay, sáng tạo trong thực tiễn. Báo Lào Cai lược ghi nội dung các tham luận.

Những hạt nhân làm nên tập thể mạnh

Những hạt nhân làm nên tập thể mạnh

Trong Lời kêu gọi thi đua ái quốc ngày 11/6/1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh có đoạn: “Bổn phận của người Việt Nam, bất kỳ sỹ, nông, công, thương, binh, bất kỳ làm việc gì, đều cần phải thi đua nhau...”. Vâng lời Bác, qua mỗi thời kỳ cách mạng, tỉnh Lào Cai lại có hàng chục nghìn lượt người là những tấm gương hăng hái thi đua trên các lĩnh vực, cùng đoàn kết một lòng xây dựng tỉnh ngày càng giàu mạnh, bề thế hơn.

Đa dạng hóa hình thức thi đua

Đa dạng hóa hình thức thi đua

Những năm qua, công tác thi đua, khen thưởng luôn được cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm, huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và Nhân dân trong thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương.

Nét nổi bật trong thực hiện Kết luận 01 của Bộ Chính trị

Nét nổi bật trong thực hiện Kết luận 01 của Bộ Chính trị

Quán triệt sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, năm 2023 - 2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai quyết liệt Kết luận số 01 của Bộ Chính trị gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, Kết luận số 21-KL/TW toàn diện, sáng tạo, mang lại hiệu quả thiết thực.

Học Bác từ việc “ngăn nắp - trật tự”

Học Bác từ việc “ngăn nắp - trật tự”

Đại úy Nguyễn Văn Đàn tâm sự, trong công việc là một nhân viên thủ kho quân khí, anh luôn khắc ghi lời dặn của Bác Hồ được trích trong bài nói tại Hội nghị cán bộ chuẩn bị Chiến dịch Tây Bắc ngày 9/9/1952: “Vũ khí là mồ hôi nước mắt của đồng bào, là xương máu của bộ đội, vì vậy, phải quý trọng nó, phải tiết kiệm ngăn nắp, phải sử dụng hợp lý”.

Đảng ủy thị trấn Phố Lu: Điểm sáng của các mô hình học Bác

Đảng ủy thị trấn Phố Lu: Điểm sáng của các mô hình học Bác

Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, những năm qua, Đảng ủy thị trấn Phố Lu (Bảo Thắng) đặc biệt quan tâm đến việc tuyên dương, khích lệ, nhân rộng điển hình tiên tiến, qua đó góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp của các phong trào thi đua yêu nước.

Đối thoại giữa Đảng ủy, lãnh đạo Công an tỉnh với đoàn viên thanh niên, hội viên phụ nữ Công an tỉnh

Đối thoại giữa Đảng ủy, lãnh đạo Công an tỉnh với đoàn viên thanh niên, hội viên phụ nữ Công an tỉnh

Chiều 21/5, Công an tỉnh Lào Cai tổ chức chương trình đối thoại giữa Đảng ủy, lãnh đạo Công an tỉnh với đoàn viên thanh niên, hội viên phụ nữ Công an tỉnh; tuyên dương thanh niên, phụ nữ công an cấp xã tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác năm 2024.

Gắn học Bác với công tác chuyên môn

Gắn học Bác với công tác chuyên môn

Đó là phương châm học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được các thầy, cô giáo Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Nậm Lúc, xã Nậm Lúc (huyện Bắc Hà) thực hiện trong nhiều năm qua, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

Vâng lời Bác dạy, xã Bản Phố xây dựng xã hội học tập

Vâng lời Bác dạy, xã Bản Phố xây dựng xã hội học tập

Cuối năm 1962, được tin tỉnh Lào Cai có phong trào xóa nạn mù chữ bằng tiếng Mông, trong đó xã Bản Phố (huyện Bắc Hà) là xã điển hình của tỉnh, Bác Hồ đã viết một bài báo khen ngợi. Bài báo có tựa đề: “Một thắng lợi mới” đăng trên báo Nhân Dân số 3149, ngày 18/11/1962 khen ngợi phong trào học tiếng Mông của xã Bản Phố. Cũng vào năm đó, với những thành tích xuất sắc trong phong trào xóa nạn mù chữ bằng tiếng Mông, xã Bản Phố vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba.

Đông đảo cán bộ, đảng viên và người dân trong tỉnh dâng hương, báo công với Bác tại Nhà lưu niệm Bác Hồ

Đông đảo cán bộ, đảng viên và người dân trong tỉnh dâng hương, báo công với Bác tại Nhà lưu niệm Bác Hồ

Nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), đông đảo cán bộ, đảng viên và người dân trong tỉnh đã đến dâng hoa, dâng hương, báo công với Bác tại Nhà lưu niệm Bác Hồ, tham quan Di tích quốc gia Công viên Hồ Chí Minh tại thành phố Lào Cai.

Lào Cai thi đua làm theo lời Bác dặn

Lào Cai thi đua làm theo lời Bác dặn

Trong suốt 24 năm giữ cương vị Chủ tịch nước, Bác Hồ đã dành sự quan tâm đặc biệt với cán bộ, đảng viên, chiến sĩ, đồng bào các dân tộc tỉnh Lào Cai. Người đã nhiều lần gửi thư khen, động viên, tặng thưởng nhiều Huy hiệu, Huân chương Kháng chiến, Huân chương Lao động, bằng khen cho các tập thể, cá nhân. Sự khích lệ, động viên của Bác mãi là động lực mạnh mẽ để các tập thể, cơ quan, đơn vị, các địa phương và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai nỗ lực thực hiện các phong trào thi đua.

Bộ đội Trường Sơn lập công trên các mặt trận

Kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn: Bộ đội Trường Sơn lập công trên các mặt trận

Những năm tháng đất nước bị đế quốc xâm lăng, không quản ngại hy sinh, khó khăn, gian khổ, hàng nghìn thanh niên Lào Cai không kể nam, nữ đã tình nguyện ra trận chiến đấu, phục vụ chiến đấu, góp phần đánh đuổi giặc Mỹ, mang lại hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Nay trở về cuộc sống đời thường, phát huy tinh thần, phẩm chất cao đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”, những chiến sĩ Bộ đội Trường Sơn năm xưa lại hăng hái, tích cực tham gia đóng góp trên nhiều lĩnh vực, đời sống xã hội.

Chuyện về đảng viên dân tộc Dao được gặp Bác Hồ

Chuyện về đảng viên dân tộc Dao được gặp Bác Hồ

Năm nay 85 tuổi nhưng ông Hoàng Tiến Xiêm, dân tộc Dao, thôn Tân Trúc, xã Tân Thượng, huyện Văn Bàn vẫn nhớ từng lời Chủ tịch Hồ Chí Minh nói với mình và các đại biểu người dân tộc thiểu số khi ông vinh dự được về Hà Nội gặp Bác năm 1963. Những lời Bác dặn trở thành “kim chỉ nam” để ông nỗ lực học tập, phấn đấu, cống hiến cho quê hương.

fb yt zl tw