Chủ động ứng phó với thiên tai, hướng đến phát triển bền vững

Cùng với việc xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai nhằm chủ động bảo vệ tính mạng và tài sản người dân, những năm qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã quan tâm hơn tới việc đầu tư các công trình kiên cố phục vụ phòng, chống thiên tai, hướng đến phát triển bền vững, an toàn.

Ông Mai Đình Tính, Chủ tịch UBND thị trấn Phố Ràng (huyện Bảo Yên) cho biết, tại tổ dân phố 6B và 2A của thị trấn có một số điểm ven bờ sông Chảy thường xảy ra sạt lở. Khu vực này kết nối với cửa suối Ràng nên vào mùa mưa lũ thường có xói mòn ảnh hưởng tới hơn 50 hộ đang sinh sống. Đồng thời, phía trên có di tích đồn Phố Ràng cũng đang cần chống sạt lở nên địa phương đã báo cáo UBND huyện sớm đầu tư kè và di dời các hộ để đảm bảo an toàn về người và tài sản, kết cấu hạ tầng.

tt2.jpg

Từ năm 2017 đến nay, huyện Bảo Yên đã được đầu tư xây dựng nhiều dự án kè phòng, chống thiên tai như kè mặt bằng khu dân cư tổ 3B (thị trấn Phố Ràng); kè bảo vệ khu dân cư trung tâm xã Lương Sơn; công trình thủy lợi bản Liên Hà (xã Bảo Hà); cầu bản Phia (xã Lương Sơn); kè bảo vệ trung tâm xã Nghĩa Đô… Các công trình được đầu tư đã đem lại lợi ích thiết thực trong bảo vệ an toàn cho các khu dân cư trước thiên tai.

Công trình kè bảo vệ khu dân cư xã Nghĩa Đô được hoàn thiện và phát huy hiệu quả chống lũ .JPG
Công trình bảo vệ trung tâm xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên mới được đầu tư.

Còn tại Si Ma Cai, do là địa phương có địa hình đồi núi hiểm trở, thường xuyên xảy ra mưa lũ nên huyện đã rà soát các khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ ống, lũ quét để có phương án sẵn sàng di chuyển người và tài sản, đồng thời đầu tư các công trình phòng, chống thiên tai. Từ năm 2021 đến nay, Si Ma Cai đã đầu tư gần 10 công trình phòng, chống thiên tai, kè chống sạt lở khu dân cư thôn Cốc Cù (xã Bản Mế), kè đường Sín Chéng - Thào Chư Phìn, đường từ trung tâm xã đi Cẩu Pì Chải (xã Thào Chư Phìn), kè ốp mái đường N7 trung tâm huyện Si Ma Cai và kè đường liên thôn Sín Chải - Chính Chu Phìn (xã Quan Thần Sán, nay là xã Quan Hồ Thẩn)… Năm 2023, huyện Si Ma Cai đã sắp xếp dân cư cho 11 hộ ra khỏi vùng nguy hiểm, trong đó 9 hộ được sắp xếp xen ghép và 2 hộ sắp xếp ổn định tại chỗ.

Ông Lưu Đình Hạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Si Ma Cai cho biết: Huyện đã xây dựng kế hoạch hiệp đồng phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho từng ngành chức năng rà soát các khu vực trọng yếu có thể xảy ra ngập úng, lũ lụt, sạt lở như xã Quan Hồ Thẩn, Cán Cấu, Bản Mế, Sín Chéng, thị trấn Si Ma Cai… để có phương án phòng, chống và ứng phó.

Toàn tỉnh đang có 769 điểm có nguy cơ xảy ra thiên tai, trong đó 601 điểm chưa có biển cảnh báo (71 điểm ngầm tràn; 22 điểm sạt lở đất; 113 điểm lũ ống, lũ quét; 107 điểm ngập úng; 36 điểm sạt lở bờ sông, suối; 52 điểm sụt lún do mưa lũ hoặc dòng chảy). Giải pháp trước mắt đang được triển khai tại các điểm nguy hiểm trên là cử lực lượng theo dõi, canh trực khi có mưa lớn và không xây dựng nhà tại vị trí có nguy cơ sạt lở, đồng thời lắp đặt hệ thống cảnh báo mực nước tại các ngầm tràn, khu vực có nguy cơ ngập úng…

tt sua.jpg

Ông Tạ Công Huy, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã tham mưu cho tỉnh các giải pháp phòng, chống thiên tai, trong đó chú trọng vào các công trình, khu dân cư để chủ động phương án đầu tư đảm bảo an toàn về lâu dài, hoặc di chuyển dân cư ra khỏi vùng nguy hiểm. Đồng thời, đề xuất với tỉnh, với Trung ương đầu tư các công trình cấp thiết để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân. Bên cạnh đó, kế hoạch phòng, chống thiên tai cũng được điều chỉnh thường xuyên, phù hợp với từng vùng; nâng cao năng lực của ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp…

Hiện nay, tỉnh đã xây dựng kế hoạch tổng thể phòng, chống thiên tai. Theo đó, tiếp tục đầu tư hệ thống cảnh báo thiên tai; nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, người dân trong phòng, chống thiên tai; bố trí nguồn vốn sắp xếp dân cư ra khỏi vùng thiên tai nguy hiểm; huy động các nguồn vốn và xã hội hóa để tiếp tục đầu tư công trình phòng, chống thiên tai…

Mục tiêu của Lào Cai là thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; giảm thiệt hại về tính mạng, tài sản của người dân và bảo vệ những thành quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; hướng đến phát triển bền vững, an toàn; chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai sau năm 2030 và chủ động phòng ngừa đến năm 2050.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chấm dứt dạy thêm, học thêm trở thành mệnh lệnh: Phụ huynh vẫn tranh cãi gay gắt

Chấm dứt dạy thêm, học thêm trở thành mệnh lệnh: Phụ huynh vẫn tranh cãi gay gắt

Sau gần 2 tháng thực hiện Thông tư 29 về tăng cường quản lý dạy thêm học thêm, Bộ GD&ĐT khẳng định, chấm dứt dạy thêm học thêm tràn lan không còn là dự lệnh mà trở thành mệnh lệnh của toàn ngành. Trong khi thực tế, phụ huynh vẫn còn những ý kiến tranh cãi gay gắt trên các diễn đàn. 

Thẩm định công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh

Thẩm định công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh

Ngày 2/4, hai đoàn công tác của Bộ Y tế do đồng chí Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý khám - chữa bệnh; đồng chí Đinh Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Bà mẹ và Trẻ em làm trưởng đoàn đã tiến hành thẩm định cấp điều chỉnh giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và thẩm định công nhận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Lào Cai.

Động đất tại Myanmar: Cứu hộ quân đội Việt Nam quyết tìm kiếm toàn bộ nạn nhân ở Oattara Thiri

Động đất tại Myanmar: Cứu hộ quân đội Việt Nam quyết tìm kiếm toàn bộ nạn nhân ở Oattara Thiri

Hiện tại, điều kiện thời tiết đang rất bất lợi cho hoạt động cứu hộ, tuy nhiên đoàn vẫn quyết tâm trong chiều và tối nay sẽ đưa toàn bộ nạn nhân mắc kẹt tại bệnh viện Oattara Thiri về với thân nhân của mình. Tính đến sáng 2/4, tổng số nạn nhân được tìm thấy đã nâng lên thành 7 người.

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Nghị quyết số 30/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế đã cho phép các cơ sở y tế được sử dụng các trang thiết bị y tế đã được cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ (bao gồm các trang thiết bị y tế liên doanh, liên kết đã hết thời hạn hợp đồng) nhưng chưa hoàn thành thủ tục xác lập sở hữu toàn dân để khám bệnh, chữa bệnh.

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Chiều 1/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông". Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh kết hợp trực tuyến tới các cơ sở giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh thông qua nền tảng Zoom.

fb yt zl tw