Chính phủ sẽ trình Quốc hội cho thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện

Chính phủ sẽ trình Quốc hội cho thí điểm cơ chế phân cấp gọn cho cấp huyện trong triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), coi đây là một trong những giải pháp quan trọng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện 3 chương trình.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm mô hình trồng lúa-nuôi tôm tại xã Phong Thạnh A, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.

Chiều 30/10, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 đã phát biểu giải trình làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm về các chương trình MTQG.

Phó Thủ tướng bày tỏ cảm ơn Quốc hội đã lựa chọn giám sát tối cao 3 chương trình, cảm ơn Đoàn giám sát đã làm việc nỗ lực, trách nhiệm, thực chất và chỉ ra nhiều vấn đề quan trọng, cung cấp những thông tin có giá trị, đồng thời bày tỏ đồng tình với Báo cáo của Đoàn giám sát.

Phó Thủ tướng trân trọng những ý kiến rất trách nhiệm, xây dựng của các đại biểu Quốc hội vì mục tiêu lớn lao là để các chương trình về đích đúng hạn, đáp ứng được kỳ vọng của nhân dân cả nước.

Đánh giá chung về tình hình thực hiện các chương trình MTQG từ kỳ họp thứ 5 đến nay, Phó Thủ tướng cho biết đã có những chuyển biến "rất tích cực", đặc biệt là những vướng mắc về cơ chế, chính sách liên quan đến giải ngân nguồn vốn đầu tư phát triển cơ bản được tháo gỡ.

Đối với nguồn vốn sự nghiệp, hiện đã thông báo dự kiến vốn sự nghiệp giai đoạn 2024-2025 cho các địa phương để các địa phương chủ động bố trí phần vốn đối ứng.

Về phân cấp, Phó Thủ tướng nhấn mạnh từ đầu năm đến nay, tất cả những văn bản được sửa đổi, ban hành, trong đó có Nghị định số 38/2023/NĐ-CP sửa đổi bổ, bổ sung Nghị định 27/2022/NĐ-CP, đều tuân thủ nguyên tắc này, đem lại kết quả thiết thực, bởi lẽ chỉ có các đồng chí ở địa phương mới biết làm như thế nào là tốt nhất. Giải pháp này đã giúp các địa phương có thể giải quyết những vấn đề thực tiễn, thuận tiện trong việc lồng ghép các chương trình trong cùng một cấp có thẩm quyền.

Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ trình Quốc hội cho thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong triển khai thực hiện 3 Chương trình MTQG, coi đây là một trong những giải pháp quan trọng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện 3 chương trình.

Đối với tỉ lệ vốn Trung ương-địa phương, Phó Thủ tướng cho biết mỗi chương trình quy định tỉ lệ vốn đối ứng của các địa phương khác nhau. Ghi nhận và chia sẻ những khó khăn của các địa phương trong giai đoạn hiện nay, Phó Thủ tướng nêu rõ các nội dung này nằm trong kế hoạch trung hạn và được áp dụng theo luật, nên chỉ trường hợp cá biệt mới vận dụng linh hoạt từ nguồn vốn dự phòng hoặc nguồn tiết kiệm chi để ứng xử với từng dự án đặc biệt.

Liên quan đến việc chuyển vốn, Phó Thủ tướng mong muốn Quốc hội cho phép kéo dài thời gian giải ngân nguồn vốn năm 2022 đến hết ngày 31/12/2024 để tránh bị cắt nguồn vốn sự nghiệp trong bối cảnh nguồn vốn cho các chương trình rất hạn hẹp, trong khi mục tiêu đặt ra rất lớn lao.

Về việc điều chỉnh chỉ tiêu, mục tiêu, đối tượng, Chính phủ sẽ giải quyết hơn một nửa các vấn đề liên quan đến nội dung này trong tháng 11/2023. Các vấn đề còn lại sẽ được giải quyết khi có cơ chế đặc thù phù hợp.

Liên quan đến nội dung nêu trên, Phó Thủ tướng nêu ví dụ: Đối với bộ tiêu chí về nông thôn mới nâng cao của Chương trình nông thôn mới, tinh thần là sẽ chỉ có quy định khung, còn một số tiêu chí để địa phương quyết định cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương mình. Đối với Chương trình dân tộc và miền núi, thậm chí phải bỏ một số nội dung khi không còn đối tượng nữa, không còn hợp lý để dành nguồn vốn cho các chương trình khác. Đối với việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, đất lúa, trước mắt sẽ sửa Nghị định 156/2018/NĐ-CP, sau đó đề xuất sửa đổi Luật Lâm nghiệp.

Ghi nhận có tình trạng không muốn đạt chuẩn nông thôn mới và không muốn thoát nghèo, vì khi đã đạt chuẩn hoặc thoát nghèo thì không còn là đối tượng thụ hưởng những chính sách xã hội về giáo dục, y tế, an sinh xã hội, Phó Thủ tướng cho biết sẽ có những điều chỉnh về chính sách tạo động lực cho bà con có thể tự vươn lên; đồng thời Phó Thủ tướng cũng mong chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị-xã hội tăng cường vận động bà con được thụ hưởng các chương trình, dự án có một tâm thế mới hơn, tích cực hơn, tránh sự ỉ lại thì mới có thể đạt được kết quả tốt đẹp.

Thông qua hoạt động giám sát lần này, Phó Thủ tướng bày tỏ đồng tình với các ý kiến nhấn mạnh phải quan tâm cả hai yếu tố là tiến độ giải ngân lẫn chất lượng đầu tư mới có thể phát huy hết ý nghĩa của các chương trình MTQG như kỳ vọng.

Về ý kiến cho rằng khi đã có văn bản hướng dẫn rồi nhưng đọc khó hiểu, khó thực hiện, Phó Thủ tướng ghi nhận và sẽ cho kiểm tra lại; đồng thời Phó Thủ tướng cũng nêu thực tế là cùng một mặt bằng cơ chế chính sách nhưng vẫn có những địa phương đạt tỉ lệ giải ngân cao hơn, vì thế ông mong muốn các địa phương quan tâm vấn đề này.

Cho rằng nhiệm vụ phía trước còn không ít khó khăn, Phó Thủ tướng mong muốn các đại biểu Quốc hội cùng đồng hành với Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương để đến cuối nhiệm kỳ các chương trình đạt được được mục tiêu đã đề ra.

baochinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Trên hành trình đi theo “dấu chân” những đoàn dân công hỏa tuyến và chiến sĩ Điện Biên năm xưa, từ huyện Văn Bàn, chúng tôi theo Quốc lộ 279 để tới đỉnh đèo Khau Co, điểm di tích lịch sử với những chi tiết rất đỗi hào hùng. Thật xúc động khi được nghe câu chuyện về bước chân gánh gạo của những dân công hỏa tuyến, sự chiến đấu, hi sinh của các chiến sĩ đánh Pháp năm xưa cũng như chuyện giữ rừng, phát triển kinh tế của Nhân dân nơi “cửa gió” hôm nay.

Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Có một dân tộc mà khi Tổ quốc cần là phụ nữ “chân yếu tay mềm” cũng xung phong ra tiền tuyến, họ không trực tiếp chiến đấu thì cũng cố gắng trực tiếp phục vụ đánh giặc. Tỉnh Lào Cai có hàng nghìn người đã tình nguyện tham gia dân công hỏa tuyến, trong đó tỷ lệ phụ nữ rất đông, từng mở đường, làm cầu, phà, tháo ngòi nổ bom cháy chậm của địch, gánh quân lương, vận chuyển vũ khí phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ 15/5... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Bài 1: Cả làng lên đường hỗ trợ đánh giặc

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát: Bài 1: Cả làng lên đường hỗ trợ đánh giặc

Năm 2024, cả nước hướng về kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” (7/5/1954 - 7/5/2024). Nhóm phóng viên Báo Lào Cai theo dấu chân những dân công hỏa tuyến, những chiến sĩ Điện Biên năm xưa trên hành trình từ tỉnh biên giới Lào Cai đến chiến trường Điện Biên Phủ để hiểu hơn một thời hoa lửa, vượt qua bao gian khó, hiểm nguy của các thế hệ cha anh lên đường đánh giặc, giải phóng dân tộc.

Vẹn nguyên ký ức

Vẹn nguyên ký ức


Đã gần 50 năm trôi qua, mặc dù tuổi cao và không còn minh mẫn nhưng ký ức về cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất hai miền đất nước, ký ức ngày độc lập vẫn hằn sâu trong tâm trí của các cựu chiến binh khi được sống trong thời khắc lịch sử.

Lào Cai trong Đại thắng mùa Xuân 1975

Lào Cai trong Đại thắng mùa Xuân 1975

Chiến dịch Hồ Chí Minh với đỉnh cao là chiến thắng ngày 30/4 giải phóng hoàn toàn miền Nam có phần đóng góp đáng kể của quân và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai. Đó là đóng góp to lớn về sức người, sức của với tinh thần "tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng" để cùng dân tộc làm nên những trang sử mang tầm thời đại.

Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm

Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Hướng về Điện Biên bằng tình yêu thương

Hướng về Điện Biên bằng tình yêu thương

Những ngày này, hơn 5.000 hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Điện Biên không chỉ được sống trong những ngày của vinh quang chiến thắng mà còn vui mừng khi được dọn về ở trong những căn nhà mới, những mái ấm đoàn kết từ tình cảm của Nhân dân trên khắp mọi miền Tổ quốc. Chung tay cùng cả nước hướng về Điện Biên, đồng bào các dân tộc Lào Cai đã đóng góp hơn 600 triệu đồng giúp đỡ hộ nghèo xây dựng những căn nhà ấm áp nghĩa tình.

Tổng Bí thư Trần Phú và những chỉ dẫn về xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tổng Bí thư Trần Phú và những chỉ dẫn về xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Trọn cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi và chói sáng, đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng đã có vai trò quan trọng trong lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đặc biệt trong công tác xây dựng Đảng. Những tư tưởng xuất sắc về xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận, về tổ chức mà Đồng chí đề xuất và lãnh đạo thực hiện vào những năm 30 của thế kỷ XX, vẫn giữ nguyên tính thời sự và cách mạng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khánh thành và thông xe đưa vào khai thác 2 đoạn tuyến cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo và Diễn Châu-Bãi Vọt

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khánh thành và thông xe đưa vào khai thác 2 đoạn tuyến cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo và Diễn Châu-Bãi Vọt

Chiều 28/4, chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/2024 – 7/5/2024), tại xã Phước Hà, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác Dự án đường bộ cao tốc Diễn Châu-Bãi Vọt.

fb yt zl tw