Chính phủ đề xuất trợ cấp hưu trí xã hội cho người không có lương hưu

Giảm tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ 80 xuống 75 tuổi là đề xuất quan trọng của Chính phủ trong tờ trình Quốc hội về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Gần 1 triệu người cao tuổi sẽ hưởng lợi nếu đề xuất trợ cấp hưu trí cho người không có lương hưu từ 75 tuổi được thông qua.

Theo đó, Chính phủ cho rằng việc bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội nhằm hình thành hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng.

Căn cứ nghị quyết 28 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, ngân sách sẽ hỗ trợ một phần trợ cấp cho người cao tuổi không có lương hưu hoặc bảo hiểm xã hội hằng tháng.

Một phần nguồn lực xã hội sẽ khuyến khích hỗ trợ để các đối tượng này có mức hưởng cao hơn. Đồng thời, tuổi nhận trợ cấp hưu trí xã hội sẽ giảm dần phù hợp với điều kiện của ngân sách.

Ngoài ra, Chính phủ nêu đến cuối năm 2022, nước ta có khoảng 14,4 triệu người nghỉ hưu (55 tuổi trở lên với nữ, 60 tuổi trở lên với nam).

Tuy nhiên, số người có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng hoặc trợ cấp hưu trí xã hội chỉ hơn 5,1 triệu người, tức khoảng 35% số người nghỉ hưu. Trong khi đó, trung ương đặt mục tiêu 60% người nghỉ hưu được hỗ trợ tiền từ lưới an sinh đến năm 2030.

Do đó, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đề xuất công dân Việt Nam đủ 75 tuổi trở lên, không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng nhận trợ cấp hưu trí xã hội. Trước đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (cơ quan soạn thảo luật này) đề xuất mức 500.000 đồng/người/tháng. Nguồn lực từ ngân sách.

Nghiên cứu giảm dần tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội

Tờ trình cũng đề nghị giao Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định giảm dần tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội tùy khả năng ngân sách từng thời kỳ.

Trước mắt, nếu giảm tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ 80 xuống 75 tuổi sẽ hỗ trợ 800.000 - 1 triệu người cao tuổi. Ngoài trợ cấp trên, người nghỉ hưu còn có bảo hiểm y tế.

Cũng theo tờ trình, lao động đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm hoặc chưa đủ 75 tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội được chọn nhận trợ cấp hằng tháng, kèm bảo hiểm y tế do ngân sách chi. Mức hưởng phụ thuộc thời gian đóng, tiền lương, thu nhập đóng bảo hiểm xã hội.

Theo tính toán, quy định trên không phát sinh nhiều ngân sách do chỉ hỗ trợ bảo hiểm y tế. Còn trợ cấp hằng tháng do quỹ bảo hiểm xã hội đảm bảo. Ví dụ, một lao động đóng bảo hiểm xã hội 5 năm với tiền lương trung bình, không rút bảo hiểm xã hội một lần thì có thể nhận trợ cấp hằng tháng thấp nhất bằng mức trợ cấp hưu trí xã hội.

Báo Tuổi trẻ null

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sa Pa: Tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi đạt trên 95%

Sa Pa: Tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi đạt trên 95%

Để ngăn ngừa bệnh sởi bùng phát trên địa bàn, thời gian qua, thị xã Sa Pa đã triển khai nhiều giải pháp. Tính đến thời điểm hiện tại, dịch sởi đã cơ bản được khống chế, Trung tâm Y tế thị xã cũng tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi theo chiến dịch, đạt trên 95%.

Lào Cai: 5 hội viên cựu chiến binh được hỗ trợ xây dựng nhà “Nghĩa tình đồng đội”

Lào Cai: 5 hội viên cựu chiến binh được hỗ trợ xây dựng nhà “Nghĩa tình đồng đội”

Thi đua chào mừng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), từ đầu năm đến nay, từ nguồn kinh phí do Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phân bổ, Hội Cựu Chiến binh tỉnh đã tiến hành khảo sát thực tế, trao hỗ trợ cho 5 gia đình hội viên xây dựng nhà “Nghĩa tình cựu chiến binh”.

Xây dựng nền tảng thể lực cho thế hệ tương lai

Xây dựng nền tảng thể lực cho thế hệ tương lai

Trong bài viết “Tương lai cho thế hệ vươn mình”, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ: Để hướng tới năm 2045 với tầm nhìn về một Việt Nam phát triển toàn diện, việc định hướng phát triển con người, đặc biệt là thế hệ trẻ, trở thành ưu tiên chiến lược.

Chấm dứt dạy thêm, học thêm trở thành mệnh lệnh: Phụ huynh vẫn tranh cãi gay gắt

Chấm dứt dạy thêm, học thêm trở thành mệnh lệnh: Phụ huynh vẫn tranh cãi gay gắt

Sau gần 2 tháng thực hiện Thông tư 29 về tăng cường quản lý dạy thêm học thêm, Bộ GD&ĐT khẳng định, chấm dứt dạy thêm học thêm tràn lan không còn là dự lệnh mà trở thành mệnh lệnh của toàn ngành. Trong khi thực tế, phụ huynh vẫn còn những ý kiến tranh cãi gay gắt trên các diễn đàn. 

fb yt zl tw