Chính phủ chỉ đạo tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất

Chính phủ yêu cầu tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất, nhất là lãi suất cho vay, nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng, tập trung cho sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên, động lực tăng trưởng tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu.

Tại Nghị quyết số 124/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2023, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình thế giới và hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh trong nước, thường xuyên phân tích, dự báo, cập nhật kịch bản tăng trưởng để kịp thời kiến nghị các giải pháp cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong điều hành phát triển kinh tế - xã hội.

Chính phủ yêu cầu tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất, nhất là lãi suất cho vay.

Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính theo dõi sát tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là các tổ chức phát hành có khối lượng phát hành lớn và gặp khó khăn trong việc thanh toán nghĩa vụ gốc, lãi đến hạn trong quý III năm 2023 để chủ động đề xuất các giải pháp thiết thực, khả thi, hiệu quả xử lý khó khăn, vướng mắc trong trường hợp cần thiết.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tiếp tục điều hành chủ động, kịp thời, linh hoạt, sáng tạo, trọng tâm, trọng điểm, phù hợp, hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách khác để thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; giữ ổn định thị trường ngoại tệ, điều hành tỷ giá phù hợp tình hình.

Triển khai kịp thời, có hiệu quả chính sách giãn, hoãn, cơ cấu lại nợ vay; chỉ đạo điều hành quyết liệt để tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất, nhất là lãi suất cho vay, tăng cung tiền, tăng tín dụng phù hợp gắn với nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng, tập trung cho sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu.

Điều hành tín dụng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và động lực tăng trưởng gắn với bảo đảm chất lượng tín dụng, an toàn hệ thống. Phối hợp với Bộ Xây dựng đẩy mạnh triển khai thực hiện gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, bảo đảm kịp thời, thuận lợi, thông thoáng, linh hoạt, khả thi; định kỳ hằng quý báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện.

Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, từ đầu năm ngành Ngân hàng đã điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ như nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất, tăng trưởng tín dụng; giảm liên tục 4 lần lãi suất điều hành; lãi suất tiền gửi bình quân còn 5,8%/năm (giảm 0,7% so với cuối năm 2022), lãi suất cho vay bình quân còn 8,9%/năm (giảm 1%). Điều hành tỉ giá linh hoạt, phù hợp; bảo đảm ổn định thị trường tiền tệ, tỉ giá, ngoại hối, trong khi nhiều nước tiếp tục thắt chặt tiền tệ và nâng lãi suất điều hành. Các ngân hàng thương mại cơ cấu lại thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn theo Nghị quyết số 50 và 95 của Chính phủ (đến cuối tháng 5/2023, cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho hơn 11,2 nghìn khách hàng với dư nợ trên 24,8 nghìn tỷ đồng)...

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng ghi nhận nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và ngành ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2023, đóng góp quan trọng vào kết quả chung của cả nước.

Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động của ngành ngân hàng còn những hạn chế, bất cập. Mặt bằng lãi suất, đặc biệt là lãi suất cho vay vẫn còn cao. Dư nợ tín dụng tăng thấp, nhiều doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận tín dụng mới. Nợ xấu tiếp tục được xử lý nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tiến độ xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém còn chậm. Công tác nắm bắt, dự báo tình hình chưa sát; việc giải quyết khó khăn, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp có lúc, có nơi còn chậm, chưa kịp thời…

Thủ tướng chỉ ra một số bài học, theo đó, Ngân hàng Nhà nước cần bám sát, nắm chắc tình hình, dự báo chính sách, đưa chính sách kịp thời, phù hợp, hiệu quả, tăng cường giám sát kiểm tra; các tổ chức tín dụng cần đồng hành, chia sẻ, cảm thông với khách hàng, người dân và doanh nghiệp; doanh nghiệp và người dân cần nắm chắc pháp lý, hợp tác chặt chẽ, tin cậy với hệ thống ngân hàng; các bên hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro, đặt mình vào địa vị của người khác trong lúc khó khăn, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể.

Theo Báo Công Thươngnull

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Theo các đại biểu Quốc hội, dù tiến độ giải ngân đầu tư công hiện vẫn còn thấp hơn kỳ vọng, nhưng nhờ xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang phát triển mạnh mẽ, kinh tế Việt Nam vẫn có cơ sở để đạt mức tăng trưởng ấn tượng nếu có các giải pháp quyết liệt và đồng bộ hơn từ nay đến cuối năm.

Mục tiêu thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Mục tiêu thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Gần 25 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cam kết vào Việt Nam từ đầu năm đến nay, trong đó có khoảng 14 tỷ USD được giải ngân, cho thấy những tín hiệu lạc quan về triển vọng phục hồi của dòng vốn ngoại, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Hệ thống Ngân hàng: Khẩn trương hỗ trợ khách hàng vay vốn bị thiệt hại do mưa lũ

Hệ thống Ngân hàng: Khẩn trương hỗ trợ khách hàng vay vốn bị thiệt hại do mưa lũ

Cùng với các ngành, địa phương, ngành ngân hàng Lào Cai đã khẩn trương chỉ đạo các đơn vị, tổ chức tín dụng trên địa bàn kịp thời hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại, sớm khôi phục sản xuất, kinh doanh sau trận mưa lũ lịch sử, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Phóng viên Báo Lào Cai đã có cuộc trao đổi với ông Đỗ Quang Huy, Phó Giám đốc phụ trách Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Lào Cai về nội dung này.

fbytzltw