Chiếc "cầu nối" ở Ky Quan San

Trò chuyện, chia sẻ, đi đầu để làm gương, đó là cách mà chị Chảo Mùi Phẩy, sinh năm 1985, Trưởng Ban công tác mặt trận thôn Ky Quan San (xã Mường Hum, huyện Bát Xát) đã vận động người dân thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, xây dựng đời sống văn hóa, xóa bỏ hủ tục, thắt chặt tình đoàn kết thôn xóm. Những việc làm của chị Phẩy đã và đang góp phần quan trọng làm thay đổi nếp sống ở một vùng đất gian khó.

Sinh ra và lớn lên ở xã Bản Vược (huyện Bát Xát), sau khi học hết lớp 9, chị Chảo Mùi Phẩy theo học trung cấp thú y ở Yên Bái, rồi trở về làm thú y viên tại xã. Năm 2005, chị gặp gỡ và nên duyên vợ chồng với anh Tẩn Láo Xì. Kể từ đó, chị theo chồng về làm dâu ở thôn Ky Quan San, xã Mường Hum. Thời điểm đó, phụ nữ trong thôn rất ít người biết chữ, tốt nghiệp trung học lại càng hiếm, nên mỗi khi nhà ai có việc cần giúp đỡ, mọi người đều tìm đến chị Phẩy. Có thời điểm, vì không có người phù hợp, nên dù sống ở thôn Ky Quan San, nhưng chị Phẩy lại đảm nhận công việc của Chi hội trưởng Phụ nữ thôn Séo Pờ Hồ.

IMG_4474.jpeg
Chị Phẩy luôn có mặt mỗi khi người dân trong thôn cần giúp đỡ

Cũng bởi tính cách hiền lành, vui vẻ, nhiệt tình với mọi công việc của thôn, xã, chị Phẩy được mọi người tin yêu, bầu làm Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã rồi tới Bí thư Chi bộ thôn và hiện tại là Trưởng ban Công tác mặt trận thôn Ky Quan San. “Phải biết người dân có tâm tư gì, thì mình mới có cách tuyên truyền, vận động phù hợp. Ví dụ, khi thực hiện cuộc vận động “5 không 3 sạch”, thì mình phải giải thích, hướng dẫn cặn kẽ “5 không” là gì, “3 sạch” là thế nào cho chị em hiểu và làm theo. Cái nào chị em làm được thì tốt, chưa làm được thì mình tìm cách hỗ trợ thêm”, chị Phẩy vui vẻ cho biết.

Là người có trình độ học vấn, lại có hiểu biết về pháp luật và khả năng thuyết phục tốt, năm 2014, chị Phẩy lại được người dân tin yêu bầu làm hòa giải viên của thôn Ky Quan San. Với vị trí là Trưởng ban Công tác mặt trận kiêm hòa giải viên của thôn, chị Phẩy đã tham gia hòa giải thành công nhiều vụ việc tranh chấp đất đai, mâu thuẫn xóm giềng, xích mích trong gia đình, trong đó hòa giải thành đạt 35/35 vụ việc, đạt tỷ lệ 100%. Hiện tại, thôn Ky Quan San được chọn xây dựng làm tổ hòa giải điểm, trong đó có đóng góp rất lớn của chị Chảo Mùi Phẩy, Trưởng ban Công tác mặt trận thôn trách nhiệm, tận tâm.

Thôn Ky Quan San hiện là nơi sinh sống của 101 hộ dân, 100% là đồng bào dân tộc Dao. Dù chỉ cách trung tâm xã chừng 3 cây số, nhưng địa bàn của thôn rất rộng, bởi người dân vẫn quen sống rải rác trên các triền đồi. Chỉ tay về phía nhà văn hóa thôn, ông Chảo Láo Lở, Bí thư Chi bộ thôn chia sẻ: Thôn có 2 điểm dân cư là Ky Quan San thấp và Ky Quan San cao, cách nhau chừng 5 km. Dù địa bàn sinh sống khá thưa thớt, nhưng người dân trong thôn luôn cố gắng đi họp đầy đủ, trừ những ai bị ốm hay không ở nhà mới không đi họp. Có kết quả đó, phần lớn là nhờ sự tuyên truyền, vận động của chị Phẩy.

Địa bàn rộng, dân cư sống thưa thớt, để nâng cao nhận thức của người dân, chị Phẩy mạnh dạn tuyên truyền vận động bằng nhiều hình thức, không chỉ trong các buổi họp thôn, mà chị Phẩy còn đến tận nhà để tuyên truyền, giải thích về các chủ trương, chính sách mới, hay vận động nhân dân đoàn kết, xây dựng nông thôn mới, nếp sống mới, đặc biệt là xóa bỏ các hủ tục lạc hậu.

"Trước đây, mỗi khi trong thôn có việc tang lễ thường diễn ra trong 2 ngày, thậm chí 3 - 4 ngày, bây giờ chỉ 24 giờ, đảm bảo giữ gìn vệ sinh chung. Đối với đám cưới cũng thực hiện nếp sống văn hóa mới, mọi người đều thống nhất tổ chức trong 1 ngày, vừa tránh lãng phí tiền bạc, vừa tiết kiệm thời gian”, chị Phẩy hào hứng chia sẻ.

IMG_4492.jpeg
Chị Chảo Mùi Phẩy (ngoài cùng bên phải) tích cực tuyên truyền, vận động người dân thực hiện nếp sống văn minh, xóa bỏ hủ tục.

Trong 10 năm đảm nhiệm chức vụ Trưởng Ban Công tác mặt trận thôn, chị Chảo Mùi Phẩy đã phối hợp tuyên truyền 23 đợt pháp luật cho 1.054 lượt người nghe; tuyên truyền vận động nhân dân tích cực xây dựng nông thôn mới, mở mới và đổ bê tông 2 tuyến đường dài 4,5 km; Nhân dân góp được 450 công lao động dọn dẹp vệ sinh, chỉnh trang được 27 nhà, 30 bếp và xây mới 25 chuồng trại. Cũng 10 năm qua, ở Ky Quan San không xảy ra trường hợp tảo hôn, không có hôn nhân cận huyết thống; nhiều vụ việc mẫu thuẫn trong thôn luôn được chị Phẩy hòa giải kịp thời, dứt điểm. Hàng năm, các hộ gia đình trên địa bàn thôn đều được công nhận Gia đình văn hóa, thôn Ky Quan San được công nhận thôn Văn hóa.

IMG_4460.jpeg
Chị Chảo Mùi Phẩy (đứng giữa ảnh) hiện là Trưởng Ban Công tác mặt trận kiêm hòa giải viên thôn Ky Quan San

Ông Chảo Láo Lở, Bí thư Chi bộ thôn cho biết: Thời gian qua, chị Phẩy đã và đang góp phần tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, kịp thời ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nhân dân yên tâm sản xuất, phát triển kinh tế, gia đình hạnh phúc, xóm làng yên vui.

IMG_4486.jpeg
Chị Chảo Mùi Phẩy được người dân Ky Quan San yêu mến.

Trải qua các cương vị ở thôn, xã như Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã, Bí thư chi bộ thôn và hiện tại là Trưởng Ban Công tác mặt trận thôn, chị Chảo Mùi Phẩy vẫn âm thầm cống hiến, giúp đỡ mọi người, chị được bà con nơi đây yêm mến, tôn trọng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tọa đàm: Nữ Bí thư Chi bộ người Nùng năng động, nhiệt huyết

Tọa đàm: Nữ Bí thư Chi bộ người Nùng năng động, nhiệt huyết

Chị Lù Thị Thơm là Bí thư Chi bộ, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Sín Chải, xã Na Hối, huyện Bắc Hà. Những năm qua, phát huy vai trò của mình, chị Thơm đã thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công, trở thành tấm gương phụ nữ tiêu biểu trong cộng đồng. Mời quý vị và các bạn cùng gặp gỡ người phụ nữ năng động, nhiệt huyết này!

[Kịch ngắn] Cảnh giác với tội phạm mua bán người

[Kịch ngắn] Cảnh giác với tội phạm mua bán người

Ông Nhất là người dân tộc Dao. Vợ chồng ông đẻ liên tục 6 người con gái nên ông Nhất rất bất mãn, chán nản. Ông cho rằng bản thân đã nhiều tuổi mà vẫn phải dắt trâu đi cày, đi bừa, không có người làm thay, cũng không có người nối dõi tông đường là điều nhục nhã. Vì vậy, ông luôn cho rằng đẻ con gái không đem lại lợi ích gì. Thế nhưng, sự xuất hiện của thanh niên tên Sính và chuỗi chuyện xảy ra với con gái đã khiến ông phải suy nghĩ lại.

[Ảnh] Phụ nữ dân tộc thiểu số ở Lào Cai vượt qua định kiến

[Ảnh] Phụ nữ dân tộc thiểu số ở Lào Cai vượt qua định kiến

Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách giúp phụ nữ phát huy khả năng, vươn lên khẳng định mình. Tại Lào Cai, các chương trình, dự án được triển khai đồng bộ, trong đó có Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” đã mang lại nhiều đổi thay ở các bản làng, giúp phụ nữ dân tộc thiểu số vượt qua định kiến, vượt lên chính mình.

Luồng gió mới ở Kim Sơn

Luồng gió mới ở Kim Sơn

Những hoạt động đến từ Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết với phụ nữ và trẻ em” đã mang lại luồng gió mới với nhiều đổi thay trong đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn xã Kim Sơn, huyện Bảo Yên.

[Infographic] Một số kết quả nổi bật trong thực hiện Dự án 8 năm 2024 tại Lào Cai

[Infographic] Một số kết quả nổi bật trong thực hiện Dự án 8 năm 2024 tại Lào Cai

Năm 2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Lào Cai đã chủ động tiếp thu các nội dung của Dự án 8; xây dựng các văn bản chỉ đạo, các kế hoạch triển khai hoạt động. Có 4/8 chỉ tiêu đã hoàn thành giai đoạn I, gồm: Tổ truyền thông cộng đồng; Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi; Tập huấn nâng cao năng lực lồng ghép giới Chương trình 2 và Tập huấn giám sát, đánh giá về bình đẳng giới. Dự án 8 triển khai thực hiện 4 nội dung với 16 nhóm hoạt động với một số kết quả nổi bật:

Dự án 8 tại Bảo Thắng: Lấy hiệu quả thực tế làm thước đo

Dự án 8 tại Bảo Thắng: Lấy hiệu quả thực tế làm thước đo

Những năm trước, vùng Dự án 8 (thôn vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số) tại huyện Bảo Thắng vẫn là điểm lõm của các vấn đề xã hội cần giải quyết như tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, bất bình đẳng giới, bạo lực gia đình. Sau hơn 2 năm triển khai Dự án 8 "thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia do Hội Phụ nữ các cấp triển khai, mọi sự đã thay đổi một cách tích cực, thiết thực và rõ rệt.

Tọa đàm: Nỗ lực của phụ nữ Hà Nhì

Tọa đàm: Nỗ lực của phụ nữ Hà Nhì

Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự tự nỗ lực vươn lên, phụ nữ Hà Nhì ở xã Y Tý, huyện Bát Xát đã vượt qua nhiều hủ tục, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, phát triển kinh tế, dần khẳng định mình và trở thành tấm gương sáng trong cộng đồng. Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Y Tý - Sần Thó Mơ chính là một trong những người có đóng góp không nhỏ cho hành trình vươn lên của phụ nữ Hà Nhì nói riêng và phụ nữ dân tộc thiểu số nói chung ở vùng cao Y Tý.

Quyền “được lấy người mình yêu”

Quyền “được lấy người mình yêu”

Thôn An những ngày cuối năm bình yên như chính cái tên của mình. Khói chiều quẩn lên không trung từ những căn bếp nhỏ nằm xen bên những mảnh ruộng khô mùa đất nghỉ, hòa vào những đám sương bảng lảng gọi mùa đông tới. Độ hơn chục năm về trước, những ngày như thế này chính là thời điểm lý tưởng để nam thanh niên thôn An đi... bắt vợ.

[Tọa đàm] Cống hiến thầm lặng của nhân viên y tế thôn bản

[Tọa đàm] Cống hiến thầm lặng của nhân viên y tế thôn bản

Đóng góp vào những kết quả chung trong triển khai Dự án 8 trên địa bàn thôn An Thành, xã Thống Nhất (thành phố Lào Cai) thời gian qua có một phần đóng góp của chị Mã Thị Tươi, Trưởng Ban Công tác Mặt trận, nhân viên y tế thôn An Thành. Công việc vốn thầm lặng nhưng cũng nhiều khó khăn, ngoài trách nhiệm rất cần sự nhiệt huyết để chị Tươi hoàn thành nhiệm vụ được giao.

[Ảnh] Vùng cao Sa Pa thay đổi nếp nghĩ, cách làm

[Ảnh] Vùng cao Sa Pa thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Cũng như các địa phương khác, Dự án 8 về “thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 được triển khai tại thị xã Sa Pa 3 năm nay. Với những nội dung, hoạt động hiệu quả, thiết thực, dự án giúp người dân dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xây dựng cuộc sống hạnh phúc.

Sa Pa: 15 câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” được thành lập

Sa Pa: 15 câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” được thành lập

Thành lập câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” là hoạt động quan trọng thuộc nội dung số 3 “Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị”.

fb yt zl tw