Chi bộ điển hình trong học và làm theo Bác ở A Mú Sung

Thôn Ngải Trồ, xã A Mú Sung (Bát Xát) hiện có 105 hộ, hơn 500 nhân khẩu. Chi bộ thôn có 24 đảng viên, tỷ lệ đảng viên trong chi bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ hằng năm luôn đạt từ 90% trở lên.

Để việc học và làm theo Bác đi vào chiều sâu gắn với thực tế và tạo sức lan tỏa, Chi bộ thôn Ngải Trồ đã đưa nội dung học tập lồng ghép vào các buổi họp thôn, họp chi bộ; gắn việc học và làm theo Bác với các phong trào thi đua phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, các chương trình an sinh xã hội.

Chi bộ cũng luôn nêu cao vai trò gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên; quan tâm bồi dưỡng tạo nguồn phát triển đảng viên; tổ chức cho đảng viên đăng ký, cam kết theo từng chuyên đề và lấy đó làm tiêu chuẩn bình xét, đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên hằng năm.

Army and Cream Minimalist Introduction of New Products and Strategies Presentation.png

Là thôn thuần nông, nguồn thu nhập chính của các hộ là từ sản xuất nông nghiệp nên Chi bộ thôn Ngải Trồ coi trọng việc ra nghị quyết lãnh đạo người dân phát triển kinh tế, giảm nghèo và đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Đảng viên trong chi bộ được động viên, khích lệ đi đầu trong gìn giữ, phát triển diện tích chè Shan tuyết cổ thụ và tuyên truyền, vận động người dân làm theo.

"Nhận thấy giá trị kinh tế cao từ cây chè, năm 2021, các đảng viên trong thôn đã vận động 77 hộ có chè cổ thụ bảo tồn và phát triển, đến nay tổng diện tích chè cổ thụ của thôn hiện có 21,5 ha. Chi bộ tham gia tuyên truyền, vận động thành lập 2 tổ thu mua búp chè tươi cho người dân với giá ổn định 25.000 đồng/kg, đem lại thu nhập cho các hộ khoảng 2 - 3 triệu đồng/tháng"- ông Phàn Láo Sì, Bí thư Chi bộ thôn Ngải Trồ cho biết.

2.png

Một trong những dấu ấn đậm nét của việc học và làm theo Bác ở Chi bộ thôn Ngải Trồ còn là tuyên truyền, vận động người dân xây dựng và duy trì hiệu quả mô hình dân vận khéo “Đổi rác thải tái chế lấy nhu yếu phẩm và bảo vệ môi trường”.

Chị Triệu Thị Mai, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn, thành viên tổ thu gom rác tại thôn cho biết: Từ khi xây dựng mô hình, nhận thức người dân có sự chuyển biến rõ rệt. Không còn tình trạng vứt chai, lọ nhựa, vỏ thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi tại các khe nước hoặc trên nương đồi.

Năm 2022, chi bộ đã tổ chức phát động 21 buổi thu gom được 482 kg chai, lọ bằng nhựa; 41 kg bìa cát-tông; 5 kg sắt đổi lấy 1.354 khẩu trang và hơn 1,4 triệu đồng. Trong 9 tháng năm 2023, chi bộ đã đổi 502 kg rác thải nhựa lấy một số nhu yếu phẩm như muối, mì chính, mì tôm, bánh kẹo và gần 900 nghìn đồng…

Bên cạnh đó, Chi bộ thôn đã lãnh đạo xây dựng và thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, thành lập Ban hòa giải để giải quyết những vấn đề vướng mắc như mâu thuẫn gia đình, tranh chấp đất đai, đất rừng… và không để xảy ra tình trạng khiếu kiện tập thể, vượt cấp. Chi bộ thôn cũng thường xuyên lãnh đạo các đoàn thể thôn vận động người dân thực hiện tốt Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Hiện nay, tại thôn không còn hủ tục trong việc cưới, việc tang; hằng năm có hơn 95% gia đình đạt gia đình văn hóa.

Nhờ sự lãnh đạo của chi bộ, đời sống vật chất, tinh thần của người dân Ngải Trồ được nâng lên, thu nhập bình quân đạt hơn 30 triệu triệu đồng/người/năm, thôn còn 38 hộ nghèo (chiếm 36%). Năm 2020, năm 2021 và năm 2022, Chi bộ thôn Ngải Trồ và các tổ chức đoàn thể thôn đều đạt trong sạch, vững mạnh, được Đảng ủy xã A Mú Sung tuyên dương là điển hình trong học và làm theo Bác. Tại hội nghị của huyện Bát Xát sơ kết thực hiện Kết luận 01 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05 ngày của Bộ Chính trị về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Chi bộ thôn Ngải Trồ vinh dự được nhận Giấy khen của Ban Tuyên giáo Huyện ủy.

Theo đánh giá của Thường trực Đảng ủy xã A Mú Sung, Chi bộ thôn Ngải Trồ đã đưa việc học tập và làm theo Bác trở thành công việc thường xuyên của mỗi của cán bộ, đảng viên và người dân, làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày càng lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng, góp phần vào việc thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khi lòng dân đã thuận

Khi lòng dân đã thuận

Những năm qua, cấp ủy đảng, chính quyền phường Hàm Rồng (thị xã Sa Pa) đã tích cực triển khai công tác tuyên vận tại địa phương, qua đó khơi dậy sức mạnh của Nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Tô đẹp thêm hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ

Tô đẹp thêm hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ

Thấm nhuần lời dạy của Bác “Việc gì có lợi cho người dân, dù nhỏ cũng cố gắng làm” và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc “Thương người như thể thương thân”, Thiếu tá Phạm Quang Thảo, Đội trưởng Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Trịnh Tường (Bát Xát) đã có nhiều cách làm thiết thực nhằm chia sẻ, giúp đỡ đồng bào khu vực biên giới có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Cánh tay nối dài của mặt trận

Cánh tay nối dài của mặt trận

Bằng uy tín, trách nhiệm của mình, các trưởng ban công tác mặt trận thôn, bản, tổ dân phố luôn tận tụy, đi đầu trong vận động người dân tham gia các phong trào thi đua, khơi dậy, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Người “thắp đuốc” ở Ú Sì Sung

Người “thắp đuốc” ở Ú Sì Sung

Chiếc xe máy rú ga chạy vèo vèo vượt dốc bê tông uốn lượn vào xóm Thoong Vé. Tôi níu chặt vào thắt lưng Lý Láo Lủ như sợ mình rơi xuống vực hun hút phía sau. Lên đến đỉnh dốc, mây mù sương giăng mờ mịt, Lý Láo Lủ dừng lại khoảng trống bên gốc đào xù xì lốm đốm hoa bảo: “Đứng đây nghỉ một tí cho sương loãng rồi đi tiếp bác nhá! Đợi tí nắng bừng lên, có khi bác lại chả muốn đi!”.

Bác sỹ của bản

Bác sỹ của bản

Trong ánh nắng xuân lấp lánh phủ vàng trên những cành sa mộc, người dân thôn Nậm Tông ngồi bên nhau kể lại câu chuyện cũ với hình ảnh đẹp về tình người, về tinh thần đoàn kết, đùm bọc, thương yêu. Và khi nhắc đến bác sỹ Sin Thị Tâm, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Nậm Lúc, ai cũng thấy cảm xúc dâng tràn.

Xây khát vọng vùng biên từ lời dạy của Bác

Xây khát vọng vùng biên từ lời dạy của Bác

Từ một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước, hoang tàn, đổ nát sau chiến tranh, giờ đây, Lào Cai vươn lên thành “điểm sáng” của vùng Tây Bắc. Để làm nên diện mạo vùng biên ngày càng no ấm, phồn thịnh, trong suốt chặng đường kiến thiết, dựng xây quê hương, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc Lào Cai luôn nhớ lời Bác Hồ dạy: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.

Cựu chiến binh nỗ lực vì cộng đồng

Cựu chiến binh nỗ lực vì cộng đồng

Nhiều năm qua, cựu chiến binh Ngô Huy Bình (74 tuổi), Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh tổ dân phố số 4, thị trấn Bát Xát (huyện Bát Xát) luôn nỗ lực vì cộng đồng, là điển hình về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Thủ tướng Chính phủ 3 lần xướng danh biểu dương Lào Cai trong xóa nhà tạm, hỗ trợ hộ bị thiên tai

Thủ tướng Chính phủ 3 lần xướng danh biểu dương Lào Cai trong xóa nhà tạm, hỗ trợ hộ bị thiên tai

Chiều 12/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp thứ 2 Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước. Tại cuộc họp, Thủ tướng đã 3 lần xướng danh biểu dương, khen ngợi tỉnh Lào Cai tích cực hỗ trợ hộ bị thiên tai và có nhiều cách làm hay, quyết liệt trong xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Trả lại 100 triệu đồng cho người đánh rơi

Trả lại 100 triệu đồng cho người đánh rơi

Em Ma Thị Hường trú tại thôn Bản Cuông 1, xã Xuân Hòa và em Triệu Thị Thu trú tại thôn Sài 2, xã Lương Sơn (Bảo Yên) cùng sinh năm 2006, nhặt được 100 triệu đồng đã trả lại cho người bị mất. Hành động đẹp của các em đã lan tỏa những việc làm tốt trong cộng đồng và xã hội.

[Ảnh] Miệt mài truyền dạy chữ Nôm Dao

[Ảnh] Miệt mài truyền dạy chữ Nôm Dao

Thôn Pờ Hồ, xã Thanh Bình (Mường Khương) là nơi quần cư của dân tộc Dao tuyển. Cũng như những ngành Dao khác, người Dao tuyển cũng có chữ cổ là chữ Nôm Dao. Trong nhịp sống hiện đại, việc đọc thông, viết thạo chữ cổ của dân tộc không được mấy người trẻ biết đến. Trăn trở với giá trị văn hóa cổ truyền của cha ông, những người tâm huyết đã cùng tạo nên lớp học “0 đồng” để cùng lưu truyền vốn văn hóa cổ.

Thiếu úy Bàn Văn Lư và giải thưởng “Thanh niên sống đẹp”

Thiếu úy Bàn Văn Lư và giải thưởng “Thanh niên sống đẹp”

“Giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” năm 2024 mà tôi được nhận là một phần thưởng lớn đối với cá nhân tôi, càng thôi thúc tôi rèn luyện, công tác góp phần xây dựng, lan tỏa hình ảnh đẹp về người chiến sĩ công an nhân dân", Thiếu úy Bàn Văn Lư (sinh năm 2000) hiện đang công tác tại Công an xã Tân Tiến, Công an huyện Bảo Yên chia sẻ.

fb yt zl tw