'Chế lời bài thơ Nam quốc sơn hà là một hành động phỉ báng'

Bài "Nam quốc sơn hà" (Sông núi nước Nam) bị chế lời phản cảm, được một bộ phận giới trẻ dùng để hô hào trên bàn nhậu gây nhiều phẫn nộ trên mạng xã hội.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Xúc phạm lịch sử dân tộc

Mới đây, mạng xã hội lan truyền một đoạn clip ghi lại cảnh một nhóm người trẻ hô hào khẩu hiệu trên bàn nhậu. Sẽ không có gì đáng nói, nếu như những áng thơ hùng hồn trong bài "Nam quốc sơn hà" bất ngờ bị chế. Cụ thể, trong đoạn clip, nhóm người này đã thêm thắt, sửa đổi một số câu từ, biến “Nam quốc sơn hà” trở thành một bài thơ chế dùng khi đi nhậu.

Bài thơ “Nam quốc sơn hà” bị chế lời phản cảm gây bức xúc.

Theo một số nhà sử học, bài thơ "Nam quốc sơn hà" có tác dụng khích lệ tinh thần quân sĩ, giúp Lê Hoàn chống quân Tống năm 981 và Lý Thường Kiệt chống quân Tống 1077. Đây còn được coi như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam, khẳng định chủ quyền của nhà nước Đại Việt trên các vùng đất của mình.

Chính vì vậy, việc đem bài thơ ra chế lời, thành khẩu hiệu hô to trong bữa tiệc, bàn nhậu, thậm chí còn đẩy lên mạng xã hội như một trend mới khiến nhiều người bức xúc, thậm chí lên án gay gắt.

Phần lớn cư dân mạng cho rằng việc xuyên tạc, chế thơ văn học là điều thiếu tôn trọng, thậm chí xâm phạm lịch sử.

“Lướt tiktok thấy rất nhiều bạn trẻ lấy lời bản tuyên ngôn độc lập này khuấy động không khí, thấy thực sự rất khó chịu, dường như trong xã hội hiện đại này vì một chút niềm vui người ta lại vô tình quên đi mất những giá trị tốt đẹp của dân tộc…” - Tài khoản Facebook Vi Ánh bình luận.

Phần lớn cư dân mạng cho rằng việc chế thơ văn học, xuyên tạc lịch sử, là một sự xúc phạm: “Không thiếu gì văn vần để làm vui. Nhưng bài thơ, bài hịch đã là di sản quốc gia, lời thơ bất hủ thì không lên chế bậy!”; “Biết bao nhiêu thứ không chế cứ phải đem mấy cái thiêng liêng ra chế nhỉ? Biết giờ nhạc chế phổ biến rồi, biết chế vậy chủ yếu để vui vẻ rồi, nhưng mà thật sự mấy cái liên quan tới văn hóa tinh thần dân tộc thì tối thiểu nó cần được tôn trọng!”…

Sai một cách cố tình

Nhận định về vấn đề này, chuyên gia truyền thông xã hội Nguyễn Ngọc Long cho rằng, việc các bạn trẻ đem thơ ca dân tộc ra chế tráo là điều không nên. Bởi điều này giống một sự “phỉ bảng” vào lịch sử dân tộc: “Trước đó, vụ nhạc chế bài thơ Lượm đã bị lên án dữ dội. Tôi cho rằng, câu chuyện lần này cũng tương tự câu chuyện Lượm trước đó, nhưng bất ổn hơn, tình tiết tăng nặng hơn, khi đụng chạm đến những thứ thuộc về quốc hồn, quốc túy của dân tộc.

Nếu như câu chuyện của Lượm có thể coi là vô tình làm sai thì đến câu chuyện này, là một sự cố tình. Nhiều người đang tự biến những điều không bình thường trở nên bình thường. Đây là một điều cực kì nguy hại, thậm chí có thể nói là băng hoại về cả mặt đạo đức và văn hóa” - Chuyên gia truyền thông nhấn mạnh.

Chuyên gia truyền thông xã hội Nguyễn Ngọc Long cho rằng, việc các bạn trẻ đem thơ ca dân tộc ra chế tráo là điều không nên.

Trước làn sóng phẫn nộ việc bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam bị chế thành bài ca đi nhậu, vẫn có những ý kiến bênh vực cho rằng, bài thơ này đã được chế từ lâu, bây giờ chỉ đang được đào lại. Và bài chế chỉ là sự giải tỏa, mang lại niềm vui trên bàn nhậu, nên không cần quá khắt khe.

Tuy nhiên theo chuyên gia Nguyễn Ngọc Long, bất kể điều gì xảy ra đều có mặt tích cực và tiêu cực. Người dùng không thể đem cái xấu ra gán cho cái tích cực. Điều tích cực duy nhất trong câu chuyện này, là phản ứng của dư luận trước hành động sai: “Không thể nói việc chế một bài thơ được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam chỉ để mua vui. Đó là một sự ngụy biện và tôi không chấp nhận điều đó”.

Cũng theo chuyên gia truyền thông xã hội Nguyễn Ngọc Long, những video chế thơ ca dân tộc khi được đăng tải trên mạng xã hội, sau đó xuất hiện trên xu hướng và được giới trẻ tiếp nhận sẽ rất nguy hại: “Cơ chế của mạng xã hội hiện nay theo hình thức hậu kiểm, tức là phải đợi đến khi có vấn đề, chúng ta mới đi kiểm tra và bóc gỡ. Thế nhưng sự bóc gỡ khi ấy khó có tác dụng khi những vấn đề độc hại đã được lan truyền. Chính vì vậy, cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa tiền kiểm và hậu kiểm. Về mặt luật pháp, tôi nghĩ cần mạnh tay hơn nữa để ngăn chặn các video có nội dung xấu xuất hiện trên mạng xã hội”.

Theo VOV null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sức hút “Photo tour”

Sức hút “Photo tour”

Nhân dịp đón tuổi 25, Nguyễn Hoàng Linh (phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai) lựa chọn lên vùng cao Y Tý (Bát Xát) tham gia “Photo tour”, ghi lại kỷ niệm đẹp cho bản thân khi bước sang tuổi mới.

Bản anh hùng ca “Võ Nguyên Giáp – Vị tướng của nhân dân”

Bản anh hùng ca “Võ Nguyên Giáp – Vị tướng của nhân dân”

Bộ sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân” của Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản bằng tiếng Việt và 5 ngoại ngữ, là một bản anh hùng ca về vị Đại tướng có công lao, cống hiến xuất sắc với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, đặc biệt trong Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Những độc giả trung thành của sách giấy

Những độc giả trung thành của sách giấy

Trước sự phát triển mạnh mẽ của thời đại công nghệ 4.0, việc sách điện tử ra đời đã đáp ứng nhu cầu đọc, tìm và nghiên cứu tài liệu nhanh, đơn giản cho độc giả. Tuy vậy, sách giấy vẫn có những ưu điểm riêng, giữ một lượng độc giả nhất định.

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa năm 2024

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa năm 2024

Sáng 19/4, tại Trường THCS Kim Đồng (thị xã Sa Pa), Thư viện tỉnh phối hợp với Phòng Văn hóa – Thông tin, Phòng Giáo dục và đào tạo, Thị đoàn Sa Pa tổ chức Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2024, với chủ đề “Sách và Khát vọng phát triển”.

Non cao Lào Cai hướng về nguồn cội

Non cao Lào Cai hướng về nguồn cội

Những ngày tháng 3 âm lịch, mặc dù là người may mắn được hòa vào dòng người hành hương về đất Tổ Vua Hùng (Phú Thọ) để dâng nén nhang tri ân hoặc người không thể trở về thì đều chung niềm tự hào được là “con Lạc, cháu Hồng”.

Kết nối sợi dây văn hóa

Kết nối sợi dây văn hóa

Những câu chuyện ở khắp các thôn, bản từ vùng thấp đến vùng cao là minh chứng cho thấy phụ nữ Lào Cai đang tiếp tục kết nối sợi dây văn hóa ngàn đời, viết tiếp trang mới của câu chuyện văn hóa trong thời kỳ hội nhập.

Thiêng liêng nguồn cội ''con Rồng, cháu Tiên''

Thiêng liêng nguồn cội ''con Rồng, cháu Tiên''

Trở về cội nguồn, nơi Đất Tổ linh thiêng các Vua Hùng đóng đô, dựng nước, với sợi chỉ đỏ kết nối bền chặt là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, mỗi người dân Việt Nam luôn khắc ghi lời Bác Hồ dạy để đoàn kết một lòng, dựng xây cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Đậm đà hương vị xứ Mường

Đậm đà hương vị xứ Mường

Bánh khẩu xén, bánh chí chọp của người Thái trắng ở thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên là một trong 2 di sản vừa được công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia. Trong chuyến công tác tìm hiểu tư liệu lịch sử phục vụ cho ký sự hướng về Điện Biên, nhóm phóng viên của Báo Lào Cai đã có dịp tới tham quan, tìm hiểu quy trình sản xuất bánh tại hợp tác xã Hoa Ban Trắng, xã Lay Nưa, thị xã Mường Lay.

fb yt zl tw