Chế độ ưu đãi học sinh căn cứ hộ khẩu hay nơi ở?

Cháu của bà Nguyễn Thị Viên (Lào Cai) đang là học sinh của trường THPT tại thị trấn của huyện Bảo Thắng. Cháu của bà có hộ khẩu tại nhà cô ruột ở vùng III, thôn đặc biệt khó khăn, nhưng hiện ở cùng bố mẹ và bà tại thị trấn Phố Lu.

Bà Viên hỏi, vậy cháu của bà có được hưởng mọi chế độ của học sinh vùng III không? Chế độ của học sinh vùng III căn cứ theo hộ khẩu hay theo nơi ở?

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai trả lời vấn đề này như sau:

Theo Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn, đối với học sinh THPT là người dân tộc thiểu số, phải bảo đảm các điều kiện sau:

"a) Đang học tại trường THPT hoặc cấp THPT tại trường phổ thông có nhiều cấp học;

b) Bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. Nhà ở xa trường khoảng cách từ 10 km trở lên hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: Phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá".

Từ ngày 1/1/2023 sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bằng giấy không còn giá trị sử dụng. Việc thay thế sổ hộ khẩu thực hiện theo Công văn số 288/UBND-KSTT ngày 30/01/2023 của UBND tỉnh. Theo nội dung bà hỏi, hiện cháu đang ở với bố, mẹ và bà ở Phố Lu nhưng không nêu cụ thể ở thôn nào, nếu thường trú ở thôn Khe Tắm hoặc tổ dân phố Phú Long 1 (thôn đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc) và bảo đảm các điều kiện ở Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 116/2016/NĐ-CP thì được hưởng chính sách hỗ trợ ở khu vực III.

Báo Điện tử Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thế hệ lệ thuộc AI

Thế hệ lệ thuộc AI

Sau một thời gian tìm hiểu và sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) để phục vụ cho việc học tập, nhiều học sinh thừa nhận rằng họ đang bị phụ thuộc vào sự trợ giúp này. AI dù mang đến cơ hội lớn trong việc cá nhân hóa học tập, song đi kèm đó là những thách thức về đạo đức, pháp lý, năng lực ứng dụng, và đặc biệt là sự công bằng trong tiếp cận công nghệ.

Sữa giả và những hiểm họa khôn lường với sức khỏe cộng đồng

Sữa giả và những hiểm họa khôn lường với sức khỏe cộng đồng

Trong thời gian gần đây, hàng loạt đường dây sản xuất, buôn bán sữa giả quy mô lớn bị phát hiện và triệt phá, phản ánh thực trạng đáng báo động về mức độ phổ biến và nguy hiểm của nạn sữa giả tại Việt Nam. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật, gây thiệt hại kinh tế, mà còn là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là nhóm đối tượng dễ tổn thương như trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu.

Bẫy lừa từ những cuộc gọi Lockchip, Lock247…

Bẫy lừa từ những cuộc gọi Lockchip, Lock247…

Gần đây, nhiều người dân phản ánh nhận được các cuộc gọi hiển thị dưới dạng Lockchip, Lock247… thay vì số điện thoại thông thường. Đây là hình thức lừa đảo mới, khiến nhiều người hoang mang vì không rõ ai đứng sau những số này và tại sao kẻ gian có thể sử dụng chúng để thực hiện hành vi lừa đảo?

fb yt zl tw