Châu Âu tập trung phát triển mạnh điện hạt nhân

Chỉ năng lượng tái tạo không mà không có điện nguyên tử làm cốt lõi thì không thể đạt được 2 mục tiêu: tự chủ năng lượng và giảm phát khí nhà kính khiến trái đất nóng lên.

Thời kỳ phục hưng hạt nhân thực sự bắt đầu khi Nghị viện châu Âu bỏ phiếu tán thành coi năng lượng hạt nhân là công nghệ xanh. Tốc độ phát triển các nhà máy điện hạt nhân mạnh mẽ nhất là tại khu vực Đông Âu

Ba lan và Roumanie là những nước đang bắt đầu xây dựng nhà máy điện nguyên tử mới. Nhiều bài báo ở 2 nước này đã khẳng định: "Điện hạt nhân là nguồn điện an toàn nhất trong tất cả các nguồn điện". "Xét về tính ổn định của nguồn cung, năng lượng hạt nhân cũng không có đối thủ". "Các nhà máy điện nguyên tử hầu như không tạo ra khí thải". Cho đến nay, mặc dù trên thế giới vẫn có 400 nhà máy đang hoạt động, "Việc quản lý chất thải từ các nhà máy điện hạt nhân không gây ra bất kỳ sự cố kỹ thuật nào cả".

Ông Bart Szewczyk - Thành viên cấp cao, Quỹ Marshall Đức cho hay: "Ba Lan đã nhận ra tầm quan trọng của việc tập trung phát triển chính sách điện hạt nhân, để từ đó đảm bảo có đủ năng lượng, điện cho Ba Lan, và châu Âu. Mức đủ ở đây là không chỉ đủ cho nhu cầu tiêu dùng hiện tại mà còn đủ cung cấp cho các trung tâm dữ liệu và các hạ tầng cơ sở liên quan đến trí tuệ nhân tạo AI hay lưu trữ đám mây để đất nước có thể tiên phong trong đổi mới".

Ba Lan ký hợp đồng xây dựng các tổ máy mới với một công ty điện lực của Mỹ. Còn Roumanie đã mua công nghệ Pháp và nhà máy điện hạt nhân của nước này vẫn đang do chuyên gia Pháp vận hành. Ước tính năng lượng nguyên tử cung cấp khoảng 20% sản lượng điện của nước này, thông qua hai tổ máy có tổng công suất 1.400 MW.

Trong những năm tới đây, hai lò phản ứng mới công suất cao sẽ được xây dựng, đáp ứng chiến lược năng lượng của Roumanie.

Ông Bart Szewczyk - Thành viên cấp cao, Quỹ Marshall Đức cho biết: "Các quốc gia khác tại châu Âu cũng coi hạt nhân là yếu tố quan trọng đối với an ninh năng lượng và giảm phát thải carbon".

Cuộc chạy đua điện hạt nhân tiếp tục sôi động khi Cộng hòa Séc, Hungary cũng đang có kế hoạch xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới, còn Slovakia cũng có kế hoạch mở rộng thêm nữa điện hạt nhân.

Nhiều chuyên gia đã nhấn mạnh chỉ năng lượng tái tạo không thôi, mà không có điện nguyên tử làm cốt lõi, thì không thể đạt được 2 mục tiêu: tự chủ năng lượng và giảm phát khí nhà kính khiến cho trái đất nóng lên.

vtv.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hàn Quốc thanh tra toàn diện lĩnh vực hàng không sau vụ tai nạn máy bay Jeju Air

Hàn Quốc thanh tra toàn diện lĩnh vực hàng không sau vụ tai nạn máy bay Jeju Air

Bộ Giao thông Vận tải Hàn Quốc hôm nay (13/1) cho biết, nước này có kế hoạch cải tạo cơ sở hạ tầng thiết bị định vị sân bay sau vụ tai nạn chết người của hãng hàng không Jeju Air vào tháng 12 vừa qua. Đây là một phần trong hoạt động thanh tra toàn diện lĩnh vực hàng không của nước này.

Mỹ ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng do thảm họa cháy rừng

Mỹ ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng do thảm họa cháy rừng

Thảm họa cháy rừng tại Mỹ đang gây ra những rủi ro nghiêm trọng đối với sức khỏe người dân. Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ hôm qua (10/1) đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng tại bang California để giải quyết những tác động về sức khỏe từ cháy rừng ở Los Angeles.

Mỹ tiến hành lễ tang cấp nhà nước cho cố Tổng thống Jimmy Carter

Mỹ tiến hành lễ tang cấp nhà nước cho cố Tổng thống Jimmy Carter

Lễ tang cấp nhà nước của cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter diễn ra vào ngày 9/1 tại Nhà thờ Quốc gia Washington đã mang đến một khoảnh khắc đặc biệt khi các nhà lãnh đạo chính trị nước này tạm gác lại những bất đồng để cùng nhau tưởng nhớ vị Tổng thống thứ 39 của nước Mỹ (từ năm 1977 đến năm 1981).

Châu Âu nói không với rượu bia trong "Tháng Một không cồn"

Châu Âu nói không với rượu bia trong "Tháng Một không cồn"

Trong 5 năm qua, người dân ở Pháp và một số nước châu Âu đã không còn xa lạ với “Tháng Một không cồn”, nhất là giới trẻ. Đây là một phong trào cộng đồng mang tính thử thách khuyến khích người tham gia phải tìm mọi cách để không tiếp cận bia rượu và các sản phẩm có cồn trong suốt tháng Một. Chỉ tính riêng “cuộc đua” năm ngoái, đã có tới 4,5 triệu người Pháp hưởng ứng phong trào này.

fb yt zl tw