Cấy thuê – nghề “hot” ngày mùa

Thời điểm này, khắp các cánh đồng trong tỉnh rộn ràng cảnh bà con nông dân gieo cấy lúa vụ xuân. Từ sáng tinh mơ, không khí đã nhộn nhịp với hình ảnh những người nông dân khom lưng nhanh tay cấy lúa xen lẫn tiếng người cười nói rôm rả, tiếng máy bừa, tiếng nhổ mạ, cấy lúa rộn vang trên các cánh đồng. Bức tranh quê bình dị, yên vui hiện lên sinh động. Đây cũng là lúc nhiều người có thêm thu nhập từ việc cấy lúa thuê.

1 (6).jpg
Bức tranh quê bình dị trong ngày mùa.

Trên cánh đồng thôn Nà Có, xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn, tranh thủ thời tiết thuận lợi, nhiều hộ chọn cấy lúa cùng ngày. Chưa tới 7 giờ sáng, bà Lò Thị Van đã có mặt ở ruộng cùng nhiều bà con khác trong thôn bắt đầu cấy lúa. Đây là buổi thứ 4 trong mùa bà Van đi cấy lúa thuê. Mỗi buổi cấy, bà Van nhận được 100 nghìn đồng tiền công.

Bà Van chia sẻ: Nhiều năm trước chúng tôi vẫn thường đi cấy đổi công nhưng vài năm trở lại đây, nhiều nhà thường hay thuê cấy khi không có thời gian đi trả công. Tranh thủ lúc ruộng nhà mình chưa cấy, tôi đi cấy thuê để tăng thu nhập.

1 (1).jpg
Bà Van đi cấy lúa từ sáng sớm.

Cách đó không xa, ông Hà Văn Thức đang tất bật xúc mạ. Ruộng nhà ông Thức cấy 100 con mạ (cách tính diện tích lúa của bà con vùng cao). Để hoàn thành công việc trong 1 buổi, ông cần 10 người cấy, thế nhưng tới thời điểm này mới chỉ thuê được 8 người.

Ông Thức cho biết: Gia đình ít người nên không đi cấy đổi công được. Muốn lúa phát triển đồng đều, tôi thuê người cấy để công việc hoàn thành cùng lúc. Thế nhưng, vụ xuân năm nay thuê người cũng khan hiếm.

Theo ông Thức chia sẻ thì đa phần sau tết Nguyên đán, nhiều người dân đã xuống các khu công nghiệp làm thuê, số người ở nhà không nhiều. Ngoài ra, vì cả thôn xuống giống cùng thời điểm, nên thời gian cấy của các hộ sẽ trùng nhau, rất khó để tìm được người thuê.

1 (4).jpg
1 (9).jpg
Ông Thức cùng bà con xúc mạ để kịp chuyển cho đội cấy.

Tương tự như ông Thức, năm nay nhà ông Hà Văn Huân, thôn Tông Hốc, xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn cũng khó khăn trong việc tìm đủ người cấy. Ruộng nhà ông Huân cần khoảng 10 nhân công cấy trong một buổi. Trước đó 2 - 3 ngày, ông Huân đã gọi điện, thậm chí là tới tận nhà một số hộ để tìm người cấy thuê nhưng vẫn không đủ số người như mong muốn.

Ông Huân cho biết: Tranh thủ thời tiết đẹp, tôi muốn cấy xong nhanh để lúa sớm bén rễ, ít sâu bệnh hại. Do nhân lực ít nên tôi muốn thuê người cấy để đảm bảo khung thời vụ, tuy nhiên việc tìm người cũng khó khăn.

1 (7).jpg
Bà con xã Dương Quỳ trong ngày cấy.

Tại cánh đồng thôn Pèng 1, xã Hợp Thành, thành phố Lào Cai, công nhật được trả khá cao. Các hộ trả công cấy 1 ngày từ 250 đến 300 nghìn đồng, thế nhưng vẫn khan hiếm người làm. Ruộng nhà bà Hà Thị Nhi cần 10 người cấy nhưng mới chỉ tìm được 3 người nhận lời cấy. Tranh thủ buổi chiều nắng ấm, bà Nhi ra nhổ mạ, chuẩn bị cho buổi cấy ngày hôm sau.

Bà Nhi cho biết: Nếu mỗi nhà tự cấy thì trung bình phải hơn 10 ngày mới xong toàn bộ diện tích. Ngoài ra, nếu cấy liên tiếp nhiều ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, vì vậy các hộ dân trong xã đều chọn cách thuê người cùng cấy, vừa đông vui lại xong việc nhanh.

1 (5).jpg
Bà Nhi chuẩn bị mạ để cấy.

Mùa cấy thường kéo dài khoảng 10 – 15 ngày, vậy nên một số người dân cũng tranh thủ cấy lúa thuê để kiếm thêm thu nhập. Chị Hoàng Thị Hương, thôn Pèng 1 cho biết: 2 năm trở lại đây tôi thường đi cấy lúa thuê, mỗi ngày kiếm được từ 250 – 300 nghìn đồng. Mỗi vụ đi cấy thuê khoảng 4 - 5 ngày thì cũng có thêm tiền mua cho con quần áo, vở, bút hay mua phân, đạm để bón cho ruộng nhà mình.

1 (2).jpg
Cấy lúa thuê giúp nhiều nông dân có thêm thu nhập.

Công việc cấy thuê không hề nhàn hạ, khi người làm công việc này phải ngâm chân nhiều giờ trong bùn, “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” suốt cả ngày dưới trời nắng, mưa. Thế nhưng, khép lại công việc mỗi ngày, người nông dân có thêm thu nhập và vui hơn là được nhìn những nhành mạ ngày một xanh tốt trên từng đám ruộng, báo hiệu một mùa vụ bội thu.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cốc Lầu: Nỗ lực đảm bảo tiêu chí thu nhập

Cốc Lầu: Nỗ lực đảm bảo tiêu chí thu nhập

Về đích nông thôn mới năm 2020, việc duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm được cấp ủy đảng, chính quyền và người dân xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) nỗ lực thực hiện. Theo Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, xã duy trì 15/19 tiêu chí, trong đó tiêu chí thu nhập vượt mức so với yêu cầu đề ra. Hiện, thu nhập bình quân của xã đạt 47,5 triệu đồng/người/năm (vượt 2,5 triệu đồng/người/năm so với yêu cầu).

Khảo sát dự án trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện Bảo Yên

Khảo sát dự án trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện Bảo Yên

HĐND huyện Bảo Yên vừa thực hiện đợt khảo sát chuyên đề về tình hình thực hiện dự án trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn. Theo đánh giá của đoàn khảo sát, bên cạnh những kết quả đạt được, việc mở rộng diện tích trồng dâu còn chậm, đến nay mới trồng được 52,3 ha, đạt 17,3% so với chỉ tiêu giao năm 2025 là 300,7 ha.

Triển khai cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu về xây dựng nông thôn mới gắn với sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Triển khai cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu về xây dựng nông thôn mới gắn với sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Căn cứ Chương trình số 01-CTr/BTGDVTU, ngày 31/3/2025 của Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy về Chương trình công tác tuyên giáo và dân vận năm 2025, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Lào Cai xây dựng kế hoạch tổ chức “Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu về xây dựng nông thôn mới gắn với sản xuất nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai năm 2025”.

[Ảnh] Ươm mạ xanh trên cánh đồng đá trắng Trịnh Tường

[Ảnh] Ươm mạ xanh trên cánh đồng đá trắng Trịnh Tường

Trong những ngày đầu tháng 4, khi cơn mưa đầu mùa đổ xuống, người dân xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát bước vào vụ cấy lúa xuân. Mặc dù trận lũ lớn tháng 9 năm 2024 đã vùi lấp cả cánh đồng Nà Lặc thành thung lũng đá trắng, nhưng người dân nơi đây vẫn đang nỗ lực khôi phục một số diện tích để cấy lúa, ươm màu xanh hi vọng trên cánh đồng đá sỏi ngổn ngang.

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

Vùng trồng dứa Mường Khương đang vào vụ thu hoạch quả. Dứa ở đây thường được trồng ở núi cao nên việc thu hoạch, vận chuyển cực kỳ gian khổ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vào mùa thu hoạch dứa, thường những nam thanh niên sẽ đảm nhận công việc này. Trên lưng gùi hơn 100kg quả dứa, tay chống gậy bám chặt sườn núi dốc dựng đứng, họ không khác gì "người nhện" oằn lưng đem quả thơm xuống núi.

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Ngày 26/3, tại xã Lùng Thẩn, Hội Nông dân huyện Si Ma Cai phối hợp với Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai” cho hơn 50 hội viên nông dân xã Lùng Thẩn.

fb yt zl tw