Cây đào phai trước ngõ

Dường như khoảnh đất này chỉ thích hợp để trồng đào thì phải, cây trồng xuống bén rễ tốt tươi. Mỗi năm cây ra hoa đúng dịp tết cổ truyền.

Đoàn tàu thời gian rời sân ga mải miết lao về phía trước không bao giờ dừng lại, chỉ có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông là chuyển động quay vòng để cây cối ra qua, kết trái. Mỗi mùa hoa, cây thêm một vòng tuổi, mỗi mùa lá rụng, con người cũng già thêm một năm. Khởi đầu mùa xuân mang ý nghĩa tốt đẹp, bao lời thầm khấn, bao điều hy vọng, cầu mong đạt được nhiều thắng lợi. Trẻ em hào hứng mong chờ năm mới đến sớm, người già lại mong thời gian chầm chậm trôi đi. Mỗi giây phút đối với người già thật đáng quý, một ngày còn sống là được ngắm bầu trời trong xanh, mặt trời lặn, mọc, ngắm nhìn đồi núi điệp trùng xa với bao cây cỏ xanh ngút ngàn căng tràn sự sống.

Hằng ngày bà ngồi trên chiếc cối gỗ, mắt nhìn ra ngoài ngõ. Bà nhìn vào những kỷ niệm một thời đã lùi xa tít tắp. Góc vườn kia trước ngõ nhà tôi đã từng có cây đào cổ thụ ra hoa đúng vào những ngày đầu năm mới. Nhưng từ ngày bà đi xa, cây đào cũng tàn lụi, thân cây hóa thành đất bụi. Trong vườn những cây cam, quýt lá vẫn xanh tươi bốn mùa, quả chín vàng mọng mỗi khi tết đến. Hàng chuối xà còng, tiêu luôn có những buồng vừa chín để cúng tổ tiên vào ngày đầu, giữa tháng. Những cây đu đủ được chăm bón đầy đủ cũng mang trên thân trĩu trịt quả. Những loại quả cây nhà lá vườn để bà tôi có tiền trầu cau. Mảnh vườn đã góp phần cho gia đình tôi đi qua khó khăn của cuộc sống bộn bề. Chiếc cối gỗ nghiến giã gạo bằng chày tay vẫn được gia đình gìn giữ cẩn thận. Tôi vẫn thấy bóng bà ngồi trên đó như chưa hề chia xa. Thi thoảng tôi ngồi lên trên chiếc cối, mắt nhìn ra ngoài ngõ, trong đầu tôi nảy lên một ý nghĩ táo tợn. Tôi sẽ lên núi bứng một cây đào phai về trồng xuống nơi gốc đào cổ thụ đã từng sinh trưởng kia. Tôi sẽ chọn cây đào ba cành đẹp nhất, hai cành sẽ được cắt đi và được ghép vào hai cành cây khác.

Dường như khoảnh đất này chỉ thích hợp để trồng đào thì phải, cây trồng xuống bén rễ tốt tươi. Mỗi năm cây ra hoa đúng dịp tết cổ truyền. Bà tôi linh thiêng ở trên trời nhìn thấy chắc cũng vui lắm. Nhiều người đi đường đã phải dừng ngắm cây đào lạ. Hai cây đào đỏ thắm bên cạnh có lẽ cũng đang ghen vì cảm giác như bị con người bỏ rơi khi đang nở đầy hoa mà vẫn không được nhiều người quan tâm bằng cây đào phai ở giữa hàng cây. Cây đào phai ba cành, một cành nở đầy hoa phơn phớt hồng, một cành nở những bông hoa mai vàng rực rỡ, một cành nở những bông hoa mận sắc trắng tinh khôi. Không rủ nhau mà ba loại hoa nở cùng một dịp, bởi hoa có chung một gốc, được bàn tay con người chăm sóc cẩn thận. Ở một nơi bốn mùa phân rõ làm sao mà người trồng có thể chăm được hoa đào hoa mai, hoa mận cùng nở trên một thân cây? Đã có nhiều người tò mò muốn biết. Nhưng người trồng nào có bí quyết gì, trồng cây đào là để gợi nhớ đến người bà tôi yêu quý nhất. Cấy ghép cây là sở thích, ham muốn khám phá của người thích vui thú điền viên. Tôi muốn có những cánh hoa đào tươi thắm, những khóm hoa mận trắng tinh thuần khiết và những bông hoa mai vàng ấm áp của miền Nam hòa trong cùng một không gian tĩnh lặng nơi quê nhà. Cây đã không phụ lòng người, mỗi dịp tết đến xuân về đã trổ bông ba sắc cùng tỏa hương, hòa quyện. Mùa xuân phương Nam và nắng ấm đã về với ngõ nhà tôi. Những người khách đi đường đã không cưỡng lại cái lạ của cây mà dừng lại ngắm nhìn rồi trầm trồ xuýt xoa. “Nhà bác này thật tuyệt vời khi mang được cả mùa xuân phương Nam về trước nhà mình”. Có ai nói thế, khi đang đứng tạo dáng để chụp ảnh làm kỷ niệm.

Tôi vui vì đã mang được nhiều niềm vui đến cho mọi người. Mong cây sẽ cho ra nhiều mùa hoa tươi thắm và cho những mùa quả ngọt dâng cho đời.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

"Giấc mơ Chí Phèo" - giấc mơ nhạc kịch Việt

"Giấc mơ Chí Phèo" - giấc mơ nhạc kịch Việt

Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long cùng với một ê kíp ‘xịn xò’ nhạc sĩ Dương Cầm, đạo diễn Phùng Tiến Minh, biên kịch Đinh Tiến Dũng và chỉ đạo nghệ thuật NSND Tấn Minh vừa trình làng vở nhạc kịch made in Việt Nam “Giấc mơ Chí Phèo”. Ngay lần công diễn đầu tiên tại Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc đợt 1, vở diễn đã dành cơn mưa giải thưởng và hứa hẹn sẽ gây sốt tại Hà Nội trong thời gian tới.

Hơn 800 tác phẩm dự thi cuộc thi mỹ thuật “Chúng em vẽ bức tranh quê hương” lần thứ 2

Hơn 800 tác phẩm dự thi cuộc thi mỹ thuật “Chúng em vẽ bức tranh quê hương” lần thứ 2

Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lào Cai tổ chức cuộc thi chuyên đề mỹ thuật có chủ đề “Chúng em vẽ bức tranh quê hương” năm 2024 với 3 bộ giải dành cho 3 lứa tuổi: mẫu giáo, tiểu học và trung học. Đây là cuộc thi mỹ thuật dành cho học sinh lần thứ hai được Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh tổ chức.

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Hội Văn học - Nghệ thuật vừa có thông báo lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Nét đẹp người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”. Theo đó, thời gian nhận tác phẩm sẽ kết thúc vào ngày 25/11/2024.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Lịch sử dân tộc Việt Nam hào hùng trong chương trình “Cùng nhau giữ nước”

Lịch sử dân tộc Việt Nam hào hùng trong chương trình “Cùng nhau giữ nước”

Tối 18/11, tại Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, UBND TP Hà Nội, giao Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội và các cơ quan, đơn vị tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Suốt một thời gian dài, văn học thiếu nhi có phần bị xao nhãng, thậm chí bỏ trống. Tuy nhiên gần đây, với nhiều giải thưởng và nhất là văn học thiếu nhi của Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài cho thấy con đường ra biển lớn đã rộng mở.

fb yt zl tw