Cầu truyền hình cấp quốc gia 'Vang mãi khúc khải hoàn'

Cầu truyền hình cấp quốc gia “Vang mãi khúc khải hoàn” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/1975), sẽ diễn ra vào 20h tối nay (ngày 27/4) trên VTV1 tại 3 địa điểm Hà Nội, Quảng Trị và Thành phố Hồ Chí Minh.

Cầu truyền hình “Vang mãi khúc khải hoàn” có sự tham gia của hơn 1.200 nghệ sĩ, khách mời, diễn viên, các lực lượng… trong đó có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng. Chương trình thể hiện khát vọng hòa bình cũng như ý chí độc lập của Việt Nam, truyền tải thông điệp niềm tự hào về sự phát triển, thịnh vượng của đất nước.

Ba điểm cầu được đặt tại các địa điểm Công viên Thống Nhất (Hà Nội); phía Bắc Cột cờ Hiền Lương (Quảng Trị) và công viên Bờ sông Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh). Đây đều là những địa danh ý nghĩa, có sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại.

Phía Bắc Cột cờ Hiền Lương là một điểm của cầu truyền hình.
Phía Bắc Cột cờ Hiền Lương là một điểm của cầu truyền hình.

Cầu truyền hình “Vang mãi khúc khải hoàn” do Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, sự phối hợp của 3 tỉnh thành: TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Trị.

Điểm nhấn trong chương trình là MV “Con đường ta chọn” có sự tham gia của 50 gương mặt đại diện cho nhiều lĩnh vực ngành, nghề khác nhau; tiết mục “Quê hương Việt Nam” với sự tham gia của nhiều đại sứ và phu quân, phu nhân các nước, học sinh, sinh viên và 20 hoa hậu, á hậu, người đẹp trong trang phục áo dài.

Với 3 chương “Khát vọng hòa bình”, “Ý chí độc lập thống nhất” và “Ta tự hào đi lên, ôi Việt Nam!”, cầu truyền hình đan xen giữa quá khứ và hiện tại, tái hiện trang sử hào hùng của dân tộc, thể hiện những bài học lịch sử, tinh thần đoàn kết, đồng thời nêu bật thành tựu của đất nước trong suốt chặng đường xây dựng và phát triển.

Chương trình mở đầu với thông điệp về khát vọng hòa bình. Đó là những thước phim tư liệu quý giá tái hiện bối cảnh lịch sử đau thương nhưng kiên cường, khi cả dân tộc buộc phải cầm súng để bảo vệ độc lập. Các tiết mục nghệ thuật đậm chất sử thi, từ những làn điệu dân ca đến hòa tấu đương đại, khắc họa sâu sắc ý chí bất khuất của dân tộc.

Ở chương 2 - "Ý chí độc lập thống nhất" mang đến cho khán giả một phóng sự đặc biệt về Tết Mậu Thân 1968, trận chiến Thành cổ Quảng Trị và Hiệp định Paris 1973 – những dấu mốc lịch sử làm thay đổi cục diện chiến tranh. Những màn trình diễn nghệ thuật kết hợp công nghệ 3D mapping, tái hiện sống động khoảnh khắc quân ta tiến vào hội trường Thống nhất, đưa người xem trở lại thời khắc lịch sử trọng đại.

Trong chương 3 - "Ta tự hào đi lên, ôi Việt Nam!" là những thông điệp từ bài học lịch sử được kết nối với thành tựu đất nước hôm nay, khẳng định tầm vóc của sự kiện Giải phóng miền Nam (30/4) trong hành trình phát triển đất nước. Tại đây, khán giả sẽ được thưởng thức những tiết mục nghệ thuật hiện đại, từ hợp xướng hoành tráng đến màn pháo hoa rực rỡ, sẽ thắp lên niềm tự hào và khát vọng vươn tới tương lai.

anninhthudo.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Từ sân khấu nổi lần đầu tiên trên sông Hương, chuỗi truyền hình thực tế đầu tiên, đến loạt danh hiệu đại sứ mới, Hoa hậu Việt Nam 2024 đã tạo nên một hành trình đậm tính thời đại. Bên cạnh mục tiêu tôn vinh nhan sắc, cuộc thi còn góp phần định nghĩa lại vai trò của hoa hậu trong xã hội hôm nay.

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Trong đời sống cộng đồng người Dao đầu bằng tại Tam Đường, tỉnh Lai Châu, lễ Tủ Cải là nghi lễ đánh dấu bước trưởng thành của người con trai. Người Dao nơi đây quan niệm rằng, để được cộng đồng công nhận và sau này khi mất đi có thể trở về với tổ tiên, mỗi người con trai nhất định phải trải qua nghi lễ này.

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Đà Nẵng - thành phố biển sôi động của miền Trung; Ninh Bình - vùng đất sở hữu nhiều di sản văn hóa và thiên nhiên tươi đẹp hay Phú Yên nơi “Hoa vàng trên cỏ xanh”… đang ngày càng khẳng định sức hút đặc biệt đối với các đoàn làm phim trong và ngoài nước.

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Tường Lâm nhấn mạnh, thanh niên chính là cầu nối đưa văn hóa truyền thống vào đời sống hiện đại, đồng thời là lực lượng góp phần lan tỏa bản sắc Việt Nam ra thế giới.

Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Ngày Gia đình Việt Nam (28/6): Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Giữa nhịp sống hiện đại, việc nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà không còn phổ biến như trước. Tuy nhiên, vẫn có những gia đình lựa chọn giữ gìn nếp sống truyền thống ấy, không chỉ vì thuận tiện trong sinh hoạt mà còn bởi giá trị tinh thần to lớn và vì sự yêu thương, sẻ chia, gắn bó giữa các thế hệ.

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Trong đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 diễn ra tại thành phố Huế, cô gái Phú Yên Hà Trúc Linh đã chính thức đăng quang ngôi vị Hoa hậu Việt Nam 2024, kế nhiệm ngôi vị đầy vinh quang và thành công của Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy.

fb yt zl tw