Câu chuyện sự cố ẩm thực và bảo vệ thương hiệu du lịch văn hóa

Vừa qua, gần 150 du khách đã phải nhập viện, điều trị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì Phượng, trong đó có 30 khách nước ngoài. Đến nay, toàn bộ người bị ngộ độc đã xuất viện. Chủ cơ sở sản xuất bánh mì Phượng đã có thư xin lỗi gửi đến khách hàng, đăng trên Fanpage của tiệm, Facebook cá nhân bà chủ Trương Thị Phượng...

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Món bánh mì Phượng nổi tiếng của Hội An.

Bánh mì Phượng là thương hiệu nổi tiếng ở Hội An từ hơn 35 năm qua. Thương hiệu bánh mì này được mở tại Hàn Quốc và được đầu bếp Anthony Bourdain của Mỹ mệnh danh là món "bánh mì ngon nhất thế giới". Cùng với các loại nhân, rau ăn kèm rất đa dạng, dưa leo, dưa muối, rau quế, ngò, hành,... đều xuất phát từ làng rau sạch Trà Quế - Hội An. Sự kết hợp vừa vặn giữa nguyên liệu và nước sốt đã khiến món ăn này trở nên hấp dẫn thực khách. Hầu hết du khách đến Hội An đều ít nhất một lần kiên nhẫn xếp hàng để mua, ăn bằng được ổ bánh mỳ Phượng.

Do đó, rất nhiều người, trong đó có chuyên gia du lịch đều lấy làm tiếc trước sự cố của bánh mỳ Phượng - một thương hiệu khá nổi tiếng ở Hội An (Quảng Nam), được đông đảo du khách trong nước, quốc tế biết đến. Cho dù là sự cố xảy ra do bất cứ nguyên nhân nào, vụ việc cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động du lịch nói chung và kinh tế Hội An và cơ sở này nói riêng.

Nhiều người đã lên tiếng cảnh báo việc giữ gìn thương hiệu, hình ảnh điểm đến nổi tiếng bởi thương hiệu không phải là xây dựng được trong một sớm một chiều. Đây cũng là hồi chuông cảnh báo để Hội An cũng như các điểm đến khác trong nước kiểm soát chặt hơn an toàn thực phẩm, nhất là ẩm thực đường phố.

Ông Nguyễn Quý Phương, Trưởng Phòng Quản lý Xúc tiến du lịch, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam chia sẻ: Có thể nói rằng, ẩm thực là một yếu tố cấu thành quan trọng trong chuyến đi của du khách. Trong văn hóa của các nước thì ẩm thực không chỉ là ăn uống mà còn là văn hóa, đặc trưng, sinh hoạt vùng miền. Điểm đến du lịch ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam thì ẩm thực luôn là sản phẩm được du khách quốc tế quan tâm tìm kiếm, khi họ đến vùng miền nào cũng sẽ lựa chọn ẩm thực đầu tiên để khám phá.

Ông Nguyễn Quý Phương rất lấy làm tiếc về sự cố với thương hiệu bánh mỳ Phượng và mong đây sẽ là bài học cho các địa phương, doanh nghiệp trong đảm bảo chất lượng hàng hóa, nhất là ẩm thực để phục vụ du khách. Ông cũng nêu rõ: Chúng ta phải nhận thức rõ rằng sẽ không thể chỉ tôn vinh sản phẩm mà còn phải nỗ lực giữ uy tín, chất lượng sản phẩm, phong cách phục vụ để đó không chỉ đơn thuần là ẩm thực mà còn là văn hóa, hướng tới nâng tầm đưa ẩm thực thành thương hiệu của du lịch Việt Nam và có thể là thương hiệu quốc gia.

Trong Chiến lược phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 cũng đã nêu rõ: Phát triển thương hiệu du lịch quốc gia trên cơ sở phát triển các thương hiệu du lịch vùng, thương hiệu du lịch địa phương, thương hiệu điểm du lịch, thương hiệu sản phẩm du lịch và thương hiệu doanh nghiệp du lịch. Các giá trị của thương hiệu du lịch Việt Nam được truyền tải qua 4 dòng sản phẩm: Du lịch văn hóa, du lịch biển đảo, du lịch gắn với thiên nhiên và du lịch thành phố.

Ẩm thực Việt Nam luôn hấp dẫn du khách, được truyền thông quốc tế vinh danh, đánh giá cao. Trong hoạt động quảng bá, xúc tiến thì các món ăn luôn thu hút du khách quốc tế thưởng thức. Trong sản phẩm du lịch văn hóa, ẩm thực luôn là yếu tố quan trọng, là điểm mạnh để marketing cho điểm đến với điểm nhấn là chất liệu món ăn, văn hóa vùng miền cho đến văn hóa ẩm thực, tạo sức hấp dẫn cho du lịch Việt Nam. Các quy định đảm bảo an toàn thực phẩm trong hoạt động du lịch ở nước ta đều có đầy đủ, vấn đề nằm ở việc triển khai, một mặt phải tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp kinh doanh nhưng quan trọng hơn là phải đảm bảo an toàn cho du khách, trong đó có an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng như Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam luôn coi trọng yếu tố đảm bảo an toàn cho khách du lịch, trong đó có an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu, thường xuyên có văn bản đôn đốc các địa phương thực hiện, nhất là dịp cao điểm, nghỉ lễ dài ngày. Do đó, các cơ quan chức năng, đơn vị tại địa phương cần nghiêm túc thực hiện, hướng dẫn để cơ sở du lịch, ẩm thực thấy được trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn cho du khách là an toàn cho chính mình.

Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm không chỉ là của cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương mà còn là vấn đề bảo vệ, giữ vững thương hiệu đã được cá nhân, đơn vị dày công xây dựng. Nếu không làm tốt sẽ ảnh hưởng đến chính chất lượng hàng hóa, thương hiệu quả mình. Thêm vào đó, cộng đồng cũng cần liên tiếng nói, góp ý kiến nếu thấy các điểm bất cập, chưa hài lòng để cơ sở ẩm thực, dịch vụ tiếp tục cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Việc này là góp phần chung tay tạo ra sản phẩm, trải nghiệm ngày càng tốt hơn cho du khách, cùng xây dựng thương hiệu du lịch văn hóa Việt Nam.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thực hành, quảng bá nét đẹp chuẩn mực của di sản Tín ngưỡng Thờ Mẫu

Thực hành, quảng bá nét đẹp chuẩn mực của di sản Tín ngưỡng Thờ Mẫu

 Trong khuôn khổ Hội nghị - Hội thảo - Thực hành di sản Kỷ niệm 20 năm Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa Phi vật thể của UNESCO (2003- 2023), đánh giá hiệu quả thực hiện công ước đối với Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt vừa diễn ra tại tỉnh Nam Định, các đại biểu đã tham dự phần thực hành di sản Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tại các địa điểm: Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát, Phủ Nấp, Phủ Bóng, thuộc địa bàn hai huyện Ý Yên và Vụ Bản.

Trưng bày di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và nghệ thuật xòe Thái

Trưng bày di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và nghệ thuật xòe Thái

Ngày 27/11, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết: Trung tâm Thông tin du lịch sẽ thực hiện chương trình trưng bày di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận gắn với phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào ngày 1/12, tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật số (22 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Từ văn học đến điện ảnh: Không gian nào cho sự sáng tạo?

Từ văn học đến điện ảnh: Không gian nào cho sự sáng tạo?

Chuyển thể, phỏng theo, lấy cảm hứng từ tác phẩm văn học đang là hướng đi được nhiều đạo diễn lựa chọn. Thế nhưng khi ra rạp, không phải phim nào cũng thành công. Có nhiều yếu tố tác động đến sự thành bại của bộ phim nhưng suy cho cùng yếu tố khán giả vẫn là quan trọng. Phải chăng khán giả đang quá kỳ vọng vào việc tác phẩm văn học viết thế nào thì phim phải thế đó?

Biểu diễn văn nghệ phục vụ cán bộ, chiến sĩ và đồng bào khu vực biên giới tỉnh Lào Cai

Biểu diễn văn nghệ phục vụ cán bộ, chiến sĩ và đồng bào khu vực biên giới tỉnh Lào Cai

Từ ngày 10 đến ngày 24/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lào Cai tổ chức chương trình văn nghệ tổng hợp với chủ đề “Khúc hát nơi biên cương” phục vụ cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân các dân tộc khu vực biên giới tỉnh Lào Cai.

Lễ trao giải và Triển lãm ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2023"

Lễ trao giải và Triển lãm ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2023"

Lễ trao giải và Triển lãm ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2023" sẽ diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào tối 19/12/2023. Đây là cuộc thi ảnh và video trực truyến trên Nền tảng quảng bá hình ảnh Việt Nam tại website: https://happy.vietnam.vn do Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.

Việt Nam trúng cử thành viên Ủy ban Di sản thế giới nhiệm kỳ 2023 - 2027

Việt Nam trúng cử thành viên Ủy ban Di sản thế giới nhiệm kỳ 2023 - 2027

Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết: Ngày 22/11/2023 tại Paris (Pháp), trong khuôn khổ Kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 24 các quốc gia thành viên Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (Công ước Di sản thế giới), Việt Nam đã trúng cử trở thành thành viên của Ủy ban Di sản thế giới nhiệm kỳ 2023 - 2027 với 121/171 phiếu hợp lệ.

Khai mạc Ngày hội Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ IV

Khai mạc Ngày hội Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ IV

Tối 22/11, tại Khu di tích, di sản văn hóa Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội, Trung tâm UNESCO Phát triển Văn hóa và Thể thao (Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam) cùng Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp tổ chức khai mạc "Ngày hội Di sản văn hóa Việt Nam lần IV - 2023".

UNESCO vinh danh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

UNESCO vinh danh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Phiên họp của Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) lần thứ 42 ngày 21/11 đã thông qua nghị quyết phê chuẩn danh sách các 'Danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử niên khóa 2023 - 2024', trong đó có hồ sơ kỷ niệm 300 năm ngày sinh của danh y Hải thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Giới thiệu gần 200 hình ảnh về "Đại phim trường" Đà Lạt

Giới thiệu gần 200 hình ảnh về "Đại phim trường" Đà Lạt

Trưa 21/11, tại Quảng trường Lâm Viên (thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng), Viện phim Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã khai mạc Triển lãm "Đà Lạt - Khơi nguồn cảm hứng điện ảnh", giới thiệu đến công chúng gần 200 hình ảnh các bộ phim có bối cảnh quay tại "Đại phim trường" Đà Lạt.

fb yt zl tw