Câu chuyện Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh

Không chỉ là trang phục truyền thống, áo dài còn là chứng nhân cho lòng yêu nước, sự kiên cường và những đóng góp thầm lặng nhưng vĩ đại của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập, bảo vệ Tổ quốc.

Sáng 12/4, tại Bảo tàng Hà Nội (Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm chuyên đề: "Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh".

Hình ảnh tại Triển lãm.
Hình ảnh tại Triển lãm.

Triển lãm nhằm hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bảo tàng Hà Nội phối hợp với Bảo tàng Chứng tích chiến tranh; Công ty TNHH Mind Group tổ chức triển lãm chuyên đề “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh”.

Triển lãm trưng bày hơn 100 tài liệu hiện vật, hình ảnh, quý gồm những hình ảnh tà áo dài đã đồng hành cùng những người phụ nữ anh hùng trong chiến đấu trực diện với bom đạn chiến tranh, trong các diễn đàn, hội nghị quốc tế.

Câu chuyện về bà Nguyễn Thị Bình được kể tại triển lãm.
Câu chuyện về bà Nguyễn Thị Bình được kể tại triển lãm.

Các hiện vật được giới thiệu tại triển lãm đều gắn liền với nhiều tấm gương phụ nữ anh hùng trong thời chiến: Nhóm hiện vật của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, Dương Thị Quý, những lá đơn tình nguyện ra chiến trường, những lá thư thời chiến hay những kỷ vật nhuốm màu ký ức thời gian…

Triển lãm không chỉ tôn vinh vẻ đẹp văn hóa của tà áo dài mà còn khắc họa chân dung những người mẹ, người chị đã hiến dâng tuổi xuân, trí tuệ và cả sự hy sinh thầm lặng cho đất nước. Mỗi bức ảnh, mỗi hiện vật trưng bày triển lãm là một câu chuyện sống động về lòng yêu nước và tinh thần bất khuất của phụ nữ Việt Nam.

Giai đoạn từ 1954 - 1975, các phong trào yêu nước của học sinh, sinh viên tại miền Nam diễn ra mạnh mẽ và liên tục bị chính quyền đàn áp. Trong số này có cuộc biểu tình tháng 11 năm 1964, gây chú ý ở cái chết của học sinh Lê Văn Ngọc. Đám tang Lê Văn Ngọc sau đó đã kéo theo hàng ngàn người tham gia, đông đảo trong đó là các học sinh, sinh viên.

Những học sinh, sinh viên tiêu biểu khi ấy có các bà Hứa Kim Anh, Nguyễn Thị Cúc, Lê Thị Sáu, Trần Thị Lan, Nguyễn Thị Phi Vân… vẫn mặc áo dài làm nhiệm vụ. Bà Hứa Kim Anh khi đó đã phụ trách mua quan tài và bảo vệ quan tài Lê Văn Ngọc. Bà Nguyễn Thị Cúc, một học sinh trong trường Gia Long khi đó, đã buộc áo vạt để trèo tường thoát ra ngoài, tham gia và góp sức cho đám tang…

Đó cũng là những câu chuyện về nữ luật sư Ngô Bá Thành và phong trào "Phụ nữ đòi quyền sống" năm 1970. Phong trào này kêu gọi phụ nữ lên tiếng yêu cầu cải thiện chế độ lao tù và quyền sống cho gia đình, bản thân.

Người phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài qua các thời kỳ lịch sử.
Người phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài qua các thời kỳ lịch sử.

Trong phần lớn thời gian hoạt động, luật sư Ngô Bá Thành thường xuyên mặc áo dài. Bà có tài diễn thuyết, thường diện áo dài đi vận động các tầng lớp công - nông dân đến tiểu thương, trí thức tham gia phản đối cuộc xâm lược của Mỹ tại Việt Nam.

Hay đó còn là tà áo dài của các nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và Nguyễn Thị Định trong nhiều hoạt động chính trị, ngoại giao bấy giờ.

Công chúng cũng được thấy "bản lĩnh" của người phụ nữ Việt trong chiếc áo dài qua những hình ảnh bà Nguyễn Thị Bình đến thăm nước Cộng hòa Dân chủ Đức (1967), trên bàn đàm phán ngày ký Hiệp định Paris (27/1/1973) hay khi chụp cùng bà Nguyễn Thị Định, luật sư Ngô Bá Thành tại kỳ họp Quốc hội khóa VI (1976) tại Việt Nam…

Phát biểu khai mạc triển lãm, ông Đặng Văn Biểu, Phó Giám đốc Bảo tàng Hà Nội, nhấn mạnh: "Không chỉ in dấu như một nét đẹp văn hóa, vẻ đẹp tinh tế của một trang phục, áo dài còn lưu giữ những câu chuyện lịch sử, tình yêu, và mang ý nghĩa khát vọng sâu sắc về lịch sử và tinh thần dân tộc".

Ông hy vọng triển lãm sẽ góp phần truyền tải tới công chúng thông điệp: Hãy trân trọng, giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa áo dài Việt Nam bởi "thoáng thấy áo dài bay trên đường phố, sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó".

Công chúng tham quan triển lãm.
Công chúng tham quan triển lãm.

Áo dài ngày hôm nay đã, đang và sẽ mãi mãi là một trong những biểu tượng đẹp trong giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện sức sống mãnh liệt, bản lĩnh và tinh thần của dân tộc Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử.

Qua triển lãm, giúp thế hệ hôm nay hiểu sâu sắc hơn về những đóng góp to lớn của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, đồng thời tôn vinh giá trị văn hóa của tà áo dài - biểu tượng trường tồn của dân tộc.

Theo baovanhoa.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngăn "nhạc rác" trên nền tảng số

Ngăn "nhạc rác" trên nền tảng số

Những năm gần đây, sự bùng nổ của các nền tảng nhạc số như YouTube, TikTok… đã mở ra cơ hội lớn cho người sáng tác và phát hành nhạc. Tuy nhiên, song song với những sản phẩm âm nhạc chất lượng, nhạc "rác" cũng đang tràn lan, gây ra nhiều tranh cãi trong giới chuyên môn và người nghe nhạc.

[Ảnh] Báo Lào Cai ra Trường Sa

[Ảnh] Báo Lào Cai ra Trường Sa

Ngày 10/4/1963, Báo Lao Cai đổi mới đã chính thức phát hành số đầu, khởi đầu cho sự ra đời của Báo Lào Cai ngày nay. Trải qua 62 năm thành lập, Báo Lào Cai không ngừng phát triển, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của tỉnh.

Truyện kể về Bác Hồ - Những chặng đường trường kỳ kháng chiến

Truyện kể về Bác Hồ - Những chặng đường trường kỳ kháng chiến

Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu nghiên cứu về tư tưởng và cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Truyện kể về Bác Hồ - Những chặng đường trường kỳ kháng chiến" do đồng chí Vũ Kỳ, thư ký của Bác Hồ kể, Huyền Tím và Tử Nên ghi.

Báo Nhân Dân ra mắt video âm nhạc "Victory - Bond in Vietnam"

Báo Nhân Dân ra mắt video âm nhạc "Victory - Bond in Vietnam"

Sáng 9/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group tổ chức ra mắt video âm nhạc "Victory - Bond in Vietnam". MV ghi hình phần trình diễn của nhóm nhạc Bond tại Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Qua sản phẩm âm nhạc đặc biệt này, Báo Nhân Dân mong muốn lan tỏa giá trị lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam ra thế giới, góp phần quảng bá, thúc đẩy phát triển du lịch.

Đi xem "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" để yêu nước nhiều hơn

Đi xem "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" để yêu nước nhiều hơn

“Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” là bộ phim hiếm hoi giữ khán giả ngồi lại rạp đến những phút cuối cùng để nghe bài hát phim, để xem những dòng credit cuối phim. “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” cũng là bộ phim mang lại nhiều cảm xúc nhất cho khán giả cho đến thời điểm hiện tại.

Phim hòa nhạc - cầu nối nghệ sĩ và công chúng

Phim hòa nhạc - cầu nối nghệ sĩ và công chúng

Không chỉ dừng ở những video âm nhạc “triệu view” hay tổ chức các concert “cháy vé”, ngày nay, những ngôi sao âm nhạc Việt Nam còn chứng minh sức ảnh hưởng thông qua sản xuất phim hòa nhạc. Câu chuyện âm nhạc được kể bằng ngôn ngữ điện ảnh đã tạo nên cầu nối đặc biệt chạm đến trái tim khán giả.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - di sản tinh thần vô giá của dân tộc

GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG (MỒNG 10 THÁNG BA NĂM ẤT TỴ 2025) Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - di sản tinh thần vô giá của dân tộc

Những câu chuyện về Hùng Vương và thời đại khai sơn phá thạch, mở mang bờ cõi, khởi dựng cơ nghiệp nước Việt ta được lưu lại thành văn kể từ triều nhà Trần (1226-1400) trong các sách như: "Đại Việt sử ký", "Việt Nam thế chí", "Khâm định Việt sử Thông giám cương mục", "Lĩnh Nam chích quái", "Việt điện u linh"...

Giữ gìn “sức mạnh mềm” của dân tộc

Giữ gìn “sức mạnh mềm” của dân tộc

Trong bối cảnh đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ theo dòng chảy hiện đại hóa, công tác bảo tồn văn hóa Hùng Vương còn mang một ý nghĩa chiến lược sâu sắc: giữ gìn “sức mạnh mềm” của dân tộc.

Công nghiệp văn hóa nhìn từ các hiệu ứng mới

Công nghiệp văn hóa nhìn từ các hiệu ứng mới

Công nghiệp văn hóa đang ngày càng được chú trọng tại Việt Nam. Tuy nhiên, để biến lĩnh vực này thành một trong những động lực tăng trưởng bền vững của đất nước, cần một chiến lược dài hơi, bài bản và đồng bộ. Bởi các sản phẩm văn hóa của Việt Nam vẫn chưa thể thực sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế...

fb yt zl tw