Cấp bách ứng phó khủng hoảng nước

Viện Tài nguyên Thế giới (WRI) cảnh báo, có đến một nửa dân số thế giới đối mặt tình trạng thiếu nước và cuộc khủng hoảng nước sẽ ngày càng trầm trọng do biến đổi khí hậu. Các chính phủ đang đứng trước yêu cầu cấp bách phải bảo đảm việc tiếp cận nước công bằng cho mọi người dân, cũng như bảo vệ bền vững nguồn tài nguyên quý giá này.

vna-potal-lhq-no-luc-giai-quyet-cuoc-khung-hoang-nuoc-toan-cau-stand-6639.jpeg
Ảnh minh họa.

Báo cáo của WRI cho thấy, có khoảng một nửa dân số thế giới đối mặt tình trạng "căng thẳng cao" về nước trong ít nhất một tháng mỗi năm. Căng thẳng cao có nghĩa là ít nhất 60% tài nguyên nước có sẵn đã được sử dụng, dẫn đến sự cạnh tranh giữa những người dùng.

Tại khu vực Nam Á, hơn 74% dân số phải sống trong cảnh thiếu nước nghiêm trọng, trong khi ở Trung Đông và Bắc Phi, có đến 83% số dân khu vực này bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng nước. WRI khẳng định, thế giới đang đối mặt cuộc khủng hoảng nước chưa từng có và ngày càng trầm trọng do biến đổi khí hậu.

Nhu cầu sử dụng nước không ngừng tăng lên do gia tăng dân số, cùng sự bùng nổ của các ngành nông nghiệp tưới tiêu, công nghiệp, dịch vụ... Theo một nghiên cứu của WRI, nhu cầu sử dụng nước trên toàn cầu đã tăng gấp đôi kể từ năm 1960. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc khan hiếm nước.

Nhu cầu sử dụng nước không ngừng tăng lên do gia tăng dân số, cùng sự bùng nổ của các ngành nông nghiệp tưới tiêu, công nghiệp, dịch vụ...

Chu trình tự nhiên của nước thay đổi, gây ra những đợt hạn hán nghiêm trọng và hệ quả là người dân ngày càng thiếu nước. Viện Đại học nước, môi trường và sức khỏe của Liên hợp quốc cảnh báo, hai phần ba số dân trên thế giới sẽ đối mặt nguy cơ mất an ninh về nước sau năm 2030 nếu không có các biện pháp quyết liệt ngay từ bây giờ.

Vấn đề thiếu nước xảy ra ở cả các quốc gia phát triển lẫn quốc gia kém phát triển, cho thấy một thực tế là không một quốc gia nào, dù giàu hay nghèo, có thể đứng ngoài sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Thời gian qua, hàng loạt quốc gia châu Âu như Anh, Pháp, Italia... lao đao trước tình trạng khô cạn.

Theo Viện Thống kê quốc gia Italia (ISTAT), tài nguyên nước của Italia trong năm 2022 đã giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử. Hạn hán nghiêm trọng ảnh hưởng đến khoảng 20% diện tích Italia trong năm 2022, và xu hướng này đang gia tăng. Tại Tây Ban Nha, do hạn hán kéo dài, những địa điểm thu hút khách du lịch phải thực hiện các biện pháp tiết kiệm nước. Trong năm 2022, lượng mưa ở Tây Ban Nha đặc biệt thấp.

Tiếp cận nguồn nước sạch là một trong 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) được Liên hợp quốc đưa ra, bên cạnh xóa đói, giảm nghèo, bình đẳng giới... Tuy nhiên hiện nay, theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), trung bình cứ ba học sinh trên thế giới thì có một em không được dùng nước sạch tại trường học và điều đó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Tương tự cuộc khủng hoảng khí hậu, vấn đề tài chính là một vướng mắc lớn trong giải quyết bài toán khan hiếm nước sạch.

Theo tổ chức WaterAid, nếu thế giới tăng đầu tư thêm 200 tỷ USD/năm vào các dự án nguồn nước thì có thể cung cấp nước sạch, an toàn cho hàng triệu người dễ bị tổn thương trên toàn cầu. Tại các hội nghị quốc tế về nước, các quốc gia dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu đã nhấn mạnh những thiệt hại, mất mát đối với sinh kế của người dân do mực nước biển dâng cao, nhiễm mặn nước ngầm, hạn hán, lượng mưa bất thường, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ.

Tình trạng hạn hán, cháy rừng ở châu Âu là minh chứng rõ ràng cho ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với khả năng tiếp cận nguồn nước ở các quốc gia từng được biết đến với khí hậu ôn đới. Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nước trên toàn cầu diễn ra nghiêm trọng, các quốc gia cần hành động mạnh mẽ để bảo đảm an ninh nguồn nước như đầu tư vào cơ sở hạ tầng, thay đổi mô hình tưới tiêu, tiết kiệm nước sạch... và quan trọng là nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính nhằm kiềm chế sự nóng lên toàn cầu-nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.

Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 17/11 ra tuyên bố chung kêu gọi hợp tác đa phương hiệu quả để đối phó với nhiều thách thức trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc bệnh sởi trên thế giới trong năm 2023 đã tăng 20% so với năm trước đó lên 10,3 triệu ca, cho thấy khoảng trống đáng báo động trong việc bao phủ vaccine ngừa bệnh. Đây là kết quả của một nghiên cứu, được đưa ra trong báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, công bố ngày 14/11.

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

Ngày 12/11 tại cuộc tọa đàm ở trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ở thủ đô Paris, các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam có sự ổn định chính trị-xã hội cao, cùng với sự thận trọng trong việc điều hành các công cụ chính sách, trong đó có ngân sách và tiền tệ. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc.

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Ông Ishiba Shigeru đã tái đắc cử chức Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội ngày 11/11 và sẽ thành lập một chính phủ thiểu số. Trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, nội các của ông Ishiba đã từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Ngày 9/11 (giờ địa phương), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar, Majed Al Ansari, tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza cho tới khi Hamas và Israel chứng minh được “thái độ nghiêm túc” trong đối thoại.

fbytzltw