Cảnh giác với thủ đoạn lừa gạt nộp tiền trước để được đưa đi lao động ở nước ngoài

Hàng trăm người dân xã Nghĩa An, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi đang

Chị Nguyễn Thị Chức (sinh năm 1983, trú tại thôn Phổ Trường, xã Nghĩa An) cho biết, từ tháng 3 đến tháng 6/2023, vợ chồng chị đã vay 100 triệu đồng của người thân để đưa cho chị T (trú cùng xã) để giúp hai vợ chồng đi sang Hàn Quốc làm việc.

Theo chị Chức, thông qua mạng xã hội Facebook, chị biết thông tin chị T.T.G (một người cùng xã đang làm việc tại Hàn Quốc) cần tìm người có nhu cầu qua Hàn Quốc làm việc với thời hạn 6 tháng. "Sau khi trao đổi, G báo một hợp đồng đi lao động sẽ có phí 50 triệu đồng, khi qua bên đó làm việc mỗi tháng được trả lương 25 triệu đồng. Ai có nhu cầu đi thì đưa tiền trước cho em gái của G là T.T.T 35 triệu đồng để làm visa. Khi nào hoàn tất giấy tờ, thủ tục thì đóng thêm 15 triệu đồng. Dự kiến trong tháng 5 hoặc tháng 6/2023 sẽ đi Hàn Quốc. Nhận thấy thời gian đi làm chỉ có 6 tháng, nhưng nếu cố gắng, tiết kiệm thì sau khi trừ chi phí, hai vợ chồng sẽ kiếm được gần 200 triệu đồng. Gia đình chị Chức đã vay mượn 70 triệu đồng đưa cho T.T.T cùng với các giấy tờ để làm thủ tục".

Tuy nhiên, sau khi nộp tiền, chờ mãi không thấy T.T.T thông báo gì, chị Chức lo lắng nên liên tục nhắn tin, gọi điện hỏi thăm. Sau nhiều lần hứa hẹn, tháng 6/2023, T.T.T đưa cho chị Chức một mẫu giấy có chữ nước ngoài và thúc giục chị nộp đủ tiền để có visa.

Chị Chức cho hay: Tờ giấy toàn chữ nước ngoài nên hai vợ chồng không biết là gì, nhưng có thấy hình ảnh và một số thông tin cá nhân nên tin tưởng đó là thủ tục để đi nước ngoài. Do đó đã tiếp tục đưa cho T.T.T thêm 30 triệu đồng và luôn trong tư thế sẵn sàng "bay" sang Hàn Quốc. Quá hạn cam kết nhưng chưa đi được, chị Chức lo lắng, hỏi han thì được trấn an là chịu khó chờ đợi thêm thời gian nữa…

Tương tự vợ chồng anh Đinh Văn Chu (sinh năm 1989) và chị Lê Thị Bé Sương (sinh năm 1991) ở thôn Tân Thạnh, xã Nghĩa An đã đưa cho T.T.T 55 triệu đồng. Quá hạn cam kết hơn 2 tháng vẫn chưa được đi Hàn Quốc, liên lạc với T.T.T nhưng không được, vợ chồng chị Sương nghi ngờ mình bị lừa.

Nhiều người khác cùng xã cũng chung cảnh ngộ trên. "Phần lớn đàn ông trong xã thì đi biển, phụ nữ ở nhà làm thuê, làm mướn, cuộc sống rất khó khăn. Nên khi nghe những lời hứa hẹn của chị em T.T.T ai cũng tin. Mỗi người đóng số tiền dao động từ 35-50 triệu đồng", chị Sương cho hay.

Sau khi "mắc bẫy" của chị em T.T.T, hàng chục người dân xã Nghĩa An vỡ mộng xuất ngoại đổi đời, họ phải tìm việc khắp nơi để làm thuê trả lãi, trả gốc đã vay mượn; đồng thời, nhiều lần đến nhà để đòi lại tiền nhưng bị chồng T.T.T xua đuổi, còn T.T.T thì tránh mặt. Không biết phải làm sao, những người dân này đã làm đơn tập thể gửi đến chính quyền địa phương với hy vọng cơ quan chức năng vào cuộc xử lý, để mọi người được trả lại tiền.

Theo thống kê đến ngày 13/5, có khoảng 100 người đã nộp tiền cho T.T.T, với tổng số tiền khoảng 4,5 tỷ đồng.

Bà Phạm Thị Công, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Nghĩa An xác nhận: Cuối tháng 8/2023, Ủy ban nhân dân xã đã nhận được đơn tố cáo của tập thể người dân tố cáo chị T.T.T lừa họ nộp tiền để đưa đi làm việc tại Hàn Quốc. Sau khi tiếp nhận thông tin, Ủy ban nhân dân xã đã chỉ đạo Công an xã điều tra, làm rõ vụ việc. Tuy nhiên, do số người bị hại và số tiền quá lớn nên vụ việc được Công an xã chuyển đến Cơ quan điều tra Công an tỉnh Quảng Ngãi thụ lý, làm rõ.

"Hằng năm, Ủy ban nhân dân xã Nghĩa An liên tục thông báo rộng rãi đến người dân về chính sách đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, cảnh báo người dân để tránh bị lừa đảo, đồng thời xã sẽ làm cầu nối với các đơn vị của Nhà nước trong công tác đưa người đi làm việc nước ngoài khi người dân cần. Tuy nhiên, vì tin tưởng người quen, người thân nên đã nhiều người dân vẫn đưa tiền cho T.T.T để rồi bị chiếm đoạt", bà Công cho biết thêm.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet đã gửi thông điệp chào mừng sau khi 3 di tích lịch sử của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ngày 11/7.

Hàng loạt KOL bị bắt vì trốn thuế: Hồi chuông cảnh tỉnh cộng đồng kinh doanh online

Hàng loạt KOL bị bắt vì trốn thuế: Hồi chuông cảnh tỉnh cộng đồng kinh doanh online

Việc nhiều KOL, TikToker bị bắt vì trốn thuế 'khủng' thời gian gần đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho cộng đồng kinh doanh online. Theo chuyên gia, trong trường hợp có dấu hiệu gian lận thuế, cơ quan thuế có quyền mở rộng kiểm tra và truy thu đối với tất cả các tài khoản liên quan đến kinh doanh.

Truy tố 3 bị can sử dụng hóa chất cấm làm giá đỗ

Truy tố 3 bị can sử dụng hóa chất cấm làm giá đỗ

Ngày 8/7, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân khu vực I, tỉnh Lào Cai đã quyết định truy tố 3 bị can ra trước Tòa án nhân dân thành phố Lào Cai để xét xử về tội “Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm” theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 317 Bộ luật Hình sự.

Cảnh báo lừa đảo giả danh cán bộ Cục Đăng kiểm

Cảnh báo lừa đảo giả danh cán bộ Cục Đăng kiểm

Gần đây, tại nhiều địa phương, trong đó có TP. Huế, xuất hiện tình trạng một số đối tượng giả danh cán bộ Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN) để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Với chiêu bài “hỗ trợ kỹ thuật”, “xác minh hồ sơ” và “đổi mẫu tem kiểm định ô tô”, các đối tượng đã khiến không ít chủ phương tiện, đặc biệt là lái xe kinh doanh, rơi vào vòng xoáy lừa đảo.

Đồng bộ trong quản lý nguồn gốc sản phẩm

Đồng bộ trong quản lý nguồn gốc sản phẩm

Mã số, mã vạch được coi là “chứng minh thư” của sản phẩm, giúp xác định nguồn gốc xuất xứ, hỗ trợ quản lý nhà nước, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, mã số, mã vạch đang bị một số tổ chức, cá nhân lợi dụng để hợp thức hóa hàng hóa không rõ nguồn gốc.

Hệ lụy từ buôn bán động vật hoang dã trái phép

Hệ lụy từ buôn bán động vật hoang dã trái phép

Vấn nạn săn bắt, buôn lậu động vật hoang dã đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với hệ sinh thái tự nhiên, tác động tiêu cực lên mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Bên cạnh một bộ phận nhỏ vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết, phần lớn đối tượng trong lĩnh vực này đều vì lợi nhuận mà nhắm mắt đưa chân, tham gia vào các đường dây buôn bán động vật hoang dã trái phép.

Du lịch mùa cao điểm: Cẩn thận tránh bẫy lừa đảo trên mạng xã hội

Du lịch mùa cao điểm: Cẩn thận tránh bẫy lừa đảo trên mạng xã hội

Du lịch là dịp để thư giãn, khám phá, trải nghiệm những điều mới mẻ. Thế nhưng, ngày càng nhiều du khách trở thành nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo tinh vi, khiến chuyến đi mơ ước hóa thành kỷ niệm buồn. Không chỉ gây thiệt hại tài chính, các vụ lừa đảo còn làm tổn thương tinh thần và mất niềm tin của người đi du lịch.

fb yt zl tw