Cảnh giác với thông tin sai lệch về nội dung sách giáo khoa

Đại diện Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam cảnh báo các bậc phụ huynh, học sinh và người dân luôn cảnh giác trước mọi thông tin không được kiểm chứng, xuyên tạc về nội dung sách giáo khoa trên các trang mạng xã hội.

Trên mạng xã hội hiện lan truyền thông tin về một số nội dung sai lệch về lịch sử được cho là ngữ liệu có trong sách giáo khoa.

Cụ thể, một group trên trang mạng xã hội Facebook có tên "Diễn đàn Lịch sử Việt Nam LSVN", trong một bài đăng có đính kèm hình ảnh trang sách có nội dung sai lệch như sau: "Sau khi tiêu diệt căn cứ phòng thủ Xuân Lộc và Phan Rang, 5 giờ chiều ngày 26-4, năm cánh quân cùng lúc tiến vào trung tâm thành phố, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn. 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, báo hiệu sự toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử".

Nội dung sai lệch được đăng tải trên "Diễn đàn Lịch sử Việt Nam LSVN".
Nội dung sai lệch được đăng tải trên "Diễn đàn Lịch sử Việt Nam LSVN".

Nội dung sai lệch trên được cắt ghép, chỉnh sửa lại nội dung từ cuốn sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống của NXB Giáo dục Việt Nam.

Cụ thể, tại trang 51 cuốn sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống của NXB Giáo dục Việt Nam, được in xong và lưu chuyển quý III/2024, nội dung chính xác được viết như sau: "Sau khi tiêu diệt căn cứ phòng thủ Phan Rang và Xuân Lộc, 5 giờ chiều ngày 26 - 4, năm cánh quân cùng lúc tiến vào trung tâm thành phố, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn. 11 giờ 30 phút ngày 30 - 4, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, báo hiệu sự toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử".

Trước nội dung của trang mạng xã hội trên, PGS.TS Nguyễn Văn Tùng - thành viên Hội đồng thành viên, Phó Tổng biên tập NXB Giáo dục Việt Nam khẳng định, nội dung xuyên tạc sự kiện lịch sử trên không có trong các cuốn sách giáo khoa của NXB Giáo dục Việt Nam.

PGS.TS Nguyễn Văn Tùng nhấn mạnh: "Việc đăng tải các thông tin xuyên tạc nội dung sách giáo khoa, không đúng với văn hóa, lịch sử, thuần phong mỹ tục gây tổn hại đến uy tín và quyền lợi hợp pháp của NXB. Bên cạnh đó, hành vi này tạo ra dư luận xấu trong xã hội".

PGS.TS. Nguyễn Văn Tùng lưu ý các bậc phụ huynh, học sinh và người dân luôn cảnh giác trước mọi thông tin không được kiểm chứng, xuyên tạc trên các trang mạng xã hội hiện nay.

NXB Giáo dục Việt Nam đang xem xét việc đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra nguồn gốc thông tin trên. Đồng thời làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức đăng tải, xuyên tạc.

Trước đó năm 2023, Bộ GDĐT đã từng đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra nguồn gốc thông tin sai lệch lan truyền trên mạng xã hội liên quan đến nội dung về bài thơ "Giã gạo thổi cơm" không có trong sách giáo khoa.

Theo daidoanket.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người trẻ hải ngoại hướng về Tổ quốc

Người trẻ hải ngoại hướng về Tổ quốc

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nguồn lực người trẻ Việt Nam ở nước ngoài đang trở thành một động lực quan trọng cho sự phát triển khoa học công nghệ trong nước. Họ được ví như những “cánh chim” tri thức, mang trong mình tinh hoa khoa học công nghệ thế giới và một trái tim luôn hướng về Tổ quốc, góp phần tạo cầu nối quốc tế, thúc đẩy nền kinh tế tri thức và chuyển đổi số tại Việt Nam.

Thế hệ lệ thuộc AI

Thế hệ lệ thuộc AI

Sau một thời gian tìm hiểu và sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) để phục vụ cho việc học tập, nhiều học sinh thừa nhận rằng họ đang bị phụ thuộc vào sự trợ giúp này. AI dù mang đến cơ hội lớn trong việc cá nhân hóa học tập, song đi kèm đó là những thách thức về đạo đức, pháp lý, năng lực ứng dụng, và đặc biệt là sự công bằng trong tiếp cận công nghệ.

Ngôi trường hạnh phúc dưới chân núi Hoàng Liên

Ngôi trường hạnh phúc dưới chân núi Hoàng Liên

Giữa mây mù và đá núi Sa Pa, Trường Tiểu học Tả Phìn hiện lên như một điểm sáng ấm áp, nơi mà mỗi đứa trẻ đến lớp không chỉ học con chữ mà còn được đắm mình trong những nét văn hóa truyền thống. Một ngôi trường bình dị nhưng đầy ắp niềm vui, tự hào - đúng nghĩa là mái nhà thứ hai của học trò vùng cao Sa Pa.

Thí sinh bắt đầu thử đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông 2025 trên hệ thống

[Infographic] Mốc thời gian chính Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 chính thức diễn ra vào ngày 26 và 27/6. Để chuẩn bị cho Kỳ thi, các thí sinh bắt đầu đăng ký tham dự theo hình thức trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ ngày 21/4. Thí sinh cần nắm rõ các mốc thời gian Kỳ thi để có sự chuẩn bị tốt nhất.

Ứng dụng AI trong giảng dạy

Ứng dụng AI trong giảng dạy

Những năm gần đây, giáo dục Lào Cai đã có những bước tiến mạnh mẽ trong việc ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI) vào giảng dạy. Tại nhiều trường học, AI không chỉ giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học mà còn giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách trực quan, sinh động hơn. Nhờ các nền tảng học liệu số, công cụ tương tác thông minh và phần mềm hỗ trợ giảng dạy, nhiều tiết học đã trở nên hấp dẫn, kích thích sự sáng tạo và khả năng tự học của học sinh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo lên kế hoạch thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo lên kế hoạch thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Tại Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra đối với các khâu của Kỳ thi: Chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo bài thi; đồng thời chuẩn bị lực lượng để thành lập các đoàn kiểm tra, thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm. 

fb yt zl tw