Cảnh giác trước nguy cơ bị bắt cóc khi tìm việc

Một số trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra cảnh báo sinh viên về nguy cơ bị “bắt cóc” khi tìm việc.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tìm kiếm các công việc làm thêm để có thêm thu nhập là cách thức được nhiều bạn trẻ lựa chọn vào dịp cận Tết. Tuy nhiên, cũng cần hết sức cẩn trọng với "bẫy" việc làm ảo trên mạng xã hội.

Mới đây, một số trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra cảnh báo sinh viên về nguy cơ bị "bắt cóc" khi tìm việc. Các thông tin được đăng tải trên website và Fanpage chia sẻ câu chuyện của một trường hợp sinh viên xin việc nhưng đã bị các đối tượng xấu lừa gạt bắt cóc sang Campuchia và may mắn trốn thoát.

Việc cảnh báo xuất phát từ câu chuyện sinh viên một trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh bị lừa đảo tuyển dụng làm việc tại kho hàng của một sàn thương mại điện tử lớn ở Long An. Các đường link đăng ký việc làm, phỏng vấn và E-mail xác nhận gửi tới sinh viên này đều giả danh nhưng rất khó phân biệt thật - giả. Sau đó, sinh viên này đã bị "bắt cóc" đưa sang nước ngoài để cưỡng ép lao động và tống tiền nhưng may mắn trốn thoát.

Vì vậy, các trường đại học đưa ra cảnh báo về bẫy lừa đảo sinh viên theo hình thức mới. Sinh viên cần cảnh giác, tìm hiểu kỹ về lịch sử và hoạt động pháp lý của các công ty trước khi ứng tuyển và phỏng vấn. Qua đó, phòng chống các loại tội phạm bắt cóc, buôn bán người.

Theo VTV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Gia tăng cơ hội việc làm cho lao động nữ trong thời đại công nghệ số

Gia tăng cơ hội việc làm cho lao động nữ trong thời đại công nghệ số

Theo báo cáo Women (Still) Hold Up Half the Sky của Goldman Sachs, có đến 70% công việc chịu tác động của trí tuệ nhân tạo (AI) do phụ nữ đảm nhận. Nghiên cứu mới đây của Viện toàn cầu McKinsey về trí tuệ nhân tạo và tương lai việc làm ở Hoa Kỳ cũng chỉ ra rằng, so với nam giới, nữ giới có nguy cơ mất việc cao hơn khoảng 50% trong cuộc đua AI.

Si Ma Cai: Quan tâm đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số

Si Ma Cai: Quan tâm đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện vùng cao, biên giới Si Ma Cai có 95% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Số người trong độ tuổi lao động chiếm 56%, trong đó có hơn 80% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Do đó, đào tạo nghề cho lao động là người dân tộc thiểu số được xem là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo của huyện.

Chú trọng xây dựng quan hệ lao động ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp

Chú trọng xây dựng quan hệ lao động ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp

Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị 37 ngày 3/9/2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới, tại tỉnh Lào Cai, quyền lợi của người lao động được bảo đảm, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp không ngừng nâng cao.

Chọn nghề, chọn tương lai

Chọn nghề, chọn tương lai

Hiện nay, nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp lớp 12 đã chủ động lựa chọn học cao đẳng, trung cấp hoặc học nghề để tiếp tục phát triển bản thân và tìm kiếm cơ hội việc làm trong tương lai.

Đảm bảo công bằng tỷ lệ hưởng lương hưu giữa nam và nữ

Đảm bảo công bằng tỷ lệ hưởng lương hưu giữa nam và nữ

Tại các buổi lấy ý kiến góp ý của công đoàn về Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), đại diện công đoàn cơ sở có góp ý về việc đảm bảo công bằng tỷ lệ hưởng lương hưu giữa nam và nữ khi đề xuất giảm số năm đóng BHXH xuống 15 năm. Đồng thời, các cấp công đoàn cũng kiến nghị hoán đổi năm đóng BHXH để nghỉ hưu sớm.

fb yt zl tw