Cảnh báo nhiều loại phấn mắt trang điểm chứa kim loại gây dị ứng

Ngày 16/6, Hội đồng Tiêu dùng Hong Kong (Trung Quốc) vừa công bố một báo cáo khiến người tiêu dùng mỹ phẩm lo ngại.
Những sản phẩm phấn mắt trang điểm được kiểm nghiệm hiện đang lưu hành tại Hong Kong (Trung Quốc) và nhiều nước châu Á khác.
Theo đó, trong số 25 mẫu phấn mắt dạng kem và lỏng được kiểm nghiệm, có tới 20 mẫu chứa kim loại nặng có khả năng gây dị ứng da, trong đó 18 mẫu đồng thời chứa cả cobalt và chromium - hai nguyên tố kim loại được xác định là tác nhân phổ biến gây viêm da tiếp xúc dị ứng.
Đặc biệt đáng chú ý, hai sản phẩm nổi tiếng là Chantecahille Mermaid Sparkle Waterproof Eyeshadow (Italy) và smashbox Always On Cream Shadow (Mỹ) bị phát hiện chứa lượng cobalt vượt ngưỡng 1mg/kg - mức được khuyến nghị để hạn chế nguy cơ dị ứng. Trong đó, mẫu phấn mắt của Chantecahille có hàm lượng chromium lên tới 5,4mg/kg, vượt xa giới hạn được đề xuất trong một nghiên cứu của Đan Mạch năm 2003 về viêm da dị ứng tiếp xúc.
Hội đồng Tiêu dùng Hong Kong (Trung Quốc) nhấn mạnh rằng các kim loại như cobalt, chromium và nickel đều là nguyên nhân phổ biến gây dị ứng da. Với những người có cơ địa nhạy cảm, hàm lượng mỗi kim loại trong mỹ phẩm nên được giữ ở mức dưới 1mg/kg để giảm thiểu nguy cơ phản ứng. Tuy nhiên, trong nghiên cứu lần này:
80% mẫu (20/25) có chứa cobalt với hàm lượng từ 0,13 đến 1,6mg/kg. 19 mẫu chứa chromium, trong đó 18 mẫu vượt mức 1mg/kg. Không phát hiện nickel và chỉ có 1 mẫu chứa antimony ở mức an toàn.
Không chỉ gây lo ngại về dị ứng, 7 mẫu phấn mắt được phát hiện chứa các hợp chất cyclosiloxane (D5 và D6) - vốn bị Liên minh châu Âu (EU) liệt vào danh sách các chất gây ô nhiễm môi trường vì khả năng tích lũy sinh học cao. Theo quy định mới của EU có hiệu lực từ năm 2027, các sản phẩm mỹ phẩm lưu lại trên da không được chứa D5/D6 vượt quá 0,1%. Tuy nhiên, trong thử nghiệm lần này, tất cả 7 mẫu đều vượt ngưỡng, có mẫu lên tới 13,49%.
Ngoài ra, 3 mẫu còn chứa ethanol hoặc cồn - chất dễ gây khô da, trong khi mẫu của Decorte được phát hiện có hương liệu dễ gây dị ứng, càng khiến người tiêu dùng cần thận trọng hơn khi lựa chọn.
Đáng báo động, trong số các mẫu được kiểm nghiệm:
- 10 mẫu chỉ có thành phần ghi bằng tiếng Nhật hoặc không ghi thành phần nào. 9 mẫu không ghi hạn sử dụng hoặc thời hạn sử dụng sau khi mở nắp (PAO). 
- 1 mẫu chứa chất bảo quản methylparaben và ethylparaben - dễ gây kích ứng nếu da bị tổn thương, dù hàm lượng vẫn trong mức cho phép.
Việc thiếu thông tin rõ ràng khiến người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc đánh giá mức độ an toàn và lựa chọn sản phẩm phù hợp, nhất là khi một số loại phấn mắt còn được quảng cáo là dùng đa năng cho mắt, má và môi - tiềm ẩn nguy cơ tăng nhiễm khuẩn và kích ứng do sử dụng trên nhiều vùng da khác nhau.
Về các kim loại nặng liên quan đến an toàn như chì, arsen, cadmium và thủy ngân, kết quả cho thấy:
Tất cả mẫu đều chứa chì với hàm lượng từ 0,063 đến 2,2mg/kg, dưới mức giới hạn 10mg/kg theo tiêu chuẩn Trung Quốc và không vượt quá 5mg/kg theo khuyến nghị của Cơ quan Bảo vệ Người tiêu dùng Đức (BVL). Hai mẫu có arsen ở mức 0,15mg/kg và 0,28mg/kg - vẫn trong giới hạn cho phép. Không phát hiện cadmium và thủy ngân trong bất kỳ mẫu nào.
Điều này cho thấy mức độ an toàn của các nguyên tố nặng trong các sản phẩm này vẫn trong giới hạn, tuy nhiên nguy cơ dị ứng và ô nhiễm môi trường vẫn là vấn đề đáng lo ngại.
Hội đồng Tiêu dùng Hong Kong (Trung Quốc) khuyến cáo người tiêu dùng:
- Đọc kỹ thành phần và hạn sử dụng, tránh các sản phẩm không minh bạch về thông tin. 
- Người có tiền sử dị ứng với kim loại nên tránh các sản phẩm có chứa cobalt, chromium, hương liệu hoặc chất bảo quản. 
- Tránh sử dụng mỹ phẩm khi mắt đang bị viêm nhiễm hoặc sau phẫu thuật mắt. 
- Vệ sinh tay và dụng cụ trang điểm kỹ càng để tránh nhiễm khuẩn. 
- Với sản phẩm chứa nhũ hoặc hạt kim tuyến, cần cẩn trọng vì các hạt này có thể gây trầy xước giác mạc, đặc biệt với người đeo kính áp tròng. 
- Không bảo quản mỹ phẩm ở nơi có nhiệt độ cao, như trong ô tô hoặc gần cửa sổ nắng.
- Thay sản phẩm sau 3 tháng mở nắp, nhất là đối với dạng kem và lỏng - dễ nhiễm khuẩn hơn so với dạng bột.
Mỹ phẩm trang điểm mắt là sản phẩm không thể thiếu trong túi đồ của nhiều người, tuy nhiên nguy cơ tiềm ẩn về dị ứng và tác động môi trường không thể xem nhẹ. Người tiêu dùng cần tỉnh táo, lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, minh bạch thành phần và tuân thủ hướng dẫn sử dụng để bảo vệ sức khỏe và an toàn cho bản thân. Các nhà sản xuất cũng cần nghiêm túc rà soát thành phần, quy trình sản xuất và nhãn mác để nâng cao trách nhiệm với người tiêu dùng.

(Theo VTV)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xử phạt 15 cơ sở vi phạm trong tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

Sở Y tế: Xử phạt 15 cơ sở vi phạm trong tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

Thực hiện tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Sở Y tế đã triển khai các đoàn kiểm tra liên ngành, xử phạt 15 cơ sở vi phạm với tổng số tiền xử phạt là 171,5 triệu đồng.

Thắp sáng tương lai cho trẻ em khuyết tật

Thắp sáng tương lai cho trẻ em khuyết tật

Chương trình phẫu thuật miễn phí cho trẻ em khuyết tật trên địa bàn tỉnh Lào Cai do Sở Y tế, Trung tâm II thuộc Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam và Quỹ Thiện tâm tài trợ đã giúp 120 trẻ khuyết tật được phẫu thuật miễn phí ngay tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Những tấm lòng nhân ái đã tạo ra "phép màu" mang lại nụ cười, niềm tin, thắp sáng tương lai cho những trẻ em kém may mắn.

Chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết

Chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết

Mùa hè có mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho muỗi gây bệnh phát triển, đồng thời đây cũng là giai đoạn cao điểm du lịch, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, do đó việc chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết rất quan trọng.

Người dân cần chủ động tiêm vắc-xin phòng dại cho chó, mèo.

Toàn tỉnh ghi nhận 1.741 trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã ghi nhận 1.741 người phơi nhiễm với bệnh dại, tăng hơn 400 trường hợp so với 6 tháng đầu năm 2024. Các trường hợp phơi nhiễm đã tiêm vắc-xin phòng bệnh dại và có 388 trường hợp tiêm cả huyết thanh kháng dại. 

fb yt zl tw