Cảnh báo lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ hình thức hụi, họ

Thời gian qua, trên địa bàn cả nước liên tiếp xảy ra các vụ vỡ họ, hụi, hoặc bị đối tượng chủ họ lừa đảo chiếm đoạt tài sản khiến nhiều người bị mất tài sản, với số bị tiền chiếm đoạt lên tới hàng tỷ đồng. Mặc dù cơ quan chức năng thường xuyên tuyên truyền, cảnh báo, song sự việc vỡ hụi, họ vẫn xảy ra. Do nhiều người tham gia thiếu sự cảnh giác, không nắm rõ quy định pháp luật, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý liên quan và còn sự chủ quan khi tham gia vào các dây họ.

IMG_0097.jpeg
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định khởi tố bị can đối với Đoàn Thị Sáng.

Vừa qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định khởi tố bị can đối với Đoàn Thị Sáng (sinh năm 1983), trú tại thôn 1, xã Chính Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Với thủ đoạn lợi dụng lòng tin của người dân có nhu cầu chơi họ và việc những người chơi trong các dây họ không quen biết nhau, Sáng đã thành lập các dây họ để thu tiền.

Do mất cân đối tài chính không còn khả năng chi trả tiền họ, Sáng đã có hành vi gian dối, bằng cách mạo danh người muốn mua họ ở các kỳ để bản thân mình lấy họ tại các kỳ đó để chiếm đoạt tài sản.

Bằng các thủ đoạn trên, trước khi bỏ trốn khỏi địa phương, Sáng đã dựng 27 dây họ, lôi kéo hơn 800 người dân chơi (tương đương với hơn 1.300 suất họ) để chiếm đoạt tài sản.

IMG_0098.jpeg
Đối tượng Đoàn Thị Sáng, tại cơ quan điều tra.

Tại cơ quan điều tra, đối tượng Đoàn Thị Sáng đã thừa nhận: “Do tôi kinh doanh thua lỗ nên phần đa những người đến mua họ tôi đều có phiếu gửi rồi nên là để tôi lấy. Sau khi biết mình không còn khả năng để chi trả cho các chủ họ nữa thì tôi đã trốn khỏi địa phương".

Hụi, họ được hoạt động dựa trên niềm tin, cơ chế tự kiểm soát, thường người kiểm soát và điều hành là chủ họ. Đa số người tham gia thiếu sự cảnh giác, không nắm rõ quy định pháp luật, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý liên quan.

Là một trong nhiều người tham gia đóng họ cho đối tượng Đoàn Thị Sáng, bà Phạm Thị Ngọc cho biết, hằng tháng gia đình tôi đã chắt chiu, tằn tiền để góp 8 suất họ, tổng số tiền tôi đóng là 241 triệu không trăm hai mươi nghìn đồng. Đến tháng 3 năm 2024 âm lịch, vợ chồng bà Sáng đã bỏ trốn khỏi địa phương, bây giờ, gia đình tôi rất hoang mang, lo lắng không biết đến bao giờ mới lấy lại được số tiền họ đã góp.

Hụi, họ là loại hình huy động vốn cho vay, tiết kiệm theo hình thức tự nguyện, ít công khai giữa các đối tượng, hoạt động dựa trên niềm tin và các mối quan hệ cá nhân, tự nguyện. Chủ họ không cần tài sản bảo đảm, cũng không cung cấp đầy đủ thông tin cho người tham gia. Mặc dù pháp luật đã quy định việc tham gia hụi, họ phải thỏa thuận bằng văn bản và có thể yêu cầu công chứng nhưng thực tế, người tham gia chủ yếu thỏa thuận miệng, giấy tờ viết tay. Trong khi số lượng người tham gia đông nhưng lại ít biết về nhau, ít thông tin về điều kiện kinh tế, mục đích của chủ họ, hụi.

Thực tế cho thấy, đa phần những người dân ở các địa phương tham gia chơi họ đều là người lao động có thu nhập thấp, kinh doanh nhỏ lẻ... gom góp từng khoản tiền tiết kiệm hằng tháng của cả gia đình vào chơi họ, thậm chí là đi vay tiền để góp họ.

Tuy nhiên, lợi dụng việc này nhiều chủ họ đã lừa đảo, chiếm đoạt tài sản khiến nhiều hội viên “trắng tay”, lâm vào cảnh nợ nần, mất tài sản, ít thì vài chục triệu đồng, nhiều thì lên đến hàng tỷ đồng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh, trật tự tại địa phương và bức xúc trong dư luận quần chúng nhân dân.

Trao đổi về vấn đề này, Thiếu tá Nguyễn Đức Thạo, Phó Đội trưởng Đội Điều tra tổng hợp, Công an huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam cảnh báo: Khi người dân có nhu cầu vay vốn hoặc gửi tiền tiết kiệm thì nên tìm đến những tổ chức tín dụng như ngân hàng, tránh chơi họ hụi vì tiềm ẩn nguy cơ rủi ro vỡ hụi rất cao, nguy cơ mất tiền rất lớn.

Từ các vụ vỡ họ xảy ra trên địa bàn cả nước nói chung, tỉnh Hà Nam nói riêng trong thời gian gần đây, Cơ quan Công an khuyến cáo để tránh bị lừa đảo mất tài sản, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của mỗi gia đình, người dân nên chọn lựa các hình thức đầu tư, tiết kiệm, tích góp phù hợp, an toàn tránh việc tham gia hụi, họ mang tính rủi ro cao, tiềm ẩn nguy cơ bị chiếm đoạt tài sản; đồng thời, phải nắm vững các quy định của pháp luật liên quan đến góp vốn, để vừa bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, vừa phòng tránh rủi ro.

Theo Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bắc Hà: Tổ chức tuyên truyền pháp luật theo hình thức sân khấu hóa

Bắc Hà: Tổ chức tuyên truyền pháp luật theo hình thức sân khấu hóa

Ngày 4/11, tại Trường THPT số 1 Bắc Hà, Huyện đoàn Bắc Hà phối hợp với Hội Phụ nữ huyện và nhà trường tổ chức Chương trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong đoàn viên, thanh niên hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam (9/11). Nội dung tuyên truyền được triển khai theo hình thức sân khấu hóa qua các tiểu phẩm hấp dẫn.

Nhận diện bẫy lừa đảo cờ bạc

Nhận diện bẫy lừa đảo cờ bạc

Trong những năm gần đây, hình thức lừa đảo thông qua việc soi số lô - đề ngày càng trở nên tinh vi và phổ biến, đặc biệt trên các nền tảng mạng xã hội. Những lời quảng cáo hấp dẫn về khả năng trúng thưởng cao, kết hợp với chiêu trò hứa hẹn hoàn tiền nếu không trúng, đã khiến nhiều người rơi vào bẫy.

Cảnh giác trước các cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực

Cảnh giác trước các cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực

Thời gian gần đây, Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đã ghi nhận nhiều trường hợp khách hàng bị quấy rối bởi các cuộc gọi từ số điện thoại lạ, giả danh nhân viên điện lực để lừa đảo. Những hành vi này không chỉ gây thiệt hại về tài chính cho người dân mà còn làm ảnh hưởng đến uy tín ngành điện.

Thủ tướng yêu cầu trước ngày 31/10 các địa phương phải ban hành đầy đủ văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai

Thủ tướng yêu cầu trước ngày 31/10 các địa phương phải ban hành đầy đủ văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương tập trung ban hành đầy đủ các nội dung được giao quy định chi tiết trong Luật Đất đai và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, hoàn thành trước ngày 31/10/2024.

Xuất hiện tội phạm công nghệ đánh cắp thông tin đăng nhập thư điện tử

Xuất hiện tội phạm công nghệ đánh cắp thông tin đăng nhập thư điện tử

Ngày 18/10, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam - VNCERT/CC, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cảnh báo: Trên thế giới đang diễn ra một chiến dịch lừa đảo tinh vi, lợi dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ mạo danh để đánh cắp thông tin đăng nhập Gmail của người dùng.

119 người được phổ biến giáo dục pháp luật đợt IV/2024

119 người được phổ biến giáo dục pháp luật đợt IV/2024

Sáng 18/10, huyện Bát Xát tổ chức hội nghị phổ biến giáo dục pháp luật đợt IV/2024 cho 119 người là thành viên Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật huyện; báo cáo viên pháp luật, các cơ quan, đơn vị liên quan; lãnh đạo UBND, công an, công chức tư pháp - hộ tịch 21 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

"Bùng phát" lừa đảo mạo danh shipper giao hàng

"Bùng phát" lừa đảo mạo danh shipper giao hàng

Thời gian gần đây, các vụ giả mạo shipper, mạo danh hãng chuyển phát để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản gia tăng. Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông - TT&TT) khuyến nghị người dân nâng cao cảnh giác, không truy cập vào đường dẫn do đối tượng lạ gửi.

Chiến dịch tuyên truyền “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024”

Chiến dịch tuyên truyền “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024”

Để tăng cường nâng cao nhận thức cho người dân giảm thiểu các nguy cơ bị lừa đảo trên không gian mạng, từ ngày 10/10/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai Chiến dịch “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng”.

fbytzltw