Canada thiếu hàng chục nghìn lao động nông nghiệp

Canada sẽ cần ít nhất 30.000 người nhập cư làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, qua đó mới có thể giúp ngành này tránh được một cuộc khủng hoảng...

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Một báo cáo được Viện hành động khí hậu của Ngân hàng Hoàng gia Canada (RBC) công bố hôm 17/4 cho thấy, có khoảng 40% số nông dân nước này dự kiến sẽ nghỉ hưu trong vòng 10 năm tới, trong khi 66% số nông dân không có kế hoạch tiếp tục làm nông nghiệp. Khoảng 2/3 nhà sản xuất cũng không có kế hoạch về người kế nhiệm.

Ngành nông nghiệp Canada dự kiến sẽ thiếu khoảng 24.000 công nhân trang trại, vườn ươm và nhà kính nói chung trong cùng thời kỳ.

Ông Mohamad Yaghi, lãnh đạo phụ trách chính sách khí hậu và nông nghiệp của RBC, cho biết, "điều này đang đặt ngành nông nghiệp vào đỉnh điểm của một trong những quá trình chuyển đổi lao động mang tính biến đổi nhất trong lịch sử của đất nước này".

Theo báo cáo, tình trạng thiếu lao động sắp xảy ra ở Canada vừa là mối đe dọa vừa là cơ hội, trong đó ngành nông nghiệp, vốn đã phát triển mạnh mẽ, có thể lùi bước trong "sự không chắc chắn" hoặc nếu được giải quyết đúng đắn, có thể đẩy ngành này lên một tầm cao mới.

Canada thiếu hàng chục nghìn lao động nông nghiệp ảnh 1

Phát biểu với báo giới, ông Yaghi cho rằng việc nắm bắt thời điểm đó hay không có thể có tác động đáng kể đến số tiền người Canada chi tiêu cho tại các cửa hàng tạp hóa.

Khủng hoảng Nga - Ukraine đã gây ra một cú sốc thông qua chuỗi cung ứng nông nghiệp toàn cầu vì các nước này thường chiếm 29% lượng xuất khẩu ngũ cốc của thế giới. Dù Canada tự sản xuất ngũ cốc nhưng sự gián đoạn đối với an ninh lương thực đã thúc đẩy giá hàng hóa tăng cao hơn trên toàn cầu.

Canada đã và đang đẩy mạnh đáp ứng nhu cầu trong bối cảnh chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Một báo cáo tài chính của Ngân hàng Quốc gia Canada được công bố hôm 5/4 đã lưu ý rằng nhu cầu đối với các nông sản nước này là "chưa từng có" với lượng xuất khẩu ngũ cốc và cải dầu kỷ lục vào tháng 2.

Ông Yaghi nhận định, những gián đoạn như vậy cho thấy, Canada cần phải xây dựng và củng cố sản xuất nông nghiệp trong thập kỷ tới vì thế giới cần một nguồn đáng tin cậy để giữ cho lương thực có giá cả phải chăng khi dân số toàn cầu tăng lên.

Để lấp đầy khoảng trống thiếu nhân lực, Canada cần điều chỉnh các chương trình nhập cư của mình để có thể thu hút 30.000 lao động.

VTV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hàng tỷ người đối mặt mức nhiệt nguy hiểm, mối lo không của riêng ai

Hàng tỷ người đối mặt mức nhiệt nguy hiểm, mối lo không của riêng ai

Theo WHO, nhiệt độ cực cao có thể dẫn đến một loạt bệnh tật và tử vong, bao gồm say nắng và tăng thân nhiệt; làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh lý ở bệnh nhân mãn tính và có tác động gián tiếp đến việc truyền bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng không khí và tác động tiêu cực đến các cơ sở hạ tầng quan trọng.

6,6 triệu người Somalia mất an ninh lương thực

6,6 triệu người Somalia mất an ninh lương thực

Ngày 22/5, các cơ quan nhân đạo đã kêu gọi tổ chức một cuộc họp các nhà tài trợ tại New York trong tuần này để nhanh chóng giải quyết tình hình nhân đạo nghiêm trọng ở Somalia, nơi có khoảng 6,6 triệu người, tương đương gần một nửa dân số, bị mất an ninh lương thực.

Hội nghị thượng đỉnh G7 ra tuyên bố chung

Hội nghị thượng đỉnh G7 ra tuyên bố chung

Ngày 20/5, các nhà lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã ra tuyên bố chung tại hội nghị thượng đỉnh ở Hiroshima (Nhật Bản), trong đó để ngỏ cánh cửa hợp tác với Trung Quốc và tránh leo thang căng thẳng giữa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với nhóm các cường quốc phương Tây và Nhật Bản.

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - Trung Á

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - Trung Á

Tối 18/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Đệ nhất phu nhân Bạch Lệ Viện đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - Trung Á, sự kiện nhằm tạo dựng tầm ảnh hưởng của khu vực trong bối cảnh các nhà lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) cũng nhóm họp ở Nhật Bản.

G7: Định hình và củng cố cấu trúc và quản trị toàn cầu

G7: Định hình và củng cố cấu trúc và quản trị toàn cầu

Việt Nam là một trong hai nước Đông Nam Á được Nhật Bản mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng năm nay. Sự tham dự của Việt Nam tại Hội nghị lần này khẳng định vai trò, vị thế và đóng góp cho nỗ lực chung nhằm thúc đẩy hợp tác, duy trì tăng trưởng và giải quyết các thách thức chung của cộng đồng quốc tế.

fb yt zl tw