Cẩn trọng với các bệnh viêm da trong mùa mưa lũ

Mưa lớn kéo dài gần 2 tuần nay tại các tỉnh thành miền bắc tiềm ẩn những mối nguy hại đến sức khoẻ. Bên cạnh các bệnh dịch như sốt xuất huyết, tiêu chảy, đau mắt đỏ… thì các vấn đề về da cũng khá thường gặp…

Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Thị Minh Phương, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, khi thời tiết thay đổi, mưa gió nhiều, độ ẩm không khí cao; nhiều khu lụt lội... khiến người dân dễ mắc các bệnh về da.

benh-da-lieu-6232-2060.jpg

Mưa lớn kéo dài gần 2 tuần nay tại các tỉnh thành miền bắc tiềm ẩn những mối nguy hại đến sức khoẻ. Bên cạnh các bệnh dịch như sốt xuất huyết, tiêu chảy, đau mắt đỏ… thì các vấn đề về da cũng khá thường gặp…

Bác sĩ Phương nhấn mạnh, trong thời điểm mưa lũ, các bệnh về da hay gặp nhất là bệnh da do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm.

Bệnh da do nấm hay gặp nhất là nấm kẽ bàn chân, nấm móng chân. Nguyên nhân chủ yếu do người dân lội nước nhiều, làn da bị mềm đi, khả năng bảo vệ trước môi trường giảm, khi đó tác nhân bên ngoài môi trường như nấm dễ chui vào. Nấm dễ phát triển trong môi trường nóng ẩm nên trong mùa mưa lũ, người dân dễ bị nấm kẽ, nấm bàn chân, nấm móng chân...

Bên cạnh đó, còn bệnh lý viêm da do vi khuẩn chủ yếu trong thời tiết mưa ẩm, da không còn độ đàn hồi tốt như trước nên dễ bị các vi khuẩn ngoài nấm xâm nhập như chốc, nhọt, viêm nang lông gây viêm da do nhiễm khuẩn.

Ngoài ra, khi người dân lội nước nhiều, nước có thể chứa nhiều tác nhân gây dị ứng, kích ứng dẫn tới bàn chân bị viêm da tiếp xúc kích ứng, viêm da tiếp xúc dị ứng.

Theo chuyên gia này, gần đây, Bệnh viện Da liễu Trung ương tiếp nhận khá nhiều trường hợp bệnh nấm bàn chân, nấm móng chân, nấm bẹn... viêm da do nhiễm trùng. "Bệnh nhân tăng lên so với mùa khô 30%", bác sĩ Phương cho hay.

Một điều đáng cảnh báo là hiện bệnh nhân hay có thói quen tự điều trị, nghe theo lời bạn bè mách sử dụng các loại thuốc khác nhau, nhưng thực tế bệnh lý về da rất phong phú, mỗi loại bệnh có thuốc khác nhau. Vì thế, nhiều người điều trị sai đắp lá, ngâm lá, hoặc đến viện khám khi có biến chứng bởi dùng tuýp thuốc không rõ nguồn gốc...

"Ngay cả khi bệnh nhân mang đến thuốc cho chúng tôi xem, họ cũng không hiểu thuốc đó trị bệnh gì, chỉ biết được mách. Như thế, bác sĩ chúng tôi rất khó điều trị và người bệnh có thể gặp tai biến do dùng thuốc không đúng.

Bên cạnh đó, một số người thích ngâm, đắp lá nhưng không biết khi đó sẽ làm kích ứng, da khô, nứt nẻ, thậm chí loét. Nếu bệnh nhân không được điều trị sẽ tiến triển nặng lên, sẽ dẫn tới tai biến do như ngứa, loét, chảy dịch, sưng nóng đỏ...", bác sĩ Phương nói.

Về hướng xử trí, bác sĩ Phương nhấn mạnh, khi gặp sự bất thường của làn da, người dân cần tìm chuyên gia da liễu để xử trí sớm. Người dân cần thay đổi thói quen trong mùa mưa lũ như không nên đi tất ẩm, giày ẩm, làm viêm kẽ do nấm, vi khuẩn; phải có thói quen vệ sinh thân thể sạch sẽ hằng ngày; không nên đi khám lung tung, cần đi khám đúng, điều trị đúng.

Để phòng bệnh ngoài da, người dân ở vùng lũ lụt cần chú ý vệ sinh môi trường sạch sẽ, bảo đảm sát khuẩn chân tay, cơ thể, sử dụng phương tiện bảo hộ như ủng, găng tay cao su khi tiếp xúc với các nguồn nước bẩn để tránh tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh.

Nếu phải lội nước mưa thì về nhà phải làm sạch, phải chấm khô kẽ chân, tay, giày dép phơi khô thì hãy sử dụng lại.

nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Góp yêu thương từ miền Trung gửi tới các tỉnh đang hứng chịu bão lũ tại miền Bắc

Góp yêu thương từ miền Trung gửi tới các tỉnh đang hứng chịu bão lũ tại miền Bắc

Từ Quảng Bình “rốn lũ miền Trung”, vùng thường xuyên gánh chịu thiên tai; thấu hiểu những khó khăn bà con các tỉnh miền Bắc đang gánh chịu do bão lũ, Trung tâm Vì sự Phát triển Phụ nữ Bắc Trung Bộ đã gửi những món quà dù nhỏ nhưng mang theo tình cảm và sự sẻ chia kịp thời, góp phần làm giảm bớt nỗi lo và khó khăn của những người đang cần sự hỗ trợ.

Người dân thị trấn Si Ma Cai khẩn trương khắc phục hậu quả đợt ngập lụt lịch sử

Người dân thị trấn Si Ma Cai khẩn trương khắc phục hậu quả đợt ngập lụt lịch sử

Trong 3 ngày (9 - 11/9), khu trung tâm thị trấn Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai, đặc biệt là các khu dân cư và cơ quan hành chính của huyện bị ngập sâu trong nước, có vị trí bị ngập khoảng 3 m. Đến ngày 12/9, nước lũ cơ bản đã rút, Nhân dân trên địa bàn thị trấn khẩn trương giúp nhau khắc phục hậu quả sau vụ ngập lụt lịch sử.

Các quán ăn, nhà hàng trên địa bàn huyện Bắc Hà chung tay hướng về người dân vùng lũ

Các quán ăn, nhà hàng trên địa bàn huyện Bắc Hà chung tay hướng về người dân vùng lũ

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 (Yagi), một số thôn, xã của huyện Bắc Hà đã bị ngập lụt, sạt lở nghiêm trọng gây thiệt hại cả về người và tài sản... Trước thực tế trên, một số quán ăn, nhà hàng trên địa bàn đã tiếp sức cả về vật chất, tinh thần để Nhân dân vùng lũ sớm ổn định cuộc sống.

Các đơn vị, doanh nghiệp trao hỗ trợ cho người dân vùng lũ

Các đơn vị, doanh nghiệp trao hỗ trợ cho người dân vùng lũ

Những ngày qua, mưa lũ đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Với truyền thống “tương thân, tương ái”, tinh thần “nhường cơm sẻ áo”, nhiều đơn vị, cá nhân trong và ngoài tỉnh đã chung tay hỗ trợ người dân vùng lũ.

Tập trung dọn rác khu vực thị trấn Phố Ràng

Tập trung dọn rác khu vực thị trấn Phố Ràng

Sau khi lũ rút, dọc các tuyến đường khu vực thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên, đặc biệt khu vực quanh chợ Phố Ràng rất nhiều rác. Thậm chí, rác đã bốc mùi khó chịu nên Công ty Môi trường Hoàng Yến và người dân đã khẩn trương, nhanh chóng hót dọn, vận chuyển đến nơi xử lý.

fbytzltw