Cần nhận diện rõ “khoảng trống” pháp lý về thuốc lá điện tử

LCĐT – Dù Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá đã được ban hành từ năm 2012 nhưng đến nay, hành vi hút thuốc nơi công cộng vẫn diễn ra phổ biến. Và với các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá thế hệ mới, nơi vẫn là “khoảng trống” về pháp lý, thì việc quản lý càng trở nên khó khăn hơn.

Do vậy, dưới góc nhìn của VOV Giao thông, để độc tố chết người ẩn sau vỏ bọc thời thượng không còn bủa vây cộng đồng; cần nhận diện rõ ràng thuốc lá điện tử, từ cả phía các cơ quan quản lý nhà nước đến người sử dụng và toàn xã hội.

Hơn 2.800 trường hợp tổn thương phổi cấp tính và 68 ca tử vong do thuốc lá điện tử được ghi nhận tại Mỹ tính đến năm 2020. Hơn 33% học sinh trung học Mỹ sử dụng ma túy thông qua hình thức thuốc lá điện tử. Nguy cơ mắc các bệnh ung thư cao gấp 15 lần thuốc lá thông thường.

Đó là những con số chắc chắn khiến nhiều người giật mình, đặc biệt là các bậc phụ huynh, khi không ít người bấy lâu nay vẫn có suy nghĩ sai lầm rằng thuốc lá điện tử là một cách cai nghiện thuốc lá điếu, là “thú chơi” mới sành điệu, không gây hại hoặc ít gây hại.

Và “giật mình” hơn nữa khi biết rằng Việt Nam đang có hơn 1,1 triệu người hút thuốc lá điện tử, tỷ lệ gia tăng tới… hơn 36 lần chỉ sau 5 năm (giai đoạn 2015 - 2020). Đặc biệt, ở nhóm học sinh từ lớp 10 đến lớp 12, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử lên tới 12,6%. Để dễ hình dung thì trung bình cứ một trường cấp 3 sẽ có khoảng trên dưới 100 em từng sử dụng.

Tác hại của thuốc lá điện tử đã được cảnh báo rất nhiều lần trong gần chục năm qua, nhưng tỷ lệ sử dụng không những không giảm mà còn tăng “chóng mặt”, đòi hỏi các biện pháp quản lý cụ thể và quyết liệt hơn nữa, chứ không thể dừng lại ở mức cảnh báo.

Trước hết là từ phía cơ quan quản lý, việc đầu tiên phải làm và cần làm sớm là hoàn thiện hàng lang pháp lý liên quan thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng để khỏa lấp “khoảng trống” hiện nay. Trong đó, đề nghị cấm toàn bộ sản phẩm thuốc lá thế hệ mới của Bộ Y tế được đông đảo giới chuyên gia và người dân ủng hộ, phù hợp với xu hướng thế giới.

Tuy nhiên, việc xây dựng hành lang pháp lý cần thời gian dài, do vậy trước mắt, các cơ quan hữu quan cần đẩy mạnh biện pháp xử lý theo những quy định hiện hành.

Cơ quan quản lý thông tin, truyền thông cần tích cực rà soát, phát hiện và xử lý kịp thời, gỡ bỏ các trang web, mạng xã hội quảng cáo, mua bán sản phẩm thuốc lá điện tử; phối hợp cơ quan công an, lực lượng quản lý thị trường để thu giữ sản phẩm, bởi thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha chưa được phép nhập khẩu vào Việt Nam, hành vi buôn bán là trái phép.

Thứ hai là sự “nhận diện” từ phía người dân. Bên cạnh việc mỗi người tự cập nhật thông tin thì việc đẩy mạnh truyền thông, giáo dục là trách nhiệm của các ban, ngành, địa phương, đặc biệt là các trường học.

Các chương trình cảnh báo tác hại của thuốc lá điện tử cần được thực hiện thường xuyên, liên tục trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt là thông qua các hội nhóm, fanpage, cá nhân có tầm ảnh hưởng trên Facebook, Instagram, Tiktok…

Thông điệp truyền thông cần dễ hiểu, ấn tượng, nhấn mạnh vào tác hại của thuốc lá điện tử thậm chí hơn cả thuốc lá truyền thống, và đi kèm hình ảnh minh họa cụ thể. Trên thực tế, những hình ảnh rùng rợn từ các bệnh lý liên quan thuốc lá được in trên bao bì đã có tác động mạnh đến ý thức người sử dụng, đặc biệt là nhóm người vẫn hút thuốc dù đã biết nguy hại.

Với đối tượng học sinh, sinh viên, cần sự quan tâm, giám sát từ phía nhà trường và đặc biệt là gia đình. Các em đang ở độ tuổi thích khám phá, thích thể hiện bản thân, thậm chí là chống đối thầy cô và cha mẹ, nên việc nhắc nhở, khuyên bảo cần được thực hiện khéo léo, kiên trì.

Chương trình giáo dục trong nhà trường cũng cần thường xuyên cập nhật kiến thức mới, trang bị cho học sinh kỹ năng “chống đỡ” các thông điệp mời gọi từ internet hay bạn bè.

Không chỉ quan tâm giám sát người thân, mỗi người cũng cần lên tiếng trước hành vi hút thuốc nơi công cộng, cùng chia sẻ kiến thức với cộng đồng và tố giác hành vi phạm tội. Chỉ khi có sự “nhận diện” đầy đủ và chung tay thực hiện từ cả cơ quan quản lý đến mỗi người dân thì thuốc lá điện tử nói riêng và thuốc lá nói chung mới không còn bủa vây cộng đồng.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bắc Hà: Tổ chức tuyên truyền pháp luật theo hình thức sân khấu hóa

Bắc Hà: Tổ chức tuyên truyền pháp luật theo hình thức sân khấu hóa

Ngày 4/11, tại Trường THPT số 1 Bắc Hà, Huyện đoàn Bắc Hà phối hợp với Hội Phụ nữ huyện và nhà trường tổ chức Chương trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong đoàn viên, thanh niên hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam (9/11). Nội dung tuyên truyền được triển khai theo hình thức sân khấu hóa qua các tiểu phẩm hấp dẫn.

Nhận diện bẫy lừa đảo cờ bạc

Nhận diện bẫy lừa đảo cờ bạc

Trong những năm gần đây, hình thức lừa đảo thông qua việc soi số lô - đề ngày càng trở nên tinh vi và phổ biến, đặc biệt trên các nền tảng mạng xã hội. Những lời quảng cáo hấp dẫn về khả năng trúng thưởng cao, kết hợp với chiêu trò hứa hẹn hoàn tiền nếu không trúng, đã khiến nhiều người rơi vào bẫy.

Cảnh giác trước các cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực

Cảnh giác trước các cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực

Thời gian gần đây, Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đã ghi nhận nhiều trường hợp khách hàng bị quấy rối bởi các cuộc gọi từ số điện thoại lạ, giả danh nhân viên điện lực để lừa đảo. Những hành vi này không chỉ gây thiệt hại về tài chính cho người dân mà còn làm ảnh hưởng đến uy tín ngành điện.

Thủ tướng yêu cầu trước ngày 31/10 các địa phương phải ban hành đầy đủ văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai

Thủ tướng yêu cầu trước ngày 31/10 các địa phương phải ban hành đầy đủ văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương tập trung ban hành đầy đủ các nội dung được giao quy định chi tiết trong Luật Đất đai và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, hoàn thành trước ngày 31/10/2024.

Xuất hiện tội phạm công nghệ đánh cắp thông tin đăng nhập thư điện tử

Xuất hiện tội phạm công nghệ đánh cắp thông tin đăng nhập thư điện tử

Ngày 18/10, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam - VNCERT/CC, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cảnh báo: Trên thế giới đang diễn ra một chiến dịch lừa đảo tinh vi, lợi dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ mạo danh để đánh cắp thông tin đăng nhập Gmail của người dùng.

119 người được phổ biến giáo dục pháp luật đợt IV/2024

119 người được phổ biến giáo dục pháp luật đợt IV/2024

Sáng 18/10, huyện Bát Xát tổ chức hội nghị phổ biến giáo dục pháp luật đợt IV/2024 cho 119 người là thành viên Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật huyện; báo cáo viên pháp luật, các cơ quan, đơn vị liên quan; lãnh đạo UBND, công an, công chức tư pháp - hộ tịch 21 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

"Bùng phát" lừa đảo mạo danh shipper giao hàng

"Bùng phát" lừa đảo mạo danh shipper giao hàng

Thời gian gần đây, các vụ giả mạo shipper, mạo danh hãng chuyển phát để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản gia tăng. Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông - TT&TT) khuyến nghị người dân nâng cao cảnh giác, không truy cập vào đường dẫn do đối tượng lạ gửi.

Chiến dịch tuyên truyền “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024”

Chiến dịch tuyên truyền “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024”

Để tăng cường nâng cao nhận thức cho người dân giảm thiểu các nguy cơ bị lừa đảo trên không gian mạng, từ ngày 10/10/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai Chiến dịch “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng”.

fbytzltw