Cần luật hóa mô hình bác sĩ gia đình

LCĐT - Trong phiên thảo luận sáng 13/6 tại Hội trường Diên Hồng, Tòa nhà Quốc hội về Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), đại biểu Lê Thu Hà, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai đã phát biểu đề cập đến “Mô hình bác sĩ gia đình” với những dẫn chứng, lập luận hết sức thuyết phục... Báo Lào Cai lược ghi nội dung bài phát biểu này.

Mở đầu bài phát biểu, đại biểu Lê Thu Hà bày tỏ sự đồng tình cao về nội dung tờ trình Dự án Luật Khám, chữa bệnh (sửa đổi) của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội của Quốc hội. Đại biểu cho rằng, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết, nhất là việc định hướng lấy người bệnh làm trung tâm, qua đó góp phần thay đổi hệ thống và tạo ra những giá trị bền vững cho ngành y tế.

Cần luật hóa mô hình bác sĩ gia đình ảnh 1
Đại biểu Lê Thu Hà phát biểu tại Hội trường Quốc hội sáng 13/6.

Đại biểu Lê Thu Hà cho rằng, quá tải bệnh viện tuyến trên là một trong những vấn đề nan giải của ngành y tế. Vì nhiều lý do, chúng ta đã bỏ qua những vấn đề hết sức cơ bản của một nền y tế lành mạnh, trong khi tập trung nguồn lực để khắc phục nhưng không thực sự hiệu quả thì bước đi chính xác là mô hình bác sĩ gia đình lại chưa được quan tâm triển khai và thiếu vắng các quy định cần thiết trong Dự án Luật sửa đổi lần này.

Thế giới đã phát triển từ nhiều năm trước

Đại biểu Lê Thu Hà dẫn chứng, mô hình bác sĩ gia đình là mô hình chăm sóc sức khỏe tuyến đầu khá phổ biến ở nước ngoài, được áp dụng thành công từ nhiều thập kỷ trước ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Canada, Úc... Tại khu vực Đông Nam Á, các quốc gia như Malaysia, Philippine cũng đã áp dụng từ lâu. Theo mô hình này, thông thường mỗi bác sĩ phụ trách một danh sách bệnh nhân nhất định, các bệnh nhân được đăng ký một bác sĩ gia đình cụ thể để chăm sóc sức khoẻ cho họ. Việc thăm khám cho bệnh nhân hầu hết được thực hiện tại nhà, để được khám tại tuyến trên, các bệnh nhân phải được sự giới thiệu của bác sĩ gia đình.

Tại quốc gia có nhiều thành tựu về y tế là Cuba, từ những năm 1980 quốc gia này đã đưa ra chương trình bác sĩ gia đình, trong đó các nhân viên y tế, bác sĩ phụ trách từng khu vực dân cư và chịu trách nhiệm về các vấn đề giáo dục y tế và y tế dự phòng với tỷ lệ 1 nhân viên y tế trên 159 người dân. 

Trong quá trình phát triển, hệ thống y tế Cuba tập trung mạnh vào phòng bệnh, sử dụng các phương tiện kỹ thuật thấp nhưng đặc biệt hiệu quả. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hệ thống y tế của Cuba được công nhận trên thế giới là xuất sắc và hiệu quả, đáng để các quốc gia học hỏi. Chính chiến lược tập trung vào giáo dục và y tế dự phòng, tận dụng các nguồn lực này đã khiến y tế Cuba trở thành nền y tế hiệu quả nhất, bảo đảm mọi công dân nghèo nhất đều tiếp cận được với dịch vụ y tế. 

Mới chỉ manh nha tại Việt Nam

Tại Việt Nam, mô hình phòng khám bác sĩ gia đình cũng đã được Bộ Y tế phê duyệt để nhân rộng và phát triển giai đoạn 2016-2020, với mục tiêu cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, toàn diện, liên tục cho cá nhân, gia đình và cộng đồng nhằm góp phần tăng cường chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu và giảm quá tải bệnh viện.

Bộ Y tế cũng đề ra những mục tiêu cụ thể đó là: Hoàn thiện mô hình phòng khám bác sĩ gia đình phù hợp thực tiễn Việt Nam; Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy về hoạt động của bác sĩ gia đình; Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực y học gia đình. Nhân rộng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình theo lộ trình để bảo đảm đến năm 2020 có khoảng 80% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai mô hình phòng khám bác sĩ gia đình trên phạm vi toàn tỉnh.

Cần luật hóa mô hình bác sĩ gia đình ảnh 2
Đại biểu Lê Thu Hà cho rằng mô hình bác sĩ gia đình mới mang tính manh nha tại Việt Nam.

Điều đáng nói là đến nay cả nước mới chỉ có 340 phòng khám bác sĩ gia đình: 256 phòng khám công lập và 84 phòng khám tư nhân, số phòng khám được cấp phép hoạt động theo Thông tư số 16/2014/TT-BYT là 198, số chưa được cấp phép hoạt động là 142. Trong giai đoạn 2013 - 2017, các phòng khám bác sĩ gia đình đã tổ chức lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho 81.765 người bệnh. Đến tháng 9/2021, số hồ sơ sức khỏe được lập tăng lên gần 16 triệu hồ sơ.

Đâu là nguyên nhân?

Theo đại biểu Lê Thu Hà, có nhiều lý do khiến việc triển khai mô hình phòng khám bác sĩ gia đình chưa thực sự hiệu quả, một trong những nguyên nhân hàng đầu Bộ Y tế chưa có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về việc triển khai mô hình phòng khám bác sĩ gia đình; nguồn nhân lực được đào tạo và có chuyên môn về y học gia đình còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu; việc cấp chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân còn nhiều bất cập (trong khi ở các nước đây là lực lượng chủ chốt); không có cơ chế tài chính đảm bảo nguồn thu cho các cơ sờ y học gia đình để duy trì, phát triển; các cơ sở y học gia đình chưa ký được bảo hiểm y tế ban đầu nên chưa khuyến khích được sự tham gia; thanh toán bảo hiểm y tế các dịch vụ mô hình phòng khám bác sĩ gia đình gặp nhiều khó khăn; phí dịch vụ khám, chữa bệnh tại nhà còn mang tính tự phát, chưa được thanh toán bảo hiểm y tế; quy định về thông tuyến dẫn đến việc người bệnh có nhiều sự lựa chọn về nơi khám bệnh, chữa bệnh ban đầu đã làm giảm vai trò của bác sĩ gia đình.

Đề xuất của đại biểu

Để tháo gỡ những bất cập nêu trên, tạo điều kiện để mô hình bác sĩ gia đình phát triển đúng hướng, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc ban đầu theo hướng toàn diện và liên tục, giúp sàng lọc bệnh tật, chuyển tuyến phù hợp, góp phần giảm quá tải bệnh viện tuyến trên, giảm gánh nặng kinh tế cho bệnh nhân nói riêng và xã hội nói chung, đại biểu Lê Thu Hà đề nghị:

Cần luật hóa mô hình bác sĩ gia đình ảnh 3
Đại biểu Lê Thu Hà đề xuất một số giải pháp phát triển mô hình bác sĩ gia đình.

Cần luật hoá, tạo cơ sở pháp lý để phát triển và nhân rộng mô hình phòng khám bác sĩ gia đình. Dự thảo Luật đã đổi mới một số quy định liên quan đến điều kiện bảo đảm thực hiện cho hoạt động khám, chữa bệnh bao gồm tổ chức hệ thống cung ứng dịch vụ y tế theo 3 cấp chuyên môn; thay đổi cách tiếp cận về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; sửa đổi điều kiện cấp giấy phép hành nghề; đào tạo, bồi dưỡng người hành nghề; quy định nguồn tài chính cho khám, chữa bệnh, ngân sách Nhà nước chi cho công tác khám, chữa bệnh....  Đại biểu cũng đề nghị bổ sung đối tượng bác sĩ gia đình và các nguyên lý y học gia đình trong các nội dung sửa đổi này.

Đại biểu Lê Thu Hà cũng cho rằng, trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu, giáo dục sức khoẻ đóng vai trò đặc biệt quan trọng (nền y tế của Cuba là một ví dụ) nên đề nghị dự thảo Luật cần bổ sung thêm quy định về nội dung này. Theo đó, giáo dục sức khoẻ cần được phổ cập trong toàn xã hội, trở thành môn học bắt buộc trong hệ thống trường học ngay từ cấp tiểu học để trang bị cho công dân những kiến thức y học cần thiết tự chăm sóc bản thân và hỗ trợ những người xung quanh trong trường hợp cần thiết.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) trao thiết bị, dụng cụ phòng chống thiên tai và bàn giao công trình công ích tại xã Phúc Khánh

Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) trao thiết bị, dụng cụ phòng chống thiên tai và bàn giao công trình công ích tại xã Phúc Khánh

Chiều ngày 1/7 và sáng ngày 2/7, tại xã Phúc Khánh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lào Cai phối hợp cùng Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) và UBND xã Phúc Khánh tổ chức lễ bàn giao các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác phòng chống thiên tai cho địa phương và bàn giao công trình công ích.

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí trong Ban Chỉ đạo ấn nút khai trương ra mắt hệ thống 3 nền tảng số phục vụ giám sát triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW.

Tập trung cao độ, hành động quyết liệt 8 vấn đề về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Sáng 2-7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến với các địa phương. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương chủ trì hội nghị.

Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy tại cơ sở kinh doanh.

Lào Cai: Giữ vững an ninh trật tự trong chuyển đổi mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Từ ngày 1/7/2025, Lào Cai cùng nhiều địa phương trên cả nước chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp: cấp tỉnh và cấp xã. Hệ thống hành chính mới không còn cấp huyện, đồng thời nhiều xã, phường được sáp nhập, mở rộng quy mô về địa giới và dân số. Trong bối cảnh nhiều thay đổi mang tính bước ngoặt, việc đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) tiếp tục là nhiệm vụ then chốt, giữ vai trò nền tảng cho sự ổn định và phát triển.

Hình ảnh trang nhất báo Đảng địa phương xuất bản ngày 1/7 sau khi sáp nhập tỉnh, thành phố

Hình ảnh trang nhất báo Đảng địa phương xuất bản ngày 1/7 sau khi sáp nhập tỉnh, thành phố

Từ ngày 1/7/2025, "giang sơn" được sắp xếp lại với 34 tỉnh, thành phố nhằm kiến tạo không gian phát triển, phù hợp với giai đoạn đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu trang nhất của các báo Đảng địa phương xuất bản trong "ngày lịch sử" này.

Khí thế mới, quyết tâm cao

Ngày đầu làm việc của xã, phường mới: Khí thế mới, quyết tâm cao

Sau quá trình sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Lào Cai, hôm nay (1/7) là buổi làm việc đầu tiên của đơn vị hành chính cấp xã mới. Tại các địa phương, tổ chức bộ máy được nhanh chóng kiện toàn, hoạt động hành chính vận hành thông suốt. Đội ngũ cán bộ, công chức thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, sẵn sàng thích ứng để phục vụ người dân tốt nhất.

fb yt zl tw