Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Cần gỡ những “điểm nghẽn” trong giải quyết thủ tục hành chính

Cần gỡ những “điểm nghẽn” trong giải quyết thủ tục hành chính

Lào Cai hiện có 27 cơ quan, đơn vị thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, gồm 21 sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; bộ phận một cửa của UBND thành phố Lào Cai; 3 đơn vị ngành dọc của trung ương đóng trên địa bàn và 2 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ công. Ngoài ra còn có bộ phận tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của 8 huyện, thị xã và 152 xã, phường, thị trấn.

Từ đầu năm 2021 đến hết quý I/2024, các cấp chính quyền trong tỉnh đã cắt giảm, đơn giản hóa 977/1.885 thủ tục hành chính và thực hiện giảm tối thiểu 30% thời gian giải quyết so với quy định của Trung ương.

Đặc biệt, cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số đã đạt những kết quả nổi bật như tích hợp, cung cấp 21/25 dịch vụ công thiết yếu và hơn 4.400 dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; 1.797 thủ tục hành chính đủ điều kiện thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình và một phần thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh.

2.png

Mặc dù đã đạt những kết quả quan trọng nhưng trên thực tế, việc tổ chức giải quyết thủ tục hành chính từ tỉnh đến xã vẫn còn khó khăn, vướng mắc về vấn đề số hóa hồ sơ kết quả giải quyết thủ tục hành chính, tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính; việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính… Cùng với đó, cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật của các cơ quan, đơn vị, địa phương, nhất là ở các xã vùng cao, vùng khó khăn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.

3.png

Hoàng Liên là xã vùng ven của thị xã Sa Pa. Những năm qua, xã này đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo đánh giá của chính quyền địa phương thì việc thực hiện những thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến cuộc sống thường ngày của người dân như thủ tục hành chính về đất đai, thừa kế, hộ tịch, hộ khẩu vẫn còn một số vướng mắc.

Mặc dù đã có nhiều cải cách nhưng việc giải quyết thủ tục hành chính về đất đai vẫn rất phức tạp, đòi hỏi đội ngũ công chức phải có chuyên môn sâu, am hiểu quy định pháp luật... Bên cạnh đó, chất lượng hạ tầng công nghệ thông tin, dữ liệu quản lý về đất đai để khai thác rất ít, trình độ công chức địa chính có hạn, nhiều người dân chưa biết thực hiện các quy trình nộp hồ sơ trực tuyến…

Đồng chí Má A Lủ, Chủ tịch UBND xã Hoàng Liên.

Còn chị Lồ Dìn Soáng, công chức tư pháp xã Thanh Bình (huyện Mường Khương) cho biết: Có một số thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền cấp xã thực hiện như đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu, xác nhận nơi cư trú, xác định tình trạng hôn nhân, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi... đang có nhiều bước rườm rà, bất cập, gây khó khăn cho người dân khi nộp hồ sơ và quá trình thực hiện của công chức. Không chỉ vậy, hình thức thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia có cấu hình nhiều ngân hàng, tuy nhiên khi thanh toán, người dân chỉ có thể thực hiện 1 đến 2 ngân hàng hoặc qua 1 ví điện tử...

5.png

Không chỉ tuyến cơ sở, mà việc thực hiện các thủ tục hành chính ở các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh cũng đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Nguyên nhân là do phải sử dụng quá nhiều phần mềm: Phần mềm giải quyết các thủ tục hành chính tại các cơ quan nhà nước theo cơ chế một cửa (VNPT iGate), phần mềm báo cáo Chính phủ, phần mềm đăng ký kinh doanh, phần mềm hệ thống thông tin đất đai (VBDLIS), phần mềm hộ tịch, phần mềm chứng thực điện tử, phần mềm chứng thực của Sở Tư pháp Lào Cai... Trong khi một số phần mềm chưa tương thích hoặc chưa được liên kết, gây khó khăn trong việc khai thác, tra cứu thông tin cho công chức tại bộ phận một cửa, đặc biệt là các thủ tục liên quan đến đất đai.

Đơn vị đang gặp một số vướng mắc như việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai của các bộ, ngành còn chậm và phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần. Cùng với đó, dữ liệu về hồ sơ địa chính lập chưa đầy đủ và việc cập nhật, chỉnh lý biến động chưa được thực hiện thường xuyên theo quy định. Đặc biệt hiện nay, sự liên thông giữa phần mềm iGATE của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam và phần mềm VBDLIS của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội chưa đồng bộ hoặc phần mềm Hệ thống quản lý trước bạ nhà đất của cơ quan thuế với phần mềm Hệ thống quản lý đất đai VBDLIS còn một số lỗi, dẫn đến khó khăn trong việc làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Ông Hoàng Đức Long, Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh.

4.png

Trong quá trình đi thực tế, phóng viên cũng tiếp nhận một số ý kiến phản hồi từ các công chức ở trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh và UBND các huyện, xã, phường, thị trấn. Hầu hết cho rằng, danh mục thủ tục hành chính, quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thường xuyên thay đổi, nhưng việc cập nhật, cấu hình lên Cổng dịch vụ công thường có độ trễ lớn; nhiều thủ tục hành chính còn rườm rà, chưa thống nhất với nhiều khâu, nhiều bước chưa sát với thực tế giải quyết. Cùng với đó, các văn bản quy phạm pháp luật thường xuyên thay đổi, gây khó khăn cho việc rà soát, công bố, niêm yết thủ tục hành chính.

6.png

Lý giải về những hạn chế, thiếu sót của hệ thống phần mềm giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan nhà nước theo cơ chế một cửa (VNPT iGate), ông Trần Minh Đức, Giám đốc VNPT Lào Cai cho biết: Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên, đó là hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, viễn thông của nhiều cơ quan, địa phương còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu trong giải quyết thủ tục hành chính. Thứ nữa là quy trình giải quyết thường xuyên có sự thay đổi nên khó khăn trong cấu hình lại trên hệ thống phần mềm… VNPT Lào Cai sẽ tiếp tục rà soát những bất cập của hệ thống phần mềm để đề xuất với tỉnh triển khai các giải pháp toàn diện.

5.png

Ông Phạm Văn Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Lào Cai khẳng định: Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn quan tâm thực hiện các nội dung cải cách hành chính, trong đó xác định cải cách thủ tục hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt. Hiện tại, những vướng mắc, khó khăn trong cải cách thủ tục hành chính đã được tỉnh và các ngành, địa phương tìm giải pháp khắc phục.

Tuy nhiên, ngoài nguyên nhân chủ quan từ hệ thống dịch vụ công và đội ngũ công chức thì còn những nguyên nhân khách quan như sự tiếp cận công nghệ thông tin của người dân còn nhiều hạn chế; nhiều công dân chưa có tài khoản dịch vụ công quốc gia hoặc tài khoản VneID để nộp hồ sơ trực tuyến và thực hiện các thủ tục hành chính…

Thời gian tới, tỉnh cần đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng công nghệ và thông tin cho các cơ quan, đơn vị, địa phương, đồng thời tăng cường đào tạo nâng cao trình độ công nghệ thông tin cho đội ngũ công chức. Các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, phần mềm cũng cần tích cực vào cuộc để khắc phục những lỗi kỹ thuật, tăng cường thực hiện kết nối, tích hợp, chia sẻ các thông tin, dữ liệu phục vụ giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp. Các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc tự giác thiết lập tài khoản VneID để nộp hồ sơ trực tuyến…

Ông Phạm Văn Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Lào Cai.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Triển khai đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với sự phục vụ của cơ quan thuế

Triển khai đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với sự phục vụ của cơ quan thuế

Để thu thập thông tin phục vụ việc triển khai các giải pháp nhằm tăng cường năng lực công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, nâng cao chất lượng phục vụ của cơ quan thuế với người nộp thuế, Cục Thuế tỉnh Lào Cai triển khai khảo sát, lấy ý kiến đánh giá về sự hài lòng của người nộp thuế đối với cơ quan thuế năm 2024.

Nâng cao mức độ hài lòng của người dân

Nâng cao mức độ hài lòng của người dân

Tháng 4 vừa qua, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Từ 1/7/2024, giải quyết liên thông điện tử thủ tục Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi

Từ 1/7/2024, giải quyết liên thông điện tử thủ tục Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi

Chính phủ ban hành Nghị định số 63/2024/NĐ-CP ngày 10/6/2024 quy định việc thực hiện liên thông điện tử 2 nhóm thủ tục hành chính: Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi; đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, giải quyết mai táng phí, tử tuất.

Nâng cao hiệu quả công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng

Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5: Nâng cao hiệu quả công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng

Những năm qua, Sở Khoa học và Công nghệ chỉ đạo Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tích cực đổi mới phương thức hoạt động, đặc biệt là giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về đo lường, xác định đo lường chất lượng là một trong những công cụ, giải pháp góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân

Nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân

Cấp xã là cấp chính quyền đầu tiên tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, việc phát huy vai trò của cấp ủy đảng, chính quyền trong cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân đã góp phần thực hiện tốt mục tiêu cải cách hành chính chung của toàn tỉnh.

Xã Gia Phú: 95% hồ sơ công việc tại xã luân chuyển trên môi trường mạng

Xã Gia Phú: 95% hồ sơ công việc tại xã luân chuyển trên môi trường mạng

Theo thông tin của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số huyện Bảo Thắng, hiện Gia Phú là một trong xã đi đầu về cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng chuyển đổi số trong thực hiện hành chính công với hơn 95% hồ sơ công việc tại xã được quản lý, xử lý và luân chuyển trên môi trường mạng (số còn lại thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

fbytzltw