Cần có sự chung sức, đồng lòng của toàn xã hội để văn hóa phát triển bền vững

Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh, để văn hóa phát triển, cần có sự chung sức, đồng lòng của toàn xã hội.

2-6664-6442.jpg
Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu.

Sáng 26/10, tại phiên thảo luận tổ trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đại biểu Quốc hội Đoàn Kon Tum Nguyễn Văn Hùng đánh giá cao báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024 và phương hướng năm 2025.

Ông nhấn mạnh, báo cáo đã đề cập sâu sắc đến nhiều lĩnh vực, trong đó có văn hóa - nền tảng của sự phát triển bền vững đất nước.

Thành quả từ sự chung sức của toàn xã hội

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và sự phát triển không ngừng của đất nước, văn hóa ngày càng nhận được sự quan tâm đặc biệt từ Đảng và Nhà nước.

Với tinh thần đó, lĩnh vực văn hóa không ngừng phát triển, trở thành động lực đóng góp quan trọng vào kinh tế-xã hội, đồng thời bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, đúng với định hướng "xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" mà Nghị quyết Trung ương 5, khóa XIII đã đề ra.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng điểm lại nhiều hoạt động văn hóa lớn được tổ chức rộng khắp, lan tỏa những giá trị tốt đẹp, góp phần nâng cao nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân.

Ông nhấn mạnh rằng, những thành quả này không chỉ nhờ nỗ lực của ngành văn hóa mà còn là kết quả của sự chung tay từ các cấp, ngành, địa phương và toàn xã hội.

“Xây dựng môi trường văn hóa tại cơ sở ngày càng khởi sắc, bồi đắp tâm hồn và nuôi dưỡng nhân cách cho người dân ở mọi vùng, miền”, Bộ trưởng nói, đồng thời đưa ra những điển hình làm tốt việc xây dựng môi trường văn hóa cơ sở như ở Kon Tum, hay các sự kiện như kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - những minh chứng rõ nét cho sức mạnh của văn hóa trong đời sống cộng đồng.

Về lĩnh vực du lịch, Bộ trưởng đánh giá ngành đã phục hồi và phát triển mạnh sau đại dịch Covid-19, với nhiều địa phương đạt được chỉ số tăng trưởng ấn tượng, thậm chí vượt giai đoạn trước dịch.

Về thể thao, Bộ đang triển khai Chiến lược phát triển thể dục thể thao giai đoạn mới và Kết luận 70 của Bộ Chính trị, chú trọng đến việc cải thiện thành tích trên các đấu trường quốc tế. Theo Bộ trưởng, để nâng cao thành tích thể thao, cần có sự đầu tư lớn, bài bản và lâu dài - điều mà các nền kinh tế lớn trên thế giới đã thực hiện.

Bộ cũng phối hợp với các cơ quan liên quan để tháo gỡ điểm nghẽn trong chế độ, chính sách cho đội ngũ nghệ sĩ, vận động viên nhằm bảo đảm công bằng và tạo điều kiện phát triển tốt hơn.

Tiềm năng công nghiệp văn hóa

Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu.
Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu.

Một trong những điểm nổi bật trong báo cáo của Chính phủ là việc đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp văn hóa - lĩnh vực mới, có nhiều tiềm năng và được Chính phủ đặc biệt quan tâm.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng chia sẻ, lần đầu tiên Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì Hội nghị về phát triển ngành công nghiệp văn hóa, và trước đó đã giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng chiến lược phát triển lĩnh vực này.

Ông nhấn mạnh, phát triển công nghiệp văn hóa là xu hướng tất yếu, nhưng Việt Nam đi sau so với các nước, đòi hỏi phải “đi tắt, đón đầu” bằng cách dựa trên 3 trụ cột: Vai trò kiến tạo của nhà nước trong việc ban hành chính sách; sự tham gia của nhà đầu tư để khai thác và phát triển tài nguyên văn hóa; và vai trò sáng tạo của văn nghệ sĩ nhằm làm phong phú hơn nội dung văn hóa.

Nhìn về năm 2025 - năm tăng tốc tiến tới đích, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ trình Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Luật Quảng cáo (sửa đổi) và Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung các luật là tất yếu, phù hợp với nhu cầu thực tiễn và dựa trên các nguyên tắc minh bạch, phân cấp rõ ràng.

Ông cũng bày tỏ mong muốn các đại biểu Quốc hội ủng hộ để khơi thông nguồn lực cho văn hóa, hướng tới xây dựng nền văn hóa tiên tiến, giàu bản sắc, lan tỏa sức mạnh mềm của Việt Nam ra quốc tế.

Bộ trưởng khẳng định, lĩnh vực văn hóa không chỉ đơn thuần là nhiệm vụ của một ngành mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội. “Cần có sự đồng hành của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và mọi người dân để văn hóa Việt Nam thực sự phát triển bền vững, đóng góp hiệu quả vào sự phát triển chung của đất nước”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cân đối giữa việc bảo vệ di sản và bảo đảm cuộc sống của người dân

Cân đối giữa việc bảo vệ di sản và bảo đảm cuộc sống của người dân

Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc bảo vệ di sản không chỉ dừng lại ở xác định khu vực bảo vệ, mà còn cần tính đến cách khai thác, sử dụng di sản bền vững, để vừa bảo tồn được giá trị văn hóa, vừa phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm cuộc sống người dân.

[Ảnh] Độc đáo thổ cẩm thêu tay của phụ nữ dân tộc Dao đỏ Sa Pa

[Ảnh] Độc đáo thổ cẩm thêu tay của phụ nữ dân tộc Dao đỏ Sa Pa

Thổ cẩm thêu tay của phụ nữ Dao đỏ ở Sa Pa rất độc đáo, bởi các hoa văn đặc sắc và màu sặc sỡ. Để làm được một bộ trang phục hoàn chỉnh, mỗi chị em phụ nữ phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Sự tỷ mỷ trong mỗi công đoạn đã tạo nên những nét riêng biệt của trang phục dân tộc Dao đỏ.

Bắc Hà: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

Bắc Hà: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

“Cao nguyên trắng” Bắc Hà là nơi sinh sống của 14 dân tộc anh em, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 84%. Những năm qua, huyện Bắc Hà luôn nỗ lực, chú trọng bảo tồn, phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc. Từ đó, tạo được sức lan toả trong cộng đồng, góp phần thực hiện mục tiêu đưa Bắc Hà trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của khu vực Tây Bắc.

Người Dao ở Văn Bàn giữ gìn văn hóa truyền thống

Người Dao ở Văn Bàn giữ gìn văn hóa truyền thống

Tới thăm xóm người Dao ở thôn Khổi Nghè, xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn, chúng tôi gặp các bà, các chị đang miệt mài ngồi thêu bên hiên nhà. Trong bộ trang phục truyền thống, các bà, các chị đưa những đường kim mũi chỉ tạo hình lên các tấm vải nhỏ trên tay, vừa vui vẻ trò chuyện.

Đi tìm vẻ đẹp của chiếc khăn rằn

Đi tìm vẻ đẹp của chiếc khăn rằn

Cả đời gắn bó với chiếc khăn rằn, tình yêu đó cũng thôi thúc soạn giả Nhâm Hùng - nguyên Phó Giám đốc Nhà hát Tây Đô, viết tới 31 đầu sách, trong đó cuốn sách “Văn hoá khăn rằn”.

[Ảnh] Độc đáo phong tục “giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” của người Xá Phó

[Ảnh] Độc đáo phong tục “giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” của người Xá Phó

“Giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” là những nghi thức độc đáo được lưu truyền từ nhiều đời nay trong cộng đồng người Xá Phó ở xã Kim Sơn (huyện Bảo Yên). Những nghi thức này là “linh hồn” trong lễ ăn cơm mới của cộng đồng Xá Phó. Trong văn hóa của đồng bào Xá Phó, ăn cơm mới là nét văn hóa đặc trưng không thể thiếu mỗi khi thu về - thời điểm những cánh đồng ngả màu vàng óng chờ thu hoạch.

[Ảnh] Rực rỡ trang phục người Dao tuyển Thanh Bình

[Ảnh] Rực rỡ trang phục người Dao tuyển Thanh Bình

Ở xã Thanh Bình (huyện Mường Khương), trong những nếp nhà người Dao dù làm theo phong cách truyền thống hay hiện đại vẫn lưu giữ rất nhiều nét đẹp văn hóa dân tộc từ lời ăn tiếng nói, tín ngưỡng dân gian đến các điệu dân ca… Đặc biệt, bên góc nhỏ hiên nhà, bạn sẽ được khám phá một kho truyền thống, những tri thức dân gian quý mà các cô gái Dao tuyển vẫn cần mẫn thực hành trong việc làm trang phục truyền thống của dân tộc.

Tập huấn nghiệp vụ tổ chức hoạt động Câu lạc bộ văn nghệ quần chúng

Tập huấn nghiệp vụ tổ chức hoạt động Câu lạc bộ văn nghệ quần chúng

Ngày 20/10, tại thị xã Sa Pa, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Lào Cai, UBND thị xã Sa Pa tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ tổ chức hoạt động Câu lạc bộ văn nghệ quần chúng cho hơn 200 học viên đến từ hệ thống trung tâm văn hóa thuộc các tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã trên toàn quốc.

Khai mạc Liên hoan Truyền hình, Phát thanh CAND lần thứ XIV năm 2024: Chuyển đổi - Sáng tạo - Bứt phá

Khai mạc Liên hoan Truyền hình, Phát thanh CAND lần thứ XIV năm 2024: Chuyển đổi - Sáng tạo - Bứt phá

Tối 20/10, tại Nhà hát Đó bên bờ biển Nha Trang (Khánh Hòa), Liên hoan Truyền hình, Phát thanh CAND lần thứ XIV - 2024 chính thức khai mạc. Sự kiện được truyền hình trực tiếp trên Kênh truyền hình CAND (ANTV), Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Khánh Hòa (KTV) cùng các nền tảng số của ANTV.

Triển lãm ảnh về di sản Việt Nam qua phim

Triển lãm ảnh về di sản Việt Nam qua phim

Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Triển lãm ảnh “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII), diễn ra tại Hà Nội từ ngày 7 đến 11/11.

Vai trò cộng đồng trong bảo tồn di sản địa chất

Vai trò cộng đồng trong bảo tồn di sản địa chất

Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng (công viên địa chất) có diện tích hơn 3.500 km2, nằm trên địa bàn 9 huyện cùng thành phố Cao Bằng với 130 điểm di sản địa chất đa dạng, độc đáo, bao gồm các điểm di sản hóa thạch, trầm tích biển, đá núi lửa, khoáng sản, cảnh quan đá vôi, hang động, thác nước…, trong đó có nhiều cảnh quan đẹp nổi tiếng, đây có thể coi là tài nguyên du lịch nổi bật của tỉnh Cao Bằng.

Giữ hồn quê trong từng nếp áo

Giữ hồn quê trong từng nếp áo

Khi nhiều làng nghề truyền thống đang phải đối mặt với nguy cơ mai một, thì tại làng Trạch Xá vẫn đang giữ gìn và phát triển nghề may áo dài truyền thống với bí quyết rất đặc biệt: “Trong dán hồ, ngoài phô trứng nhện”.

fbytzltw