Campuchia đối mặt với những thách thức về cải cách hệ thống giáo dục

Campuchia đang trong lộ trình vững chắc bước ra khỏi nhóm các nước kém phát triển (LDC) vào cuối năm 2029. Tuy nhiên, nước này cũng đang phải đối mặt với thách thức lớn về cải cách hệ thống giáo dục nhằm đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao cho giai đoạn phát triển mới.

Theo báo cáo cập nhật năm 2025 của World Population Review, một tổ chức độc lập chuyên phân tích các chỉ số phát triển con người, dân số, giáo dục Campuchia xếp ở vị trí 120 trong tổng số 203 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát, qua đó cho thấy hệ thống giáo dục của nước này đang đối mặt với những thách thức lớn.

Theo danh sách, trong phạm vi khu vực Đông Nam Á, Singapore ở vị trí dẫn đầu về giáo dục, tiếp theo là Brunei, Việt Nam, Indonesia, rồi đến Philippines, Malaysia, Lào, Thái Lan, Myanmar, và cuối cùng là Campuchia.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Mặc dù vậy, giáo dục Campuchia cũng được đánh giá cao với tỷ lệ biết chữ lên đến 84% theo số liệu khảo sát thu thập từ năm 2020, trong đó ở nhóm trên 15 tuổi thì tỷ lệ này là gần 88%, tăng mạnh so với hơn 77% năm 2008.

Báo Khmer Times dẫn lời người phát ngôn Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao Campuchia Khuon Vichheka cho biết bộ này sẽ xem xét chi tiết hơn về kết quả xếp hạng của World Population Review, nhất là về phương pháp đánh giá và nguồn số liệu được sử dụng.

Một chuyên gia về giáo dục tại Campuchia, Tiến sĩ Quach Mengly cho rằng, so với vài năm trước, giáo dục Campuchia đã có sự cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên nếu so với mặt chung hiện tại của các nước khác, thì tốc độ cải thiện về chất lượng giáo dục tại Campuchia đang có dấu hiệu chậm lại do thiếu đầu tư về hiện đại hóa và ứng dụng công nghệ cao trong ngành giáo dục.

Tiến sĩ Mengly nhấn mạnh rằng Campuchia cần đẩy mạnh đầu tư cho ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo (AI) và giáo dục STEM (về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) để đảm bảo không bị tụt hậu so với các quốc gia khác về giáo dục.

Đáng chú ý, chuyên gia này nêu quan điểm cần ưu tiên trang bị khả năng biết đọc, biết viết thành thạo tiếng Khmer cho học sinh dưới 9-10 tuổi, để các em có kỹ năng nắm bắt kiến thức cơ bản và toàn diện, tránh sa đà vào việc học tiếng Anh quá sớm theo thành tích xã hội.

Tháng trước, Thủ tướng Hun Manet đã chỉ đạo Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao Campuchia khẩn trương tăng cường cải cách hoạt động giảng dạy tại nhà trường, xây dựng hệ thống giáo dục hiện đại tương xứng với những thay đổi về mục tiêu phát triển quốc gia trong bối cảnh toàn cầu mới.

Theo vov.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) của Mỹ ngày 24/3 cảnh báo chính phủ nước này sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với một phần trong khoản nợ 36.600 tỷ USD vào giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội không hành động để nâng trần vay nợ của Washington.

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Đối mặt với tăng trưởng yếu và áp lực địa chính trị, kinh tế châu Âu đang ở thời điểm quyết định. Giải pháp tăng cường cạnh tranh có thể giúp khu vực vượt qua khủng hoảng hay không?

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Thế giới có thể thu hẹp khoảng cách tài chính cho hệ thống cảnh báo sớm và bảo đảm rằng mọi quốc gia đều có đủ nguồn lực cần thiết để tăng cường khả năng chống chịu, đồng thời bảo vệ cộng đồng trước những tác động ngày càng mạnh mẽ của thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu.

Nữ Tổng thống Namibia đầu tiên tuyên thệ nhậm chức

Nữ Tổng thống Namibia đầu tiên tuyên thệ nhậm chức

Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Nam Phi, trong một sự kiện lịch sử trùng với kỷ niệm 35 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Namibia (21/3/1990 - 21/3/2025), bà Netumbo Nandi-Ndaitwah đã chính thức tuyên thệ nhậm chức, trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của quốc gia khu vực Nam Phi này.

fb yt zl tw