Các ứng cử viên tổng thống Mỹ tăng tốc trước ngày bầu cử

Các ứng cử viên tham gia chạy đua vào Nhà trắng đang nỗ lực tăng tốc trong tuần cuối cùng trước ngày bầu cử 5/11 và dự kiến sẽ có các chặng dừng chân cuối cùng trong chiến dịch tranh cử vào cuối tuần này.

1.jpg
Cử tri Mỹ đi bỏ phiếu sớm ở thủ đô Washington D.C.

Kết quả các cuộc thăm dò dư luận trên toàn quốc cho thấy ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa và ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ vẫn bám đuổi nhau rất quyết liệt.

Ngày 28/10 (giờ địa phương), khi chỉ còn hơn một tuần nữa là đến ngày bầu cử tổng thống Mỹ, ông Trump đã tổ chức cuộc vận động tranh cử tại bang Georgia nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các cử tri theo tôn giáo.

Georgia là một trong bảy bang dao động được dự đoán sẽ quyết định kết quả cuộc bầu cử sắp tới. Dự báo khoảng 70% số phiếu bầu ở Georgia sẽ được thực hiện qua hình thức bỏ phiếu sớm trực tiếp trước ngày bầu cử, cho thấy mức độ tham gia cao của cử tri trong giai đoạn bỏ phiếu sớm.

Trong khi đó, bà Harris cũng tích cực vận động tranh cử tại bang Michigan, với việc xuất hiện tại nhà máy sản xuất nguyên liệu thô hàng đầu của Mỹ Hemlock Semiconductor của công ty Corning Inc. ở bang này.

Bà nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư vào sản xuất và hợp tác với khu vực tư nhân. Trước đó, công ty này nhận được khoản đầu tư 325 triệu USD thông qua Ðạo luật CHIPS và Khoa học được Tổng thống Joe Biden ký ban hành vào tháng 8/2022.

Cựu Tổng thống Barack Obama cũng tích cực vận động cho bà Harris tại bang Philadenphia, trong khi cựu Ðệ nhất phu nhân Michelle Obama chủ trì một sự kiện tranh cử tại thành phố Atlanta, bang Georgia. Hai ứng viên Phó Tổng thống gồm JD Vance (đảng Cộng hòa) và Tim Walz (đảng Dân chủ) đều có các sự kiện vận động ở bang Wisconsin.

Tính đến thời điểm này, khoảng 46 triệu cử tri Mỹ đã bỏ phiếu sớm, thấp hơn con số 60 triệu cùng thời điểm trong cuộc bầu cử năm 2020.

Sáng 28/10, các cử tri ở thủ đô Washington D.C đã bắt đầu đi bỏ phiếu sớm theo hình thức trực tiếp trong cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội Mỹ năm 2024. Tổng cộng 25 điểm bỏ phiếu sớm ở Washington D.C đã đồng loạt mở cửa đón cử tri đến bỏ phiếu sớm trực tiếp từ 8 giờ 30 phút đến 19 giờ hằng ngày, kéo dài từ ngày 28/10 đến 3/11.

Trước đó, các cử tri của Washington D.C đã tiến hành bỏ phiếu sớm qua đường bưu điện hoặc trực tiếp bỏ vào 55 thùng phiếu được bố trí trên khắp các địa bàn dân cư từ ngày 11/10 đến 5/11. Tính đến ngày 27/10, tại Washington D.C, có 86.424 lá phiếu được bỏ sớm theo các hình thức này.

Kết quả của những cuộc khảo sát gần đây do nhiều phương tiện truyền thông lớn của Mỹ và các tổ chức thăm dò dư luận thực hiện cho thấy, tỷ lệ ủng hộ Phó Tổng thống Harris trên phạm vi toàn quốc nhỉnh hơn cựu Tổng thống Trump từ 2 đến 3 điểm phần trăm. Nhưng tại bảy bang dao động quan trọng quyết định kết quả, cả hai ứng cử viên vẫn trong thế "bất phân thắng bại" và kết quả cuối cùng được dự báo sẽ rất sít sao.

Trong khi đó, các quan chức bầu cử và cảnh sát đang nỗ lực bảo đảm an toàn cho cử tri trong bối cảnh những lo ngại về an ninh gia tăng khi ngày bầu cử đến gần. Bộ An ninh nội địa Mỹ cảnh báo về khả năng xảy ra các vụ phá hoại thùng phiếu cũng như nguy cơ các quan chức bầu cử trở thành mục tiêu tấn công của những cử tri cực đoan.

Giới chức Mỹ đã mở cuộc điều tra về ba vụ cháy nghi ngờ do đốt phá nhằm vào các thùng phiếu bầu ở hai bang Washington và Oregon. Quan chức Sở Cảnh sát Portland (Oregon) cho biết, hai vụ cháy thùng phiếu ở thành phố này đã làm hư hại một số lá phiếu, trong khi vụ cháy ở thành phố Vancouver (Washington) làm hàng trăm lá phiếu bị hư hại. Các thùng phiếu này thu thập lá phiếu của các cử tri đi bầu cử sớm. Cảnh sát nghi ngờ ba vụ cháy là hành vi phá hoại có chủ ý và có liên quan đến nhau.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 17/11 ra tuyên bố chung kêu gọi hợp tác đa phương hiệu quả để đối phó với nhiều thách thức trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc bệnh sởi trên thế giới trong năm 2023 đã tăng 20% so với năm trước đó lên 10,3 triệu ca, cho thấy khoảng trống đáng báo động trong việc bao phủ vaccine ngừa bệnh. Đây là kết quả của một nghiên cứu, được đưa ra trong báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, công bố ngày 14/11.

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

Ngày 12/11 tại cuộc tọa đàm ở trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ở thủ đô Paris, các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam có sự ổn định chính trị-xã hội cao, cùng với sự thận trọng trong việc điều hành các công cụ chính sách, trong đó có ngân sách và tiền tệ. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc.

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Ông Ishiba Shigeru đã tái đắc cử chức Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội ngày 11/11 và sẽ thành lập một chính phủ thiểu số. Trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, nội các của ông Ishiba đã từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Ngày 9/11 (giờ địa phương), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar, Majed Al Ansari, tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza cho tới khi Hamas và Israel chứng minh được “thái độ nghiêm túc” trong đối thoại.

fbytzltw