Các nước EU thông qua quy định toàn diện đầu tiên trên thế giới về tiền điện tử

Các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) chính thức phê duyệt khung quy tắc toàn diện đầu tiên trên thế giới nhằm thắt chặt quản lý ngành công nghiệp tiền điện tử. Những quy định này dự kiến sẽ được triển khai từ năm 2024.

Bitcoin là một trong những loại tiền điện tử phổ biến nhất hiện nay.

Bitcoin là một trong những loại tiền điện tử phổ biến nhất hiện nay.

Tại hội nghị diễn ra ở Brussels (Bỉ), các Bộ trưởng Tài chính EU đã đạt được sự đồng thuận cuối cùng về bộ quy tắc trong Đạo luật thị trường tiền điện tử (MiCA). Đạo luật này được Nghị viện châu Âu (EP) bỏ phiếu thông qua hồi tháng tư vừa qua.

Việc quản lý tiền điện tử đã và đang trở thành một yêu cầu ngày càng cấp bách đối với các cơ quan quản lý ở nhiều quốc gia, nhất là sau sự sụp đổ của FTX, một trong những sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới.

“Các sự kiện xảy ra gần đây cho thấy nhu cầu cấp thiết trong việc áp đặt các quy tắc nhằm bảo vệ tốt hơn người dân châu Âu đầu tư vào các tài sản này, đồng thời ngăn chặn việc lạm dụng ngành công nghiệp tiền điện tử cho mục đích rửa tiền và tài trợ khủng bố”, bà Elisabeth Svantesson, Bộ trưởng Tài chính Thụy Điển (quốc gia đang là Chủ tịch luân phiên của EU) cho hay.

Gói quy tắc mới này yêu cầu các công ty buộc phải có giấy phép nếu muốn phát hành, giao dịch và bảo vệ tài sản điện tử, tài sản được mã hóa và stablecoin (loại tiền điện tử được thiết kế để duy trì một giá trị cố định) ở 27 quốc gia thành viên EU.

Tại hội nghị, các Bộ trưởng Tài chính EU đã thảo luận chi tiết các biện pháp ngăn chặn trốn thuế và sử dụng chuyển tiền điện tử nhằm mục đích rửa tiền bằng cách khiến các giao dịch trở nên dễ dàng theo dõi hơn.

Theo đó, từ tháng 1/2026, các nhà cung cấp dịch vụ sẽ buộc phải cung cấp rõ tên người gửi và người thụ hưởng trong các giao dịch tài sản điện tử, bất kể số tiền được chuyển là bao nhiêu.

Ngoài ra, các quan chức EU cũng đạt thỏa thuận về việc sửa đổi các quy định về hợp tác thuế giữa các nước thành viên EU, bảo đảm bao quát các giao dịch bằng tài sản điện tử, đồng thời trao đổi thông tin về các phán quyết thuế trước đối với những cá nhân giàu có nhất trong lĩnh vực này.

Với việc chính thức phê duyệt đạo luật MiCA, EU đang đi trước một bước so với Mỹ và Anh, những quốc gia vẫn chưa đưa ra các quy tắc chính thức cho không gian tiền điện tử.

Anh đang lên phương án tiếp cận theo từng giai đoạn, bắt đầu với stablecoin và mở rộng dần ra các loại tiền điện tử khác, nhưng chưa có thời gian biểu chắc chắn.

Trong khi đó, Mỹ tập trung vào sử dụng các quy tắc chứng khoán hiện có để thực thi trong lĩnh vực này và đang cân nhắc xem có nên đưa ra những quy tắc mới riêng biệt hay không.

Theo Báo Nhân Dân null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Lần đầu tiên sau hơn 3 năm, Nga và Ukraine sẽ ngồi vào bàn đàm phán, tìm giải pháp chấm dứt cuộc xung đột hiện tại. Đây sẽ là cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022, với kỳ vọng sẽ trở thành dấu mốc quan trọng trên hành trình tìm kiếm giải pháp lâu dài, dù còn nhiều “ẩn số”.

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Ryabkov, Moskva (Moscow) muốn thảo luận về một “giải pháp ổn định lâu dài” với Kiev trong cuộc đàm phán dự kiến sắp tới tại Istanbul, bao gồm cả việc công nhận các vùng lãnh thổ trước đây thuộc Ukraine như một phần không thể tách rời của Liên bang Nga.

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Theo phóng viên TTXVN tại Đông Nam Á, ngày 12/5, hàng triệu cử tri Philippines bước vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đầy căng thẳng, nhằm chọn ra hơn 18.000 vị trí lãnh đạo từ cấp quốc gia đến địa phương.

Oman - Sứ giả hòa bình

Oman - Sứ giả hòa bình

Những ngày qua, thế giới ghi nhận tín hiệu tích cực khi nhiều điểm nóng được xoa dịu. Cùng với nỗ lực xuống thang căng thẳng của các bên liên quan, phải kể đến vai trò của những nước trung gian hòa giải, làm cầu nối cho đối thoại, trong đó có Oman, quốc gia được mệnh danh là “sứ giả" hòa bình.

fb yt zl tw