Các nhà mạng phải xử lý thông tin về SIM không chính chủ trong 1 ngày

Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) yêu cầu, các nhà mạng phải tiến hành ngay biện pháp bảo đảm số thuê bao không chính chủ không còn trong danh sách các số thuê bao của người dùng.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết: Tra cứu 1414, ngoài việc trả về danh sách số thuê bao, còn trả về các thông tin liên quan đến cá nhân (họ tên, số giấy tờ,…) do vậy để bảo đảm bí mật thông tin cá nhân (theo quy định tại Nghị định 13/2023/NĐ-CP, Nghị định 49/2017/NĐ-CP), hiện các nhà mạng đang chỉ cho phép tra cứu thông tin trong từng nhà mạng.

Cách kiểm tra thông tin thuê bao chính chủ bằng cách gửi cú pháp TTTB + số căn cước công dân/chứng minh thư gửi 1414.

Trong thời gian qua, nhằm bảo đảm bí mật thông tin, cá nhân, tổ chức chỉ kiểm tra được thông tin của số thuê bao của mình, không kiểm tra được thông tin của các thuê bao khác theo quy định tại Nghị định 49/2017/NĐ-CP. Trên cơ sở trao đổi, thống nhất đề xuất của các nhà mạng, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã đề nghị các doanh nghiệp viễn thông nghiên cứu, thay đổi cú pháp tra cứu từ TTTB thành TTTB + số giấy tờ (căn cước công dân) gửi 1414. Đồng thời, yêu cầu các nhà mạng trong bản tin trả về phải gửi kèm Danh sách các số thuê bao mà Số giấy tờ đang đứng tên đăng ký sử dụng.

Các nhà mạng đều đã xây dựng quy trình tiếp nhận, xác minh xử lý phản ánh của người sử dụng khi phát hiện mình đứng tên sim lạ (các quy trình này đã được các nhà mạng đăng tải trên website của mình hoặc có thể liên hệ tổng đài chăm sóc khách hàng của các nhà mạng (Viettel: 1800 8098; Vinaphone: 18001091; MobiFone: 18001090; VNM: 0922789789; Gmobile:0598247247; Itelecom: 0877087087; ASIM: 1900 1900; Mobicast: 19002155; Vnsky: 19005222) để được hướng dẫn chi tiết.

Đồng thời, nhằm bảo đảm quyền lợi của người sử dụng và tính đồng bộ trong quá trình triển khai, Cục Viễn thông đề nghị các doanh nghiệp viễn thông trong 1 ngày kể từ thời điểm tiếp nhận phản ánh chính thức của người dùng về số thuê bao mà bản thân không sử dụng (sau khi tra cứu thông tin thuê bao qua 1414), các nhà mạng phải tiến hành ngay biện pháp bảo đảm số thuê bao bị phản ánh không còn trong danh sách các số thuê bao của người dùng.

"Các doanh nghiệp viễn thông đã thực hiện theo đúng yêu cầu cơ quan quản lý. Tính đến 31/3, sau 1 tháng triển khai, các doanh nghiệp báo cáo đã tiếp nhận hơn 6 triệu lượt tra cứu (TTTB+số giấy tờ), từ đó có khoảng 1.000 khách hàng phản ánh (về việc có số thuê bao không còn sử dụng/đăng ký) về khoảng 1.200 số thuê bao. Từ đó, các doanh nghiệp đã loại bỏ các số thuê bao khỏi danh sách mà khách hàng đã phản ánh đứng tên, thực hiện nhắn tin đề nghị khoảng 1.200 số bị phản ánh xác minh, làm rõ; triển khai khoá 1 chiều và 2 chiều khoảng 200 số", ông Nguyễn Phong Nhã cho biết.

Bộ TT&TT đã quán triệt từ 15/4/2024 các doanh nghiệp viễn thông di động chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu trên thị trường còn xuất hiện SIM được phát triển mới không đúng quy định. Trường hợp phát hiện các vi phạm (như SIM tồn kênh có thông tin thuê bao ...), Bộ sẽ tổ chức thanh tra xử lý nghiêm các hành vi vi phạm (bao gồm việc xem xét, dừng phát triển mới), đồng thời Bộ TT&TT sẽ xem xét có văn bản nhắc nhở Người đứng đầu các doanh nghiệp và báo cáo Thủ tướng chính phủ xem xét có hình thức kỷ luật.

Cục Viễn thông khuyến cáo người dùng khi sử dụng SIM đăng ký không đúng quy định, chủ động tra cứu thông tin thuê bao, không mua SIM tại các điểm không phải điểm cung cấp dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp (hoặc được doanh nghiệp uỷ quyền chính thức), chủ động kiểm tra thông tin (qua cú pháp TTTB + số giấy tờ gửi 1414), đề nghị nhà mạng xử lý các số thuê bao mình không còn sử dụng/không đăng ký và phối hợp cùng các doanh nghiệp thực hiện cập nhật, đăng ký lại thông tin thuê bao khi nhận được thông báo từ doanh nghiệp viễn thông di động.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao khả năng hồi phục cho người đột quỵ bằng trí tuệ nhân tạo AI

Nâng cao khả năng hồi phục cho người đột quỵ bằng trí tuệ nhân tạo AI

“Sau đột quỵ, nhiều người bệnh có thể hồi phục nhưng rất khó khăn trong thực hiện những điều cơ bản như cầm bát cơm hay vệ sinh cá nhân, chưa nói đến hồi phục chất lượng cuộc sống như trước đó. Vì vậy, việc ứng dụng các thiết bị thông minh sẽ nâng cao hiệu quả hồi phục cho bệnh nhân đột quỵ nói riêng và các bệnh liên quan đến suy giảm chức năng vận động nói chung”, PGS, TS Lê Mạnh Cường, Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh (Học Viện Y Dược cổ truyền Việt Nam) chia sẻ.

Đuối nước trẻ em - nguy cơ thường trực khi hè đến

Đuối nước trẻ em - nguy cơ thường trực khi hè đến

Mới đầu hè nhưng gần đây đã liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước thương tâm cướp đi sinh mạng của nhiều trẻ em tại các tỉnh, thành phố. Dù đã có nhiều cảnh báo từ phía nhà trường, chính quyền địa phương nhưng do sự lơ là, chủ quan, bất cẩn… đã dẫn đến những vụ việc đau lòng. Do đó, ngoài sự vào cuộc của hệ thống chính trị, quan trọng nhất vẫn là sự quan tâm, giám sát từ chính mỗi gia đình.

Thủ tướng kêu gọi mọi người dân Việt Nam đăng ký hiến tạng - gieo mầm sự sống

Thủ tướng kêu gọi mọi người dân Việt Nam đăng ký hiến tạng - gieo mầm sự sống

Sáng 19/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ phát động “Đăng ký hiến tặng mô, tạng cứu người – Cho đi là còn mãi” do Bộ Y tế, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam diễn ra tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội).

BHXH Việt Nam: Phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc về chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp của Đảng và Nhà nước

BHXH Việt Nam: Phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc về chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp của Đảng và Nhà nước

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc về chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của Đảng và Nhà nước với chủ đề: “BHXH Việt Nam - Trụ cột an sinh xã hội”. Đây là sự kiện nhằm hướng tới kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập BHXH Việt Nam (16/02/1995 - 16/02/2025).

Về thăm Lăng Bác

Về thăm Lăng Bác

Thăm Lăng Bác tại Ba Đình (Hà Nội) có lẽ là ước mơ của hàng triệu người con đất Việt. Tôi luôn nhớ, từ khi là đội viên, tham gia công tác đội, lần đầu được đọc phút sinh hoạt truyền thống, những dòng thơ “Bác Hồ ơi! Chúng cháu đã về đây/Những đứa cháu ngoan đứng sum vầy/Dưới chân dung Bác lòng thanh thản/Thành tích nở hoa khăn đỏ bay” khiến tôi vô cùng xúc động, tự hứa với bản thân sẽ nỗ lực, phấn đấu để có cơ hội được đứng trong dòng người vào Lăng viếng Bác, báo công.

Lào Cai có 1 sản phẩm đoạt giải chuyên đề Cuộc thi "Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức sinh hoạt hội"

Lào Cai có 1 sản phẩm đoạt giải chuyên đề Cuộc thi "Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức sinh hoạt hội"

Đó là sản phẩm: Kết hợp sử dụng Google form, Canva, quét mã QR trong sinh hoạt chuyên đề “Tuyên truyền cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”, “5 có, 3 sạch” gắn với xây dựng đô thị văn minh” của chị Lương Thúy Nga, cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Sa Pa, thị xã Sa Pa.

Học sinh Việt Nam giành giải Nhì Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2024

Học sinh Việt Nam giành giải Nhì Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2024

Sáng 18/5, theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, đoàn học sinh Việt Nam tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2024 (Regeneron ISEF 2024) đã giành được 1 giải Nhì. Đây là giải cao nhất mà học sinh Việt Nam giành được sau 12 năm kể từ khi Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia được tổ chức trên phạm vi cả nước và tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế từ năm 2013 đến nay.

Nâng cao hiệu quả công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng

Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5: Nâng cao hiệu quả công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng

Những năm qua, Sở Khoa học và Công nghệ chỉ đạo Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tích cực đổi mới phương thức hoạt động, đặc biệt là giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về đo lường, xác định đo lường chất lượng là một trong những công cụ, giải pháp góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

fb yt zl tw