Các chương trình văn hóa dành cho thiếu nhi tưng bừng "chào hè"

Các sân khấu kịch, xiếc, múa rối, các chương trình, sự kiện hướng tới ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 và mùa hè 2023 hứa hẹn mang lại nhiều niềm vui cho các khán giả nhỏ tuổi.

Nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ từ sân khấu kịch

Mở màn cho các chương trình “chào hè” 2023, Nhà hát Tuổi trẻ sẽ cho ra mắt các vở diễn đặc sắc cùng những hoạt động nghệ thuật hấp dẫn dành cho thiếu nhi ở nhiều lứa tuổi trong khuôn khổ dự án “Mùa hè yêu thương 2023”. Theo đó, “Mùa hè yêu thương 2023” sẽ trình làng hai vở diễn: “Giấc mơ của Bờm” và “Chú mèo dạy hải âu bay”.

Nhạc kịch “Giấc mơ của Bờm” mượn tích câu chuyện dân gian.

Nhạc kịch “Giấc mơ của Bờm” của tác giả Thiên Ân, do đạo diễn NSƯT Ánh Tuyết dàn dựng. Vở diễn mượn tích câu chuyện dân gian “Thằng Bờm”, nhạc kịch “Giấc mơ của Bờm” kể về cậu bé Bờm mồ côi cha mẹ, nghèo khó nhưng ham học, bị lão Phú ông mưu mô lợi dụng hà hiếp. Với tấm lòng thiện lương cùng sự giúp đỡ của những người bạn tốt, Bờm đã khiến lão Phú ông phải nhận một bài học đích đáng cho lòng tham và sự nham hiểm của mình. Vở kịch “Chú mèo dạy hải âu bay” do đạo diễn Đào Duy Anh dàn dựng. Vở diễn được chuyển thể từ tiểu thuyết “Chuyện con mèo dạy hải âu bay” - kiệt tác văn học dành cho trẻ em nổi danh trên toàn thế giới của nhà văn Chile Luis Sepulveda, được đông đảo trẻ em Việt Nam yêu thích. Vở diễn nhằm mang tới cho khán giả cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các nhân vật ngộ nghĩnh, đáng yêu bước ra từ trang sách, lần đầu tiên xuất hiện trên sân khấu một cách sinh động và gần gũi. Nghệ sỹ Ưu tú Sĩ Tiến, Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ chia sẻ, các vở kịch thiếu nhi được Nhà hát thực hiện với mong muốn truyền tải những giá trị văn học cổ, truyền tải bức tranh dân gian đến cho khán giả trẻ, đặc biệt là các em thiếu nhi. Chính vì vậy, các nghệ sỹ của Nhà hát đã tích cực luyện tập và có nhiều sáng tạo đặc biệt trong âm nhạc để giúp vở diễn có nhiều âm thanh, hình ảnh khác nhau để kích thích sự tưởng tượng của trẻ… Sân khấu tròn của Rạp Xiếc Trung Ương (Liên đoàn xiếc Việt Nam, Hà Nội) cũng ngập tràn những khung cảnh thần tiên trong truyện cổ tích Việt Nam với phiên bản kịch xiếc thiếu nhi “Tấm Cám 2023”. Chương trình hứa hẹn sẽ làm mãn nhãn những khán giả nhỏ tuổi các loại xiếc thú ngộ nghĩnh và ảo thuật, vũ đạo bay lượn trên không của các nghệ sĩ xiếc được hình tượng hóa vào các nhân vật tạo nên cao trào của vở diễn. Nhà hát múa rối Việt Nam cũng giới thiệu vở múa rối “Thế giới thần tiên” kết hợp giữa nghệ thuật múa rối cạn, rối nước vào cốt chuyện Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn. Tại TP Hồ Chí Minh, mùa hè này, sân khấu Trương Hùng Minh của thầy trò Minh Nhí - Việt Hương quyết định 'tấn công' sân khấu kịch thiếu nhi bằng chuỗi chương trình “Truyện thần tiên”. Trong đó, vở “Bí mật trăm đốt tre” quy tụ nhiều tên tuổi như Minh Nhí, Việt Hương, Huỳnh Lập, Đại Nghĩa, Hoàng Mập, Mạc Văn Khoa, Hứa Minh Đạt... diễn tới 17 suất, bắt đầu từ ngày 1/6.

Sinh động các hoạt động “Ngày hội thiếu nhi”

Đã thành thông lệ, “Ngày hội Thế giới tuổi thơ 2023" tiếp tục được tổ chức tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam (Hà Nội). Theo đó, cùng với lễ trao giải thưởng Cuộc thi và Triển lãm tranh thiếu nhi toàn quốc năm 2023, nhiều hoạt động nghệ thuật hấp dẫn thu hút các bạn nhỏ từ ngày 31/5 đến 4/6.

Ngày hội "Thế giới tuổi thơ" luôn diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật, vui chơi và trải nghiệm cho trẻ em.

Tại sự kiện, Ban tổ chức giới thiệu 401 tác phẩm tranh, lựa chọn từ 38.125 bài thi của các em thiếu nhi tại 515 trường học, nhà văn hóa thiếu nhi, trung tâm mỹ thuật trên cả nước gửi về tham dự Cuộc thi tranh thiếu nhi toàn quốc năm nay. Trong khuôn khổ Ngày hội, còn có chuỗi hoạt động trải nghiệm với nhiều nội dung hấp dẫn, như: Tìm hiểu, tham gia trải nghiệm các môn thể thao được yêu thích; giao lưu với huấn luyện viên, vận động viên đạt nhiều thành tích quốc gia và quốc tế. Bên cạnh đó là chương trình “Thế giới tuổi thơ cùng trang sách” trưng bày, giới thiệu những cuốn sách hay; giao lưu cùng tác giả Phạm Xuân Anh - nhà thơ của thiếu nhi; không gian check-in sáng tạo nghệ thuật, Gala “Vào hạ”, thi nhảy múa, khiêu vũ thể thao, party zumba, thi mẫu nhí tài năng… Tại TP Hồ Chí Minh, Lễ hội thiếu nhi (Kids Fest) năm 2023 lần đầu tiên được tổ chức (dự kiến diễn ra từ ngày 2 đến 4/6) tại Nhà Thiếu nhi TP Hồ Chí Minh. Các hoạt động như các workshop khéo tay, sáng tạo như làm tranh mosaic, làm và trang trí đồ gốm. Trẻ cũng được tham gia trại hè giữa lòng thành phố "Cho con khôn lớn", xem phim, trải nghiệm sân chơi công nghệ số. Sân chơi triển lãm các mô hình, hình ảnh xe ứng dụng công nghệ AI, cho phép trẻ trải nghiệm kính thực tế ảo, công nghệ ChatGPT. Lễ hội cũng tổ chức chương trình "Vui đón hè về". Đây là hoạt động chăm lo cho 350 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như trẻ khuyết tật, trẻ tại mái ấm và trẻ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Các bảo tàng vốn thu hút các bạn thiếu nhi như Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đều có các hoạt động nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 và mùa hè 2023. Trong đó, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam tổ chức cuộc thi vẽ tranh “Di sản thiên nhiên Việt Nam” cho thiếu nhi từ 6-15 tuổi; Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức các chương trình tìm hiểu văn hóa 54 dân tộc Việt Nam, khám phá tri thức chữa bệnh dân gian trong vườn thuốc nam…

Theo Báo Tin tức

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) năm 2024 đã chính thức đi vào đời sống với nhiều điểm mới, thể hiện rõ tính ưu việt, mở ra những kỳ vọng đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả trong kỷ nguyên mới.

Bản sắc và hội nhập

Bản sắc và hội nhập

Lào Cai và Yên Bái - hai vùng đất ở thượng nguồn sông Hồng, chung một mái nhà dưới dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, đã chính thức hợp nhất thành tỉnh Lào Cai mới theo Nghị quyết 202/2025/QH15 ngày 12/6/2025 của Quốc hội khóa XV. Tỉnh Lào Cai mới không chỉ mở rộng về không gian địa lý, tăng quy mô dân số mà còn là điểm hội tụ tinh hoa văn hóa của vùng Tây Bắc, mở ra nhiều cơ hội hội nhập và phát triển từ việc phát huy giá trị các di sản văn hóa, vững bước vào kỷ nguyên mới.

Viết giữa gian bếp nhỏ

Viết giữa gian bếp nhỏ

Góc làm việc của bà không phải phòng riêng, chỉ là chiếc bàn bên căn bếp nhỏ. Trên giá sách kế bên là những cuốn sách, tài liệu cũ quý giá, những thứ mà bà đã dành nhiều năm để sưu tầm, nghiên cứu. Đó là ấn tượng đầu tiên khi tôi có mặt tại nhà bà Trần Thị Minh, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật cũng là hội viên Hội Nhà báo tỉnh.

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Chương trình "Vua tiếng Việt" tìm ra chủ nhân mới nhất của ngai vàng và giải thưởng lớn nhất trị giá hơn 300 triệu đồng. Chủ nhân ngai vàng giành chiến thắng trong phần thi về chủ đề Xe.

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Trong những ngày cuối tuần yên ả, Nhà văn hóa đa năng xã Sơn Thủy cũ (nay là xã Văn Bàn) rộn rã tiếng cười, lời ca, điệu múa. Ở đó, anh Lý Văn Tư cùng các thành viên Câu lạc bộ dân gian dân tộc Xá Phó say sưa tập luyện.

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Từ sân khấu nổi lần đầu tiên trên sông Hương, chuỗi truyền hình thực tế đầu tiên, đến loạt danh hiệu đại sứ mới, Hoa hậu Việt Nam 2024 đã tạo nên một hành trình đậm tính thời đại. Bên cạnh mục tiêu tôn vinh nhan sắc, cuộc thi còn góp phần định nghĩa lại vai trò của hoa hậu trong xã hội hôm nay.

fb yt zl tw