Bồi đắp văn hóa đọc - cách nào?

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng “lười đọc sách” đã được chỉ ra. Vấn đề là xây dựng văn hóa đọc cách nào cho hiệu quả, nhất là với những người trẻ.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Để phát triển văn hóa đọc, trước hết phải xây dựng được thói quen đọc sách cho trẻ em.

Duy trì để tạo thành thói quen

Ông Phạm Văn Tường - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mậu Long (xã Mậu Long, huyện Yên Minh, Hà Giang) cho biết, việc phát triển văn hóa đọc vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nhiệm vụ của nhà trường là dạy đọc, dạy viết cho học sinh trong nội dung chương trình, còn vấn đề đọc sách các thầy cô chỉ dừng ở mức khuyến khích. Bên cạnh đó, để các em đam mê đọc sách thì còn rất nhiều việc phải làm, như xây dựng thư viện sách, nguồn sách…

TS Phạm Việt Long - Chủ tịch Hội đồng quản lý Nhà xuất bản Dân trí cho rằng, yếu tố văn hóa đọc chưa được phát triển mạnh mẽ và thấm nhuần vào đời sống hàng ngày của người dân. Cùng với đó, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và các phương tiện giải trí hiện đại tạo ra sự cạnh tranh, làm giảm đi thời gian và sự quan tâm dành cho việc đọc sách. Bên cạnh đó, việc tiếp cận sách, đặc biệt là ở khu vực nông thôn còn nhiều hạn chế do thiếu thốn về cơ sở vật chất. Điều này có thể phản ánh một thách thức lớn trong việc hình thành và duy trì văn hóa đọc.

Nhà văn trẻ Phụng Thiên cho rằng, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nhiều người yêu sách, thích đọc sách nhưng sau khi ra trường, phải chạy theo cuộc sống, bận rộn… người ta lại quên đi thói quen đọc sách do chính mình tạo ra từ bé. Chỉ đến khi đứng trước những sự kiện, ngã rẽ của cuộc đời, con người ta mới quay trở lại với sách để tìm kiếm sự bình yên, lý trí và hiểu biết sâu sắc hơn về thế giới.

“Theo tôi, ở bất kỳ thời điểm nào, giai đoạn nào mỗi người đều cần thiết duy trì thói quen đọc sách. Văn hóa đọc đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Nó không chỉ là một hình thức giải trí thông thường, mà còn là nguồn cảm hứng và tri thức vô tận. Văn hóa đọc không chỉ giúp khám phá những câu chuyện hấp dẫn và nhân vật đầy sức sống, mà còn mở rộng tầm nhìn của chúng ta về thế giới xung quanh. Nó không chỉ nuôi dưỡng trí tuệ và tinh thần, mà còn làm cho cuộc sống trở nên giàu ý nghĩa và đáng sống hơn” - nhà văn Phụng Thiên chia sẻ.

Hãy đưa sách đến tận tay người đọc

Những năm qua, một số thư viện đã duy trì việc tổ chức thư viện lưu động đến các trường học, thôn, tổ dân phố, phòng đọc cơ sở, khu công nghiệp… vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhằm khuyến khích đọc sách. Nhưng nhìn chung vẫn chưa làm thay đổi được hiện trạng về văn hóa đọc hiện nay.

Ở khu vực thành thị, để thúc đẩy văn hóa đọc, ngoài những sự kiện về sách thì cũng có nhiều hoạt động như triển khai thực hiện phục vụ thư viện lưu động tại một số không gian công cộng; tủ sách thiếu nhi tại khu chung cư… Còn đối với người dân nông thôn và vùng sâu vùng xa, khi hệ thống thư viện còn ít ỏi, công tác tuyên truyền cũng chưa được đẩy mạnh, thì việc thúc đẩy văn hóa đọc có lẽ là rất khó khăn.

Để phát triển văn hóa đọc bền vững và lan tỏa mạnh mẽ, TS Phạm Việt Long cho rằng, trước hết, cần nâng cao nhận thức về giá trị của việc đọc sách thông qua chiến dịch truyền thông quốc gia; phối hợp với các phương tiện truyền thông, trường học, và tổ chức xã hội. Chính phủ nên xây dựng và nâng cấp hệ thống thư viện công cộng và thư viện trường học, đặc biệt ở vùng nông thôn; Hỗ trợ các nhà xuất bản phát hành sách chất lượng, giá rẻ và khuyến khích phân phối sách đến vùng sâu, vùng xa.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, cần tiếp tục xây dựng và nâng cấp về chất đối với các thư viện công cộng, trung tâm đọc sách, hoặc góc đọc sách tại các cơ sở giáo dục và cộng đồng, khuyến khích đọc từ sớm. Cùng với đó là tạo sự hấp dẫn và đa dạng trong sách. Tìm kiếm và cung cấp các tác phẩm văn học hấp dẫn, bao gồm cả sách tiểu thuyết, sách thiếu nhi, sách khoa học, sách lịch sử và sách tham khảo. Đảm bảo rằng sách phù hợp với mọi độ tuổi, sở thích và quan tâm của độc giả.

Ths Nguyễn Hữu Giới - Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam:

Phải bám sát nhu cầu người đọc

Để không ngừng nâng cao văn hóa đọc, cần có chiến lược nghiên cứu thị trường để có kế hoạch xuất bản những cuốn sách hay, sách tốt, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người đọc. Chất lượng nội dung của xuất bản phẩm cần đặc biệt được chú ý. Cũng như cần nghiên cứu để có nhiều ấn phẩm sách điện tử, sách nói, phục vụ nhân dân trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tăng cường bổ sung sách, báo, tài nguyên thông tin, xây dựng kho tư liệu ngày càng phong phú với phương châm bám sát nhu cầu bạn đọc, bổ sung kịp thời các loại tài liệu, bộ sưu tập số có giá trị, có tác dụng tốt trong phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, xóa đói, giảm nghèo ở địa phương.

Theo daidoanket.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lan tỏa những giá trị đặc sắc, tiêu biểu của các Bảo vật quốc gia

Lan tỏa những giá trị đặc sắc, tiêu biểu của các Bảo vật quốc gia

Tính đến ngày 18/1/2024, Việt Nam có 294 hiện vật và nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật quốc gia, qua 12 đợt ký duyệt kể từ năm 2012. 294 bảo vật quốc gia này hết sức đặc biệt, là những “hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học”.

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan Truyền hình toàn quân lần thứ XIV năm 2024 được tổ chức từ ngày 1 đến 3/8/2024, tại Thái Nguyên. Đây là lần đầu tiên Liên hoan truyền hình toàn quân được tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên - Thủ đô “Gió ngàn”, “Thủ đô kháng chiến” với nhiều dấu ấn và di tích lịch sử, văn hóa, quân sự gắn với lịch sử dân tộc và truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

"Đôi bờ giới tuyến (1954 - 1967)" tái hiện các diễn biến nổi bật tại đôi bờ Hiền Lương - Vĩ tuyến 17 từ lúc đất nước bị chia cắt tạm thời (từ tháng 7/1954) đến lúc giải phóng hoàn toàn, chính thức xóa bỏ đường ranh giới chia cắt đất nước (năm 1967).

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Hình thành và phát triển vào khoảng thế kỷ X, chèo là loại hình nghệ thuật dân gian phổ biến tại vùng Bắc Bộ. Nội dung các vở chèo được được người nghệ nhân sáng tạo từ những câu chuyện dân gian, truyền thuyết và các bài học đạo đức. Loại hình sân khấu giàu tính dân tộc này là một phương tiện quan trọng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới.

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Sáng 19/7, tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam (Cầu Giấy, Hà Nội), Liên chi hội nhà báo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Chương trình giao lưu, Tọa đàm tri ân các nhà báo liệt sĩ với chủ đề “Màu ký ức”.

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

Từ ngày 16 - 18/7, tức ngày Ngọ đầu tiên (ngày con ngựa) của tháng 6 âm lịch, những gia đình người Hà Nhì trong các thôn, bản ở các xã Y Tý, A Lù, Nậm Pung, Trịnh Tường (huyện Bát Xát) lại rộn ràng chuẩn bị các lễ vật thực hiện nghi lễ cúng thần trong Lễ hội Khô Già Già. Đây là lễ hội đặc sắc của người Hà Nhì mang giá trị lâu đời về tín ngưỡng và văn hóa.

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt “Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình” do Báo Nhân Dân phối hợp với tỉnh Quảng Trị tổ chức tối 19/7 tại Khu Di tích Đôi bờ Hiền Lương, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị sẽ đưa khán giả đến với những câu chuyện về những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương, nơi vĩ tuyến 17 chỉ có thể chia cắt được về mặt địa lý, nhưng lại là sợi dây nối liền tình yêu nước, tình yêu quê hương của những con người vùng “đất thép”.

fb yt zl tw