Bộ Y tế yêu cầu bảo mật cao trong hệ thống thông tin quản lý khám, chữa bệnh

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 38/2024/TT-BYT quy định về việc xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Hệ thống thông tin quản lý hoạt động khám, chữa bệnh.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân.

Hệ thống này được xây dựng với mục tiêu cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về hoạt động khám, chữa bệnh, phục vụ công tác quản lý nhà nước và các nhu cầu liên quan của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Theo Thông tư, Hệ thống thông tin quản lý hoạt động khám, chữa bệnh phải được xây dựng, quản lý tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Hệ thống này cần đảm bảo hoạt động liên tục, ổn định, thông suốt, đồng thời lưu trữ dữ liệu lâu dài để đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định pháp luật. Cụ thể, hệ thống sẽ cung cấp các tính năng cơ bản như nhập thông tin hoạt động khám, chữa bệnh qua các biểu mẫu quản lý, xây dựng báo cáo động với các hình thức như bảng, sơ đồ, biểu đồ, đồ thị trực quan.

Đáng chú ý, Thông tư yêu cầu hệ thống công khai, cập nhật thông tin theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, bao gồm giấy phép hoạt động, kết quả đánh giá chất lượng của cơ sở khám chữa bệnh, thời gian làm việc của các nhân viên y tế, cũng như các thông tin về giá dịch vụ khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe. Hệ thống còn quản lý các thông tin về ra viện của bệnh nhân, tỷ lệ mắc bệnh, tử vong, cũng như phân tích dữ liệu bệnh tật theo các yếu tố như độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, dân tộc, địa phương.

Ngoài ra, hệ thống cũng quản lý các thông tin quan trọng khác như nguyên nhân tử vong tại cơ sở y tế, thông tin về giấy phép hành nghề của bác sĩ và các dữ liệu liên quan đến chất lượng dịch vụ y tế, bao gồm kết quả đánh giá sự hài lòng của người bệnh và nhân viên y tế. Hệ thống còn hỗ trợ quản lý các phác đồ điều trị, quy trình kỹ thuật, chăm sóc sức khỏe tại từng cơ sở y tế.

Thông tin trong hệ thống sẽ bao gồm các dữ liệu về người bệnh, sức khỏe cá nhân, và các thông tin về người hành nghề, người thực hành khám, chữa bệnh và cơ sở khám, chữa bệnh. Cụ thể, thông tin người bệnh sẽ bao gồm các chi tiết về quá trình điều trị, thuốc sử dụng, các chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng. Thông tin về người hành nghề sẽ bao gồm họ tên, bằng cấp chuyên môn, số giấy phép hành nghề, phạm vi hành nghề và các thông tin về vị trí công tác, thời gian hành nghề. Thông tin về cơ sở khám, chữa bệnh sẽ bao gồm giấy phép hoạt động, chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất và thông tin về giường bệnh, giá dịch vụ, và các chi phí khám chữa bệnh.

Một điểm quan trọng của Thông tư là yêu cầu bảo mật và tính hợp pháp trong việc khai thác, sử dụng dữ liệu từ hệ thống. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng dữ liệu phải đảm bảo tuân thủ các mục đích sử dụng đã đăng ký với cơ quan quản lý, bảo vệ tính chính xác, bảo mật của dữ liệu. Bộ Y tế là cơ quan chủ quản của hệ thống này, có trách nhiệm xây dựng, duy trì, chia sẻ dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước, chiến lược chính sách y tế và đáp ứng nhu cầu khai thác dữ liệu của tổ chức, cá nhân.

Thông tư cũng quy định việc kết nối, chia sẻ dữ liệu y tế giữa các cơ sở phải đảm bảo tuân thủ các quy định bảo mật, an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu cá nhân. Việc chia sẻ dữ liệu phải bảo đảm tính toàn vẹn và sẵn sàng trong suốt quá trình truyền tải, sử dụng, ngăn ngừa các rủi ro như truy cập trái phép, rò rỉ hoặc làm giả thông tin cá nhân và dữ liệu y tế. Mọi kết nối, chia sẻ dữ liệu phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp lý, đảm bảo chỉ phục vụ cho các mục đích hợp pháp và không bị lạm dụng.

Với các yêu cầu này, Thông tư 38/2024/TT-BYT không chỉ tập trung vào việc xây dựng một hệ thống thông tin quản lý khám, chữa bệnh hiệu quả, còn bảo vệ quyền lợi của người bệnh và đảm bảo tính bảo mật tuyệt đối đối với các thông tin y tế nhạy cảm.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Hai Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi và miễn, hỗ trợ học phí cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục nước ta.

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về công tác chấm thi trong bối cảnh vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, việc bảo đảm quyền lợi cho thí sinh trong khâu chấm thi, độ khó của đề thi Toán, Tiếng Anh,...

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 2 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính và đưa vào vận hành mô hình chính quyền hai cấp, đến nay, bộ máy hành chính của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chính quyền cơ sở tại nhiều địa phương không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn gần dân, sát cơ sở, giải quyết công việc nhanh gọn, minh bạch, tăng sự hài lòng của người dân.

Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm

Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 338/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp lần thứ 15 Ban chỉ đạo Trung ương về xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

fb yt zl tw