Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh lây lan nhanh nhất trong số các bệnh truyền nhiễm; người dân cần đưa trẻ đi tiêm vaccine sởi để trẻ có miễn dịch phòng bệnh.

Tiêm vaccine sởi giúp trẻ có miễn dịch phòng bệnh. Ảnh: TTXVN
Tiêm vaccine sởi giúp trẻ có miễn dịch phòng bệnh. Ảnh: TTXVN

Trước tình hình dịch sởi gia tăng ở nhiều địa phương, Cục Phòng bệnh, Bộ Y tế cảnh báo: Bệnh sởi là bệnh lây lan nhanh nhất trong số các bệnh truyền nhiễm. Bệnh lây qua không khí khi người bị nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi và chỉ có thể cắt đứt sự lây truyền khi miễn dịch cộng đồng đạt ít nhất 95%.

Bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm não... có thể dễ dẫn đến tử vong. Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh.

Để phòng chống bệnh sởi, Cục Phòng bệnh khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp:

- Chủ động đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vaccine phòng bệnh sởi đi tiêm đầy đủ, đúng lịch và các nhóm tuổi khác (nhóm 6-9 tháng tuổi và nhóm 1-10 tuổi) tham gia chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống bệnh sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc bệnh sởi; đeo khẩu trang nơi đông người, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ.

- Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng cho trẻ hàng ngày; đảm bảo dinh dưỡng, giữ ấm cơ thể cho trẻ.

- Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học- nơi tập trung đông trẻ em cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng và đủ ánh sáng; thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng cụ học tập và phòng học bằng các chất sát khuẩn thông thường.

- Khi phát hiện có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh sởi (sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban) cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Tăng cường phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Hiện đang vào mùa dịch sốt xuất huyết, số mắc hằng năm có xu hướng tăng cao nhất từ tháng 5 đến tháng 11 nên công tác chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống trước mùa dịch rất quan trọng. Để dịch không bùng phát, hạn chế tối đa số mắc và tử vong, UBND tỉnh đã ban hành văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường phòng, chống dịch sốt xuất huyết. 

Đề xuất tăng mức xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm

Đề xuất tăng mức xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm

Đề xuất tăng mức xử phạt đối với các hành vi gây mất an toàn thực phẩm thể hiện sự quyết liệt trong cuộc chiến chống thực phẩm “bẩn”. Tuy nhiên, làm thế nào phát huy một cách hiệu quả các chế tài, nâng cao tính răn đe của các quy định pháp luật.

Từ vụ sữa giả: Siết chặt quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm về sức khỏe

Từ vụ sữa giả: Siết chặt quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm về sức khỏe

Vụ việc kẹo rau củ KERA chưa kịp lắng xuống thì người tiêu dùng lại sửng sốt khi cơ quan chức năng phát hiện tới gần 600 nhãn hiệu sữa bột giả. Các loại sữa này được quảng cáo chứa tổ yến, đông trùng hạ thảo, óc chó, macca... nhưng thực tế không hề có; nhiều sản phẩm chỉ có nguyên liệu thông thường, chất lượng dưới 70% so với mức công bố. 

Đã có 8 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi

Đã có 8 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi

Một số tỉnh, thành phố ghi nhận số ca mắc sởi giảm như: Nghệ An, thành phố Huế, Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp; trong khi một số nơi như: Gia Lai, Lai Châu, Lào Cai lại có số mắc tăng. Đáng lo ngại, đã có 8 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi.

fb yt zl tw