Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện giấy chuyển tuyến, hẹn khám lại tạo thuận lợi cho người bệnh BHYT

Bộ Y tế nêu rõ, theo Thông tư 01, không yêu cầu người bệnh quay lại cơ sở khám, chữa bệnh nơi chuyển người bệnh đi để xin cấp lại phiếu chuyển cơ sở khám, chữa bệnh BHYT theo mẫu mới.

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi BHXH Việt Nam; Sở Y tế tỉnh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT trên toàn quốc hướng dẫn thực hiện Thông tư số 01/2025/TT-BYT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT.

Theo Bộ Y tế, Thông tư 01 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025, qua phản ánh của một số cơ sở khám, chữa bệnh và người tham gia BHYT liên quan đến việc thực hiện các quy định về thủ tục khám, chữa bệnh BHYT, phiếu chuyển cơ sở khám, chữa bệnh BHYT của Thông tư, Bộ Y tế đề nghị các cơ quan, đơn vị thực hiện đúng các quy định của Thông tư như sau:

Điểm đ khoản 5 Điều 15 của Thông tư số 01/2025/TT-BYT quy định: "Các mẫu giấy hẹn khám lại, giấy chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT theo quy định tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 75/2023/NĐ-CP được tiếp tục sử dụng đến khi BHXH Việt Nam và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoàn thành việc cập nhật và gửi dữ liệu thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT theo mẫu Phiếu hẹn khám lại và Phiếu chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT quy định tại Thông tư này nhưng không muộn hơn ngày 31/12/2025".

Không yêu cầu người bệnh quay lại cơ sở khám, chữa bệnh nơi chuyển người bệnh đi để xin cấp lại phiếu chuyển cơ sở khám, chữa bệnh BHYT theo mẫu mới.
Không yêu cầu người bệnh quay lại cơ sở khám, chữa bệnh nơi chuyển người bệnh đi để xin cấp lại phiếu chuyển cơ sở khám, chữa bệnh BHYT theo mẫu mới.

Như vậy, trong quá trình cập nhật, hoàn thiện phần mềm, cả hai mẫu phiếu chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Thông tư số 01/2025/TT-BYT và giấy chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT theo quy định tại Nghị định số 75/2023/NĐ-CP ngày 19/10/2023 của Chính phủ đều được tiếp tục sử dụng đồng thời, có giá trị như nhau để làm căn cứ khám, chữa bệnh BHYT, thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT và không yêu cầu người bệnh quay lại cơ sở khám, chữa bệnh nơi chuyển người bệnh đi để xin cấp lại phiếu chuyển cơ sở khám, chữa bệnh theo mẫu mới.

Đồng thời, đề nghị các cơ sở khám, chữa bệnh khẩn trương cập nhật, hoàn thiện phần mềm quản lý hoạt động khám, chữa bệnh BHYT để cấp phiếu hẹn khám lại và phiếu chuyển cơ sở khám, chữa bệnh BHYT, cập nhật và gửi dữ liệu thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT theo mẫu mới.

Thời hạn sử dụng của giấy chuyển tuyến, hẹn lại thế nào?

Bộ Y tế cho biết tại Điểm c khoản 5 Điều 15 của Thông tư số 01/2025/TT-BYT quy định: ''Giấy hẹn khám lại, giấy chuyển tuyến được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực được sử dụng đến hết thời hạn có giá trị sử dụng của giấy theo quy định tại Thông tư này, trường hợp giấy chuyển tuyến trong năm dương lịch hết thời hạn có giá trị sử dụng từ ngày 01/1/2025 mà người bệnh vẫn đang điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì giấy chuyển tuyến được sử dụng đến hết đợt điều trị;"

Do đó, đối với các giấy chuyển tuyến đối với các bệnh, nhóm bệnh quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16 /11/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu và chuyển tuyến khám, chữa bệnh BHYT được sử dụng 01 năm kể từ ngày ký theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 15 Thông tư số 01/2025/TT-BYT hoặc được sử dụng hết đợt điều trị trong trường hợp giấy chuyển tuyến theo năm dương lịch hết thời hạn sử dụng kể từ ngày 01/01/2025.

Tên cơ quan chủ quản ghi trên Phiếu hẹn khám lại, Phiếu chuyển cơ sở khám, chữa bệnh BHYT được ghi phù hợp với tên cơ quan chủ quản của cơ sở khám, chữa bệnh. Ví dụ: Cơ sở khám, chữa bệnh thuộc Sở Y tế ghi đơn vị chủ quản là Sở Y tế, cơ sở khám, chữa bệnh thuộc sự quản lý của Ủy ban nhân dân (UBND) huyện ghi đơn vị chủ quản là UBND huyện, bệnh viện tư nhân trực thuộc Công ty A thì ghi cơ quan chủ quản là công ty A.

Bộ Y tế cũng nêu rõ, đối với Giấy hẹn khám lại, giấy chuyển tuyến được cấp trước ngày Thông tư số 01/2025/TT-BYT có hiệu lực và được tiếp tục sử dụng thì không bắt buộc phải ghi lại mã bệnh và ghi lại thời hạn chuyển cơ sở khám, chữa bệnh trong 01 năm trong giấy đã cấp. Cơ sở khám, chữa bệnh BHYT nơi tiếp nhận người bệnh căn cứ vào tên bệnh trong giấy chuyển tuyến của người bệnh đã được chuyển tuyến theo quy định tại Thông tư số 40/2015/TT-BYT để xác định đúng mã bệnh và quyền lợi cho người bệnh.

Từ ngày 01/01/2025, trường hợp cấp mới phiếu chuyển cơ sở khám, chữa bệnh BHYT phải theo tên bệnh, mã bệnh ban hành kèm theo phụ lục III của Thông tư số 01/2025/TT-BYT để bảo đảm quyền lợi của người bệnh và thực hiện các quy định về giám định, thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT.

Bộ Y tế đề nghị BHXH Việt Nam chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện giám định, thanh toán, quyết toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT theo quy định của Thông tư 01/2025/TT-BYT, trong đó có nội dung thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT theo cả hai mẫu phiếu (mẫu mới và mẫu cũ) trong thời gian chuyển giao.

Sở Y tế phổ biến, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thực hiện đúng các quy định của Thông tư số 01/2025/TT-BYT.

Các cơ quan, đơn vị nghiêm túc triển khai các quy định của Thông tư số 01/2025/TT-BYT và các nội dung nêu trên để bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT và thực hiện đúng quy định hiện hành.

Theo suckhoedoisong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

11 cán bộ, chiến sỹ công an hiến máu cho Bệnh viện Đa khoa số 2 tỉnh Lào Cai

11 cán bộ, chiến sỹ công an hiến máu cho Bệnh viện Đa khoa số 2 tỉnh Lào Cai

Chiều 17/7, nhận được lời kêu gọi từ Bệnh viện Đa khoa số 2 tỉnh Lào Cai đang cần rất nhiều đơn vị máu để phục vụ cấp cứu và điều trị cho các bệnh nhân, 11 cán bộ chiến sỹ Công an phường Cam Đường đã có mặt tại phòng tiếp nhận máu tình nguyện của Bệnh viện đa khoa số 2 để tiến hành thực hiện các xét nghiệm và hiến máu.

Rối loạn tâm thần có thể gây ra các vấn đề cho sức khỏe thể chất

Rối loạn tâm thần có thể gây ra các vấn đề cho sức khỏe thể chất

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm và lo âu có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, tiểu đường và các vấn đề về tiêu hóa. Căng thẳng kéo dài và các vấn đề sức khỏe tâm thần có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm bệnh hơn. 

Lác mắt - đừng chỉ nghĩ tới thẩm mỹ

Lác mắt - đừng chỉ nghĩ tới thẩm mỹ

Lác mắt (hay còn gọi là lé mắt) là một trong những bệnh lý nhãn khoa thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Đây là tình trạng hai mắt không cùng nhìn về một hướng: một mắt nhìn thẳng trong khi mắt còn lại có thể lệch vào trong, ra ngoài, lên trên hoặc xuống dưới. Khi hiện tượng này xảy ra, não bộ sẽ nhận hai hình ảnh khác biệt từ hai mắt và không thể hợp nhất thành một hình ảnh duy nhất, dẫn đến rối loạn thị giác.

50 cán bộ y tế xã được tập huấn sử dụng phần mềm “Bác sĩ cho mọi nhà”

50 cán bộ y tế xã được tập huấn sử dụng phần mềm “Bác sĩ cho mọi nhà”

Sở Y tế tỉnh Lào Cai vừa tổ chức lớp tập huấn sử dụng phần mềm “Bác sĩ cho mọi nhà” cho 50 cán bộ y tế đến từ 25 trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực trên địa bàn tỉnh thuộc Dự án “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.

Đề xuất miễn, giảm viện phí với bệnh hiểm nghèo, thêm thuốc mới vào danh mục BHYT

Đề xuất miễn, giảm viện phí với bệnh hiểm nghèo, thêm thuốc mới vào danh mục BHYT

Bộ Y tế cho biết đang khẩn trương thực hiện rà soát, sửa đổi, cập nhật thông tư ban hành danh mục thuốc để bổ sung vào danh mục các thuốc mới, có hiệu quả điều trị cao; đang nghiên cứu các giải pháp khả thi, hiệu quả để trình Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ về miễn viện phí.

fb yt zl tw