Bộ Y tế đề nghị đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể Công ty TNHH Dechang Việt Nam

Ngày 16/5, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Sở Y tế Đồng Nai về việc điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Dechang Việt Nam (huyện Trảng Bom).

Công văn cho biết, Cục An toàn thực phẩm nhận được thông tin về việc nghi ngờ ngộ độc sau bữa ăn chiều ngày 15/5 tại Công ty TNHH Dechang Việt Nam ở Khu Công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, ghi nhận có gần 100 ca đau bụng, tiêu chảy, nôn ói đang được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom.

Trước tình hình trên, Cục An toàn thực phẩm đề nghị Sở Y tế tỉnh Đồng Nai khẩn trương chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh tập trung nguồn lực tích cực điều trị cho bệnh nhân, trong trường hợp cần thiết có thể xin hỗ trợ hội chẩn chuyên môn với bệnh viện tuyến trên.

Cục An toàn thực phẩm yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể Công ty TNHH Dechang Việt Nam, tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ ngộ độc theo quy định, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân.

Phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về an toàn thực phẩm (nếu có) và công khai kết quả để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng.

“Phối hợp với các ngành chức năng truy xuất nguồn nguyên liệu đến tận nơi cung cấp. Nếu cơ sở cung cấp không thuộc địa bàn của tỉnh thì phải có công văn khẩn gửi Sở Y tế nơi có cơ sở cung cấp nguyên liệu để kiểm soát và lấy mẫu nguyên liệu, đồng thời báo cáo ngay về Cục An toàn thực phẩm để kịp thời chỉ đạo”, công văn nêu rõ.

Cục An toàn thực phẩm cũng đề nghị Sở Y tế Đồng Nai tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các bếp ăn tập thể, cơ sở dịch vụ ăn uống bảo đảm vệ sinh, điều kiện an toàn thực phẩm, thực hiện nghiêm việc quản lý, truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, kiểm thực ba bước, lưu mẫu thực phẩm và vệ sinh trong các khâu chế biến.

Đồng thời tuyên truyền, giáo dục cho người dân kiến thức an toàn thực phẩm và biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm, nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thói quen không bảo đảm an toàn thực phẩm trong lựa chọn, và sử dụng thực phẩm, không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Trước đó, Báo Nhân Dân đã đưa tin về việc gần 100 công nhân nghi bị ngộ độc sau bữa ăn chiều tại Đồng Nai. Ngay sau khi tiếp nhận sự việc, Công an huyện Trảng Bom đã vào cuộc, phối hợp các cơ quan liên quan điều tra, xác minh làm rõ.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Từ vụ sữa giả: Siết chặt quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm về sức khỏe

Từ vụ sữa giả: Siết chặt quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm về sức khỏe

Vụ việc kẹo rau củ KERA chưa kịp lắng xuống thì người tiêu dùng lại sửng sốt khi cơ quan chức năng phát hiện tới gần 600 nhãn hiệu sữa bột giả. Các loại sữa này được quảng cáo chứa tổ yến, đông trùng hạ thảo, óc chó, macca... nhưng thực tế không hề có; nhiều sản phẩm chỉ có nguyên liệu thông thường, chất lượng dưới 70% so với mức công bố. 

Đã có 8 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi

Đã có 8 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi

Một số tỉnh, thành phố ghi nhận số ca mắc sởi giảm như: Nghệ An, thành phố Huế, Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp; trong khi một số nơi như: Gia Lai, Lai Châu, Lào Cai lại có số mắc tăng. Đáng lo ngại, đã có 8 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi.

Việt Nam chính thức thanh toán bệnh mắt hột

Việt Nam chính thức thanh toán bệnh mắt hột

Bộ Y tế chính thức công bố thanh toán bệnh mắt hột tại Việt Nam. Sau hơn 7 thập kỷ bền bỉ, nỗ lực khám, chữa bệnh mắt hột, Việt Nam đã đẩy lùi căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này ra khỏi cộng đồng.

fb yt zl tw