Bộ Y tế: Đảm bảo đủ thuốc cho các tình huống y tế bị ảnh hưởng bão, lũ, dịch bệnh

Cục Quản lý Dược cho biết sẽ ưu tiên, xem xét giải quyết theo quy định các Đơn hàng nhập khẩu thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành để đáp ứng nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa...

Để đảm bảo cung ứng đủ thuốc trong mùa mưa lũ, Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế đã có văn bản về việc gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc.

Theo đó, để đảm bảo cung ứng đủ thuốc công tác phòng, chống dịch bệnh có thể phát sinh trong mùa bão, mưa lũ như đau mắt đỏ, sốt xuất huyết, tiêu chảy, bệnh ngoài da, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc đóng trên địa bàn có kế hoạch dự trữ, cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc cho nhu cầu điều trị, đặc biệt đảm bảo cơ số thuốc phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và các hướng dẫn khác của Bộ Y tế; tránh để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, biến động tăng giá thuốc.

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết sẽ ưu tiên, xem xét giải quyết theo quy định các đơn hàng nhập khẩu thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành để đáp ứng nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa.
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết sẽ ưu tiên, xem xét giải quyết theo quy định các đơn hàng nhập khẩu thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành để đáp ứng nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa.

Các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn chủ động lập danh sách các thuốc chữa bệnh thiết yếu cho nhân dân, kịp thời lên kế hoạch, đặt hàng và mua sắm bổ sung, dự trữ, đảm bảo có đủ thuốc phục vụ các tình huống y tế bị ảnh hưởng do bão, lũ, dịch bệnh.

Ngoài ra Sở Y tế kịp thời báo cáo về Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược, Vụ Kế hoạch - Tài chính) trong trường hợp có nguy cơ thiếu thuốc phục vụ công tác phòng và điều trị các bệnh có thể phát sinh sau lũ trên địa bàn.

Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc, Cục Quản lý Dược yêu cầu phải chuẩn bị sẵn nguồn thuốc có chất lượng, giá cả hợp lý để ưu tiên cung ứng đầy đủ, kịp thời cho nhu cầu phòng, chống dịch bệnh.

Cục Quản lý Dược cho biết sẽ ưu tiên, xem xét giải quyết theo quy định các đơn hàng nhập khẩu thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành để đáp ứng nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa.

Cục Quản lý Dược nêu rõ, trường hợp có khó khăn, vướng mắc về nguồn cung, các đơn vị phản ánh về (Phòng Quản lý Kinh doanh Dược, SĐT: 0243.8461525) để được hướng dẫn, xem xét giải quyết.

Theo suckhoedoisong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nỗ lực khắc phục thiệt hại, đảm bảo công tác y tế

Nỗ lực khắc phục thiệt hại, đảm bảo công tác y tế

Hoàn lưu cơn bão số 3 đã gây nhiều ảnh hưởng, hư hại cơ sở vật chất, trang - thiết bị của ngành y tế. Ngành y tế đã và đang nỗ lực vừa khắc phục hậu quả thiên tai vừa đảm bảo công tác điều trị, cấp cứu người bệnh và thực hiện nhiệm vụ dự phòng.

Đánh giá tác động của thiên tai lên tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai trẻ em dưới 5 tuổi

Đánh giá tác động của thiên tai lên tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai trẻ em dưới 5 tuổi

Ngày 20/9, Đoàn công tác của Viện dinh dưỡng - Bộ Y tế, tổ chức UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc), Tổ chức Y tế thế giới và tổ chức Health Bridge đã có buổi làm việc tại Sở Y tế Lào Cai nhằm đánh giá những tác động của thiên tai lên tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai, trẻ em dưới 5 tuổi và bước đầu hỗ trợ phục hồi dinh dưỡng cho những đối tượng này. 

Việt Nam đẩy mạnh hợp tác quốc tế cải thiện dịch vụ y tế cho lao động di cư

Việt Nam đẩy mạnh hợp tác quốc tế cải thiện dịch vụ y tế cho lao động di cư

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Bộ Y tế và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) ký Biên bản ghi nhớ tăng cường hợp tác, nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người di cư, đồng thời hỗ trợ người di cư tiếp cận các hệ thống, chính sách y tế quốc gia. Biên bản ghi nhớ đánh dấu gần 40 năm (1980-2024) quan hệ hợp tác giữa Tổ chức Di cư Quốc tế và Bộ Y tế.

fbytzltw