Bộ VHTTDL đề nghị giữ nguyên tên gọi di sản sau sắp xếp đơn vị hành chính

Bộ VHTTDL đề nghị giữ nguyên tên gọi các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia...đã được công nhận, xếp hạng.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa có văn bản chỉ đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc rà soát, điều chỉnh thông tin liên quan đến các di tích và di sản văn hóa sau quá trình sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu giữ nguyên tên gọi của các di sản đã được công nhận.

Cụ thể, Bộ yêu cầu giữ nguyên tên gọi các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh/thành phố đã được công nhận, xếp hạng để không làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích cũng như giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học của di tích theo quy định của Luật Di sản văn hóa và Công ước năm 1972 của UNESCO.

Các địa phương cập nhật địa danh gắn liền với di tích theo đơn vị hành chính mới sau khi đã được sắp xếp.

Di sản Thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.

Di sản Thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.

Theo chỉ đạo của Bộ, các tỉnh, thành phải tuân thủ quy định của pháp luật về di sản văn hóa và các Điều ước quốc tế tại các Công ước của UNESCO mà Việt Nam đã ký kết liên quan đến di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích lịch sử quốc gia đặc biệt.

Bộ nhấn mạnh việc đảm bảo phải có tổ chức, người đại diện chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc quản lý, bảo vệ và trông nom các di tích, tránh tình trạng không có hoặc không xác định được người chịu trách nhiệm.

Các địa phương được yêu cầu kiện toàn bộ máy quản lý di tích để đảm bảo thực hiện tốt công tác bảo vệ. Đồng thời, cần ban hành quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị hành chính cấp xã sau khi đã được sắp xếp.

Bộ VHTTDL cũng yêu cầu rà soát kỹ lưỡng các hồ sơ khoa học về di tích đang được lưu trữ, đặc biệt là Biên bản và Bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích đã được UBND cấp xã trước khi sắp xếp xác nhận, để thống nhất công tác quản lý về đất đai.

Trong trường hợp hồ sơ không còn lưu trữ, các địa phương được đề nghị yêu cầu sao y từ cơ quan quản lý cấp trên.

Đối với di sản văn hóa phi vật thể, Bộ đề nghị giữ nguyên tên gọi để không làm thay đổi giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học của di sản.

Các địa phương cần rà soát hồ sơ khoa học của di sản để thống nhất phạm vi phân bố, lan tỏa, từ đó có cơ sở quản lý theo thẩm quyền, đồng thời tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về di sản văn hóa phi vật thể và Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.

Đối với bảo vật quốc gia, Bộ VHTTDL yêu cầu các địa phương rà soát, xác định và điều chỉnh đơn vị hành chính nơi đang lưu giữ bảo vật quốc gia sao cho phù hợp với tên đơn vị hành chính đã được ghi trong Quyết định công nhận bảo vật quốc gia của Thủ tướng.

Trong lĩnh vực văn hóa cơ sở, Bộ đề nghị bổ sung đối tượng rà soát là các lễ hội truyền thống đang được tổ chức tại các di tích đã được công nhận và xếp hạng, trừ các lễ hội đã được UNESCO ghi danh hoặc nằm trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Các lễ hội này cần được xác định theo hai cấp là "lễ hội truyền thống cấp tỉnh" hoặc "lễ hội truyền thống cấp xã" theo quy định tại Nghị định số 110/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

Về lĩnh vực du lịch, Bộ đề nghị giữ nguyên tên gọi của các khu du lịch quốc gia đã được công nhận, đồng thời cập nhật địa danh gắn với khu du lịch theo đơn vị hành chính mới. Các địa phương cũng cần rà soát, điều chỉnh tên gọi, địa danh, địa chỉ mới của các tổ chức hoặc Ban Quản lý khu du lịch có liên quan trực tiếp đến đơn vị hành chính mới được hình thành sau sắp xếp.

Theo vtcnews.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngăn "nhạc rác" trên nền tảng số

Ngăn "nhạc rác" trên nền tảng số

Những năm gần đây, sự bùng nổ của các nền tảng nhạc số như YouTube, TikTok… đã mở ra cơ hội lớn cho người sáng tác và phát hành nhạc. Tuy nhiên, song song với những sản phẩm âm nhạc chất lượng, nhạc "rác" cũng đang tràn lan, gây ra nhiều tranh cãi trong giới chuyên môn và người nghe nhạc.

[Ảnh] Báo Lào Cai ra Trường Sa

[Ảnh] Báo Lào Cai ra Trường Sa

Ngày 10/4/1963, Báo Lao Cai đổi mới đã chính thức phát hành số đầu, khởi đầu cho sự ra đời của Báo Lào Cai ngày nay. Trải qua 62 năm thành lập, Báo Lào Cai không ngừng phát triển, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của tỉnh.

Truyện kể về Bác Hồ - Những chặng đường trường kỳ kháng chiến

Truyện kể về Bác Hồ - Những chặng đường trường kỳ kháng chiến

Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu nghiên cứu về tư tưởng và cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Truyện kể về Bác Hồ - Những chặng đường trường kỳ kháng chiến" do đồng chí Vũ Kỳ, thư ký của Bác Hồ kể, Huyền Tím và Tử Nên ghi.

Báo Nhân Dân ra mắt video âm nhạc "Victory - Bond in Vietnam"

Báo Nhân Dân ra mắt video âm nhạc "Victory - Bond in Vietnam"

Sáng 9/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group tổ chức ra mắt video âm nhạc "Victory - Bond in Vietnam". MV ghi hình phần trình diễn của nhóm nhạc Bond tại Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Qua sản phẩm âm nhạc đặc biệt này, Báo Nhân Dân mong muốn lan tỏa giá trị lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam ra thế giới, góp phần quảng bá, thúc đẩy phát triển du lịch.

Đi xem "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" để yêu nước nhiều hơn

Đi xem "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" để yêu nước nhiều hơn

“Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” là bộ phim hiếm hoi giữ khán giả ngồi lại rạp đến những phút cuối cùng để nghe bài hát phim, để xem những dòng credit cuối phim. “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” cũng là bộ phim mang lại nhiều cảm xúc nhất cho khán giả cho đến thời điểm hiện tại.

Phim hòa nhạc - cầu nối nghệ sĩ và công chúng

Phim hòa nhạc - cầu nối nghệ sĩ và công chúng

Không chỉ dừng ở những video âm nhạc “triệu view” hay tổ chức các concert “cháy vé”, ngày nay, những ngôi sao âm nhạc Việt Nam còn chứng minh sức ảnh hưởng thông qua sản xuất phim hòa nhạc. Câu chuyện âm nhạc được kể bằng ngôn ngữ điện ảnh đã tạo nên cầu nối đặc biệt chạm đến trái tim khán giả.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - di sản tinh thần vô giá của dân tộc

GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG (MỒNG 10 THÁNG BA NĂM ẤT TỴ 2025) Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - di sản tinh thần vô giá của dân tộc

Những câu chuyện về Hùng Vương và thời đại khai sơn phá thạch, mở mang bờ cõi, khởi dựng cơ nghiệp nước Việt ta được lưu lại thành văn kể từ triều nhà Trần (1226-1400) trong các sách như: "Đại Việt sử ký", "Việt Nam thế chí", "Khâm định Việt sử Thông giám cương mục", "Lĩnh Nam chích quái", "Việt điện u linh"...

Giữ gìn “sức mạnh mềm” của dân tộc

Giữ gìn “sức mạnh mềm” của dân tộc

Trong bối cảnh đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ theo dòng chảy hiện đại hóa, công tác bảo tồn văn hóa Hùng Vương còn mang một ý nghĩa chiến lược sâu sắc: giữ gìn “sức mạnh mềm” của dân tộc.

Công nghiệp văn hóa nhìn từ các hiệu ứng mới

Công nghiệp văn hóa nhìn từ các hiệu ứng mới

Công nghiệp văn hóa đang ngày càng được chú trọng tại Việt Nam. Tuy nhiên, để biến lĩnh vực này thành một trong những động lực tăng trưởng bền vững của đất nước, cần một chiến lược dài hơi, bài bản và đồng bộ. Bởi các sản phẩm văn hóa của Việt Nam vẫn chưa thể thực sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế...

fb yt zl tw