Bỏ thi thăng hạng giảm áp lực cho 2 triệu viên chức

Theo Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh, với việc gần 2 triệu viên chức như hiện nay, thi tăng hạng gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, việc bỏ thi sẽ tiết kiệm nhiều chi phí cho xã hội.

Chiều 9/9, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, đại diện Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT), Bộ Nội vụ được đề nghị làm rõ những vấn đề liên quan đến việc bỏ thi nâng hạng viên chức đang được dư luận quan tâm.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, bất cứ ngành nghề gì, cán bộ, viên chức đều muốn thăng hạng nghề nghiệp.

“Đối với nhà giáo, việc thăng hạng không chỉ chứng tỏ năng lực nghề nghiệp của mình, kèm theo đó là tăng lương, tăng thu nhập”, ông Hoàng Minh Sơn chia sẻ.

hoangminhson-1694274973321840110192.jpg
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn.

Ông Sơn nói Bộ Nội vụ đã có dự thảo sửa đổi một số quy định trong việc thăng hạng nghề nghiệp, trong đó không còn hình thức thi, mà chỉ còn còn lại hình thức xét.

Theo vị Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, dù là thi hay xét thăng hạng đều nhằm mục đích đánh giá năng lực chuyên môn, nghiệp vụ với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.

Với hình thức thi, theo ông Sơn sẽ mất nhiều thời gian cho cán bộ, công chức, viên chức và chi phí tốn kém. Trong khi đó, việc xét thăng hạng sẽ có yếu tố tích cực hơn.

“Thay vì chỉ thông qua bài thi, đánh giá trên điểm thì những người trong hội đồng xét thăng hạng sẽ kiểm tra cả quá trình của viên chức. Việc này đảm bảo tính công bằng, minh bạch, chính xác hơn”, ông Sơn nhìn nhận.

Ngoài ra, theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, việc xét thăng hạng một cách công bằng, minh bạch, chính xác sẽ tạo động lực tốt hơn cho giáo viên. Điều này góp phần giúp giáo viên cống hiến, gắn bó với nghề nghiệp. Đồng thời, đây cũng là một trong các giải pháp để hạn chế tình trạng giáo viên bỏ việc.

Tiết kiệm nhiều chi phí xã hội

Cùng trả lời câu hỏi, ông Vũ Đăng Minh, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Nội vụ cho biết, vấn đề bỏ thi thăng hạng viên chức được dư luận xã hội quan tâm thời gian qua.

Theo ông Minh, việc thi thăng hạng đã được thực hiện từ năm 1998 đến nay. Tuy nhiên, quá trình thi thấy có nhiều khó khăn, đặc biệt trong đó là nhiều bộ ngành chưa ban hành thông tư hướng dẫn việc thi thăng hạng.

07883d61ec4c3912605d-1-1098.jpg
Ông Vũ Đăng Minh, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Nội vụ.

Bên cạnh đó, ông Minh cũng cho rằng, do chưa quy định được nội dung thi, chưa sát với yêu cầu vị trí việc làm, nên việc thi thăng hạng còn hình thức, không phản ánh thực chất.

“Với số lượng viên chức rất lớn, gần 2 triệu người, nên việc thi thăng hạng gặp nhiều khó khăn. Không chỉ vậy, người thi phải có chứng chỉ chuyên ngành, đây chính là hạn chế, rào cản”, đại diện Bộ Nội vụ nói.

Ngoài ra, theo Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ, việc tổ chức thi sẽ gây rất nhiều tốn kém về thời gian, công chức, chi phí. “Do vậy, việc bỏ thi sẽ tiết kiệm nhiều chi phí cho xã hội”, ông Minh nhấn mạnh.

Theo ông Minh, Bộ Nội vụ đã lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương về vấn đề này. Kết quả, có 94/95 bộ, ngành, địa phương đồng ý bỏ thi nâng thăng hạng viên chức.

“Nếu bỏ thi sẽ khắc phục được những vướng mắc bất cập trên, đồng thời giảm áp lực cho đội ngũ viên chức”, ông Minh khẳng định.

Đồng tình với nhận định của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, ông Minh so sánh, việc thi thăng hạng sẽ không sát được với thực tiễn, còn xét thăng hạng sẽ đánh giá được "đúng người, đúng việc". Mặt khác, xét thăng hạng sẽ giảm được thủ tục hành chính trong bổ nhiệm viên chức.

VietNamNet

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 3, thầy giáo Lý Văn Hoàng (sinh năm 1996) công tác tại Trường THPT Chuyên Lào Cai, nhưng thầy và học trò đã có nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao tại nhiều cuộc thi.

fbytzltw