Bổ sung tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 30/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/1/2021 quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025.

Hộ đồng bào dân tộc Khmer tại thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) được hỗ trợ vốn chăn nuôi vịt xiêm. (Ảnh tư liệu)
Hộ đồng bào dân tộc Khmer tại thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) được hỗ trợ vốn chăn nuôi vịt xiêm. (Ảnh tư liệu)

Nghị định số 30/2025/NĐ-CP bổ sung quy định về tiêu chí, quy trình rà soát, xác định người lao động có thu nhập thấp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, người lao động có thu nhập thấp là người lao động thuộc hộ gia đình (không bao gồm người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo) khu vực nông thôn có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2,25 triệu đồng trở xuống; khu vực thành, thị có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 3 triệu đồng trở xuống.

Nghị định nêu rõ, chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình, tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội khác giai đoạn 2022 - 2025.

Ngoài ra, Nghị định 30/2025/NĐ-CP cũng bổ sung trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải tổ chức rà soát, xác định người lao động có thu nhập thấp áp dụng theo quy trình xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022 - 2025; giấy đề nghị xác định người lao động có thu nhập thấp, quyết định công nhận danh sách người lao động có thu nhập thấp trên địa bàn; tổ chức thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trong khả năng bố trí ngân sách của trung ương và địa phương, bảo đảm đúng mục tiêu, tiết kiệm, hiệu quả theo quy định.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bẫy lừa từ những cuộc gọi Lockchip, Lock247…

Bẫy lừa từ những cuộc gọi Lockchip, Lock247…

Gần đây, nhiều người dân phản ánh nhận được các cuộc gọi hiển thị dưới dạng Lockchip, Lock247… thay vì số điện thoại thông thường. Đây là hình thức lừa đảo mới, khiến nhiều người hoang mang vì không rõ ai đứng sau những số này và tại sao kẻ gian có thể sử dụng chúng để thực hiện hành vi lừa đảo?

Thành phố Lào Cai nhiều lần được chọn là trung tâm tỉnh lỵ trong quá trình thay đổi địa giới hành chính

Thành phố Lào Cai nhiều lần được chọn là trung tâm tỉnh lỵ trong quá trình thay đổi địa giới hành chính

Thành phố Lào Cai được thành lập năm 2004 trên cơ sở sáp nhập thị xã Lào Cai và thị xã Cam Đường, là thành phố tỉnh lỵ duy nhất của cả nước có đường biên giới. Với vị trí “hạt nhân” của tỉnh, đồng thời là “cầu nối”, cửa ngõ của Việt Nam, trong suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, Nhân dân nơi đây luôn kiên cường, sáng tạo trong đấu tranh chinh phục thiên nhiên và bảo vệ bờ cõi của Tổ quốc.

Những tình nguyện viên tại “Gặp gỡ 2025”

Những tình nguyện viên tại “Gặp gỡ 2025”

Tại chuỗi sự kiện "Gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư" tổ chức tại Lào Cai, nhiều đại biểu trong và ngoài nước ấn tượng với sự xuất hiện của 20 tình nguyện viên là học sinh đến từ Trường THPT Chuyên Lào Cai.

Số ca mắc sởi ở châu Âu tăng gấp đôi vào năm 2024 - cao nhất trong 25 năm

Số ca mắc sởi ở châu Âu tăng gấp đôi vào năm 2024 - cao nhất trong 25 năm

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Quốc tế (UNICEF) hôm nay (13/3) công bố báo cáo cho biết số ca mắc sởi ở khu vực châu Âu đã tăng gấp đôi vào năm 2024 - lên mức cao nhất trong hơn 25 năm qua, đồng thời kêu gọi hành động để tăng cường tỷ lệ tiêm chủng đã giảm trong đại dịch COVID-19.

Tôn vinh tiếng Việt: Dấu ấn thiêng liêng nhắc nhở về cội nguồn

Tôn vinh tiếng Việt: Dấu ấn thiêng liêng nhắc nhở về cội nguồn

Đã thành thông lệ, cứ vào chiều thứ Hai hằng tuần, sau buổi học chính tại trường, nhiều bạn nhỏ gốc Việt tại Australia lại háo hức đến lớp của cô giáo - Tiến sĩ Trần Hồng Vân, Hiệu trưởng trường Việt ngữ Vietschool, để học tiếng Việt. Những ánh mắt lấp lánh niềm vui, những tiếng đánh vần, giọng đọc tuy còn ngọng nghịu, nhưng đối với các em, đó là cả một sự nỗ lực và say mê.

fb yt zl tw