Bộ Nội vụ đề xuất tăng lương cơ sở với 9 nhóm đối tượng từ 1/7/2023

Bộ Nội vụ cho biết, việc xây dựng nghị định của Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng (tăng thêm 20,8%, thực hiện từ ngày 1/7/2023) là cần thiết nhằm góp phần cải thiện đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo Nghị định quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, từ ngày 1/7/2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.

Bộ Nội vụ cho biết, thực hiện Nghị quyết số 70/2018/QH14 ngày 9/11/2018 của Quốc hội về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2019/NĐ-CP ngày 9/5/2019 điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1.390.000 đồng/tháng lên 1.490.000 đồng/tháng (tăng thêm 7,19%) từ ngày 1/7/2019.

Từ năm 2020 đến nay, do tác động bất lợi của nhiều yếu tố trong nước và quốc tế, đặc biệt là tác động của dịch bệnh COVID-19 nên chưa có điều kiện để tiếp tục điều chỉnh mức lương cơ sở theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 38/2019/NĐ-CP nêu trên và thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII.

Theo đó, mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng được giữ nguyên từ ngày 1/7/2019 đến nay; nếu so với mức lương vùng của người lao động khu vực doanh nghiệp thì mức lương 1.490.000 đồng/tháng (áp dụng đối với đối tượng hưởng lương ngân sách) mới đạt 37,89% so với mức lương tối thiểu vùng bình quân năm 2022 (3.932.500 đồng/tháng), dẫn đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang còn nhiều khó khăn.

Từ những căn cứ nêu trên, việc xây dựng nghị định của Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng (tăng thêm 20,8%, thực hiện từ ngày 1/7/2023) là cần thiết nhằm góp phần cải thiện đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Bộ Nội vụ đề xuất tăng lương cơ sở với 9 nhóm đối tượng từ 1/7/2023 ảnh 1
 Ảnh minh họa.

9 nhóm đối tượng

Dự thảo Nghị định gồm 6 điều trên cơ sở kế thừa những nội dung còn phù hợp của Nghị định số 38/2019/NĐ-CP, không phát sinh thủ tục hành chính, không có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới cần lồng ghép; không liên quan đến cam kết quốc tế; ngôn ngữ, kỹ thuật trình bày văn bản phù hợp với quy định của pháp luật.

Theo Dự thảo Nghị định, 9 nhóm đối tượng áp dụng gồm:

Cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019).

Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019).

Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức năm 2010 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019).

Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và lực lượng vũ trang (quân đội, công an, cơ yếu) theo quy định tại Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập đang được xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.

Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và công nhân, viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.

Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an thuộc Công an nhân dân.

Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.

Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.

Sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tăng lương

Về kinh phí thực hiện, dự thảo nêu rõ, các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể các khoản chi tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2023 tăng thêm so với dự toán năm 2022 được cấp có thẩm quyền giao. Một phần nguồn thu được để lại theo chế độ của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập. Sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2022 chưa sử dụng hết chuyển sang (nếu có).

Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sử dụng 10% tiết kiệm chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2023 tăng thêm so với dự toán năm 2022 được cấp có thẩm quyền giao.

Đồng thời sử dụng 70% tăng thu ngân sách địa phương năm 2022 thực hiện so với dự toán (không kể thu tiền sử dụng đất; thu tiền thuê đất một lần được nhà đầu tư ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng; thu tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa; thu từ xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng để chi đầu tư theo quy định; xổ số kiến thiết; phí tham quan các khu di tích, di sản thế giới; phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu; phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; thu từ quỹ đất công ích, thu hoa lợi, công sản tại xã và thu tiền cho thuê, cho thuê mua, bán nhà thuộc sở hữu nhà nước) được Thủ tướng Chính phủ giao. 

Sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2022 chưa sử dụng hết chuyển sang.

Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2023. Riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35%. Phạm vi trích số thu được để lại được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về nhu cầu và nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2023. 

Ngân sách trung ương bổ sung nguồn kinh phí còn thiếu do điều chỉnh mức lương cơ sở năm 2023 cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau khi đã thực hiện các quy định trên.

Dự thảo Nghị định dự kiến có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2023 và thay thế Nghị định số 38/2019/NĐ-CP.

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tạo lập 'thế giới số' an toàn, lành mạnh cho trẻ em

Tạo lập 'thế giới số' an toàn, lành mạnh cho trẻ em

Sự phát triển của công nghệ thông tin, internet đã mang lại nhiều lợi ích cho trẻ em nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ và rủi ro cho các em. Một báo cáo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho thấy, cứ năm trẻ em và thanh, thiếu niên, thì có một người bị bắt nạt trên mạng. Đáng lo ngại, 3/4 trong số đó không biết tìm kiếm sự giúp đỡ ở đâu...

Mường Hum chú trọng cải cách hành chính

Mường Hum chú trọng cải cách hành chính

Nâng cao chất lượng phục vụ, giải quyết nhanh gọn hồ sơ thủ tục, đảm bảo công khai minh bạch và tạo thuận lợi nhất cho tổ chức, cá nhân luôn là phương châm của xã Mường Hum (huyện Bát Xát) trong công tác cải cách thủ tục hành chính thời gian qua.

Âm nhạc chữa lành - Gửi gắm yêu thương

Âm nhạc chữa lành - Gửi gắm yêu thương

Âm nhạc thật diệu kỳ! Những thanh âm khi trầm bổng, du dương, nhẹ nhàng, sâu lắng, có khi là cao trào, dồn dập... khiến con người hòa mình theo cung bậc cảm xúc, tâm trạng của bản thân như buồn vui, cô đơn hay hạnh phúc... Vì lẽ đó, âm nhạc vẫn được ví như “thần dược” có thể chữa lành những nỗi đau về thể chất và tinh thần.

Đồng hành với phụ nữ vùng biên

Đồng hành với phụ nữ vùng biên

Thực hiện Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, Hội Phụ nữ tỉnh phối hợp với các đơn vị triển khai nhiều mô hình giúp đỡ hội viên phụ nữ khó khăn ở địa bàn biên giới, qua đó, tạo sinh kế, giải quyết việc làm, vươn lên giảm nghèo bền vững.

Người dân và doanh nghiệp cần hiểu rõ trách nhiệm của mình

Người dân và doanh nghiệp cần hiểu rõ trách nhiệm của mình

Dự án xây dựng mạch vòng trung áp 35 kV kết nối lộ 391-E20.45 (Tằng Loỏng 3) và lộ 372-E20.54 (Sa Pa) nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện huyện Bảo Thắng, thị xã Sa Pa. Dự án được triển khai thi công đi qua địa bàn xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng, nhưng khi bước vào giai đoạn cuối thì bất ngờ có phản hồi từ phía người dân.

Trao nhà “Đại đoàn kết” tại xã Hợp Thành

Trao nhà “Đại đoàn kết” tại xã Hợp Thành

Chiều 25/5, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm xã Hợp Thành, thành phố Lào Cai phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố tổ chức trao nhà “Đại đoàn kết” cho gia đình chị Hà Phương Thảo ở thôn Tượng 2, xã Hợp Thành.

fb yt zl tw