Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các địa phương không để xảy ra tình trạng lạm thu đầu năm học

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các khoản thu của cơ sở giáo dục, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lạm thu đầu năm học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các địa phương minh bạch các khoản thu trong năm học 2024 - 2025.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các địa phương minh bạch các khoản thu trong năm học 2024 - 2025.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công văn số 2179/BGDĐT-KHTC gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố và các cơ sở giáo dục về việc thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo năm học 2024 - 2025.

Theo đó, đối với học phí năm học 2024 - 2025, thực hiện mức thu học phí theo đúng quy định tại Nghị định 97/2023/NĐ-CP ngày 31/12/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường đối với cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập, mức thu được thực hiện theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 24/2021/NĐ-CP ngày 23/3/2021 của Chính phủ quy định việc quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông công lập.

Các địa phương, đơn vị thực hiện chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và hỗ trợ tiền đóng học phí theo đúng quy định tại Chương IV Nghị định 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ. Trong đó quy định, từ năm học 2024 - 2025, đối tượng trẻ em mầm non 5 tuổi tại khoản 6 Điều 15 Nghị định 81/2021/NĐ-CP được miễn học phí (được hưởng từ ngày 1/9/2024).

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đề nghị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và có trách nhiệm giải trình với người học, xã hội về các mức thu, khoản thu của cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý theo đúng quy định; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lạm thu đầu năm học.

Bên cạnh đó, các địa phương chỉ đạo và quán triệt cơ sở giáo dục thực hiện việc vận động, quản lý và sử dụng các khoản tài trợ theo đúng quy định về tài trợ cho cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; thực hiện công khai về cam kết chất lượng giáo dục và đào tạo, điều kiện đảm bảo chất lượng, thu chi tài chính theo Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Đối với giá sách giáo khoa, vật tư thiết bị giáo dục, Luật Giá 2023 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024) quy định sách giáo khoa thuộc danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá, Bộ Giáo dục và Đào tạo định giá tối đa. Hiện nay, Bộ đang phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu quy định giá tối đa sách giáo khoa để thực hiện từ ngày 1/7/2024. Từ nay đến thời điểm trước ngày 1/7/2024, việc quản lý giá sách giáo khoa tiếp tục thực hiện theo Luật Giá 2012 và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các địa phương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, sở ban, ngành có liên quan tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về niêm yết, công khai thông tin về giá vật tư, thiết bị giáo dục, sách giáo khoa trên địa bàn đảm bảo công khai, minh bạch.

Theo Vietnamplus

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, các hãng hàng không Vietnam Airlines, Pacific Airlines, VASCO sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13/1/2025 đến 12/2/2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Sáng nay (21/11), Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức lễ khởi động dự án: ''Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam''.

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

fbytzltw