Bộ Công an nêu các trường hợp phải đổi sang thẻ căn cước từ ngày 1/7

Theo quy định tại Luật Căn cước, một số trường hợp sẽ phải đổi từ thẻ CCCD sang thẻ căn cước từ ngày 1/7.

Theo , từ ngày 1/7/2024, không bắt buộc công dân phải đổi từ thẻ căn cước công dân (CCCD) còn hạn sử dụng sang thẻ căn cước. Tuy nhiên vẫn sẽ có một số trường hợp phải đổi từ thẻ CCCD sang thẻ căn cước.

Một số trường hợp phải đổi sang thẻ căn cước từ ngày 1/7.

Trường hợp bắt buộc phải đổi sang thẻ căn cước từ 1/7

Thẻ CCCD đã được cấp trước ngày Luật Căn cước có hiệu lực thi hành (tức trước ngày 1/7) có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ, trừ trường hợp theo quy định. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước.

CMND còn hạn sử dụng đến sau ngày 31/12/2024 thì có giá trị sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ CMND, CCCD được giữ nguyên giá trị sử dụng; cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về CMND, CCCD trong giấy tờ đã cấp.

Thẻ CCCD, CMND hết hạn sử dụng từ ngày 15/1/2024 đến trước ngày 30/6/2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/6/2024.

Như vậy, từ ngày 1/7, nếu thẻ CCCD hết hạn thì công dân bắt buộc phải sang thẻ căn cước.

Các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước

Điều 24 Luật Căn cước quy định các trường hợp cấp đổi thẻ căn cước bao gồm:

- Công dân Việt Nam đã được cấp thẻ căn cước phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.

- Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh.

- Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật.

- Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước.

- Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính.

- Xác lập lại số định danh cá nhân.

- Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu.

Cùng với đó, các trường hợp cấp lại thẻ căn cước bao gồm: Bị mất thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước bị hư hỏng không sử dụng được, trừ trường hợp theo quy định; được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam.

Báo Pháp luật TP HCM

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thế hệ lệ thuộc AI

Thế hệ lệ thuộc AI

Sau một thời gian tìm hiểu và sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) để phục vụ cho việc học tập, nhiều học sinh thừa nhận rằng họ đang bị phụ thuộc vào sự trợ giúp này. AI dù mang đến cơ hội lớn trong việc cá nhân hóa học tập, song đi kèm đó là những thách thức về đạo đức, pháp lý, năng lực ứng dụng, và đặc biệt là sự công bằng trong tiếp cận công nghệ.

Sữa giả và những hiểm họa khôn lường với sức khỏe cộng đồng

Sữa giả và những hiểm họa khôn lường với sức khỏe cộng đồng

Trong thời gian gần đây, hàng loạt đường dây sản xuất, buôn bán sữa giả quy mô lớn bị phát hiện và triệt phá, phản ánh thực trạng đáng báo động về mức độ phổ biến và nguy hiểm của nạn sữa giả tại Việt Nam. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật, gây thiệt hại kinh tế, mà còn là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là nhóm đối tượng dễ tổn thương như trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu.

fb yt zl tw