Bí quyết đưa thuật trang trí trên trang phục truyền thống của người Dao đỏ thành di sản quốc gia

Nghệ thuật trang trí trên trang phục truyền thống của người Dao đỏ gắn với truyền thuyết về con long khuyển mình rồng ngũ sắc, biến thân của Bàn Hộ (tổ tiên của người Dao Đỏ) cứu nước của Bình Vương khỏi sự hủy diệt của Cao Vương.

Lễ đón nhận Bằng công nhận nghệ thuật trang trí trên trang phục truyền thống của người Dao đỏ là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã được tổ chức ngày 12-10 tại Di tích quốc gia đặc biệt danh lam thắng cảnh Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang-Lâm Bình, Tuyên Quang.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Thế Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang, khẳng định việc công nhận Nghệ thuật trang trí trên trang phục truyền thống của người Dao đỏ là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có ý nghĩa lớn trong việc tôn vinh giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc. Nghệ thuật trang trí trên trang phục truyền thống của người Dao Đỏ ở các huyện Sơn Dương, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang có từ lâu đời, thể hiện sự tài hoa, tinh tế và thẩm mĩ của người Dao.

Trang phục phụ nữ Dao đỏ.
Trang phục phụ nữ Dao đỏ.

Nghệ thuật trang trí này gắn với truyền thuyết về con long khuyển mình rồng ngũ sắc, biến thân của Bàn Hộ (tổ tiên của người Dao Đỏ) cứu nước của Bình Vương khỏi sự hủy diệt của Cao Vương. Vì vậy, trang phục cầu kỳ từ cách cắt khâu đến hoa văn, cách tạo hình và đặc biệt là màu sắc trang trí nhất thiết phải có đủ năm màu cơ bản: đỏ, trắng, vàng, xanh, chàm hoặc đen.

Cắt may, trang trí trang phục truyền thống là tiêu chí quan trọng để đánh giá tài năng, vẻ đẹp và phẩm hạnh của người phụ nữ. Từ khi lên mười tuổi, bé gái Dao Đỏ được các bà, các mẹ dạy cho cách kéo sợi, dệt vải, cắt may và thêu thùa. Sang tuổi 15, hầu hết họ biết tự làm cho mình những bộ trang phục truyền thống đẹp nhất để tham dự các ngày lễ hội, chợ phiên ở thôn bản. Để làm ra một bộ trang phục, người Dao Đỏ ở Tuyên Quang tham gia vào quá trình trồng bông, dệt vải, trồng chàm, nhuộm chàm, cắt may, trang trí…

Bông được thu hoạch vào tháng bảy, tám (Âm lịch). Quả bông được phơi sương, nắng cho nở ra rồi đem cán tách hạt và bông. Sợi bông luộc qua nước sôi cho sạch rồi đem hồ với nước cháo ngô (hoặc cháo gạo nếp, tẻ), nấu trong nửa ngày thì vớt ra đem sợi phơi khô, sau đó đánh thành con chỉ để dệt thành vải.

Để nhuộm vải, đồng bào dùng cao chàm được làm từ việc ngâm cây chàm, lọc, cho thêm vôi bột, nước tro bếp. Khi làm cao, phải thực hiện một số kiêng cữ như:Kkhông chế biến cao chàm ở trong nhà mà phải làm trong một cái lán nhỏ cạnh nhà; không chế biến khi nhà có lợn, trâu, bò đẻ hoặc phụ nữ có thai đi qua lán. Cao chàm được hòa tan với nước đun sôi cùng lá ngải để nguội, pha thêm ít nước tro và rượu, khuấy đều. Để vải có màu đẹp và bền, đồng bào nhuộm vào tháng 7, tháng 8 vì thời điểm này tiết trời khô ráo, vải mau khô và bắt màu tốt. Trước khi nhuộm phải đem ngâm thật kỹ để hết hồ thì lúc nhuộm mới dễ bắt màu và không bị loang lổ. Khi nhuộm, tấm vải được nhấn chìm trong nước, dùng chân đạp thật kỹ để vải thấm màu chàm. Ngâm vải khoảng 1 giờ, rồi đem phơi khô. Để vải có màu chàm như ý thường phải mất 20 ngày trở lên để nhuộm và phơi khô nhiều lần....

Vải được cắt, may, khâu và được trang trí theo giới tính, độ tuổi, theo tín ngưỡng (cho thầy cúng). Người phụ nữ được tự do sáng tạo mô-típ hoa văn, cách tạo hình, màu sắc trang trí nhưng phải tuân thủ về bố cục trang trí như: Thân trước và thân sau áo dài, áo ngắn; quanh hông, từ đầu gối xuống gấu quần, mặt khăn đội đầu… trên y phục nữ và phần gấu áo, gấu quần, phần lai trước ngực trên y phục nam.

Trang phục nữ, trong đó áo dài được trang trí tập trung ở viền nẹp ngực, tà áo, đầu ống tay áo. Nẹp ngực được đáp dải vải hoa văn với hình dấu chân hổ, hình cây cỏ, sóng nước, quả thông, hoa bông, họa tiết ghép vải hình răng cưa và đính các quả bông len đỏ. Tà áo thêu hoa văn hình sóng nước, cây cỏ màu trắng, xanh, đỏ, vàng; ở nơi xẻ tà của áo đính một dải băng ngang quả bông, tua rua len, hạt cườm. Đầu ống tay áo được đáp các dải hoa văn thêu sẵn, hình cây cỏ, dấu chân hổ, răng cưa, quả trám, thập ngoặc hoặc ghép vải in hoa văn màu đỏ. Yếm được trang trí cả ở thân trước và thân sau bằng kỹ thuật thêu chỉ màu đỏ, vàng, xanh và đính hoa văn bằng bạc. Quần được thêu ở 2 ống rất tỉ mỉ với hoa văn hình vuông, chữ nhật màu đỏ, vàng, trắng; bên trong các hình đó là hoa văn cây thông, quả trám, sóng nước, dấu chân hổ, con hến, dấu nhân, ông sấm to; phân cách giữa các hình là các đường chỉ thêu màu đỏ, trắng. Khăn vấn đầu được thêu hình hoa cây bông, cây vạn hoa, hình cách đoạn, vết chân hổ, chữ thập ngoặc bằng chỉ màu vàng, trắng, đỏ, xanh. Khăn đội đầu trang trí hai đầu khăn các họa tiết hoa văn hình cây cỏ, thập ngoặc, răng cưa, hoa bạc, hoa chéo. Dây lưng màu đỏ không có hoa văn.

Khăn trùm đầu cô dâu thêu nhiều loại hoa văn hình cây cỏ, cây thông, dấu chân hổ, hoa bông, hình chim… Diềm khăn đính một hàng tua rua bằng len màu đỏ, xanh, vàng che kín mặt cô dâu. Tạp dề cô dâu, mỗi cạnh được viền bằng các đường thêu hoa văn hình cây cỏ, chữ thập ngoặc; gấu thêu hoa văn hình cây bông, dấu chân hổ, thập ngoặc; trên cùng thêu hoa văn hình cây thông, hoa cây thông, gắn hoa văn hình con ngựa, người mặc váy. Khi diện y phục, phụ nữ Dao Đỏ còn đeo trang sức bằng bạc, gồm: Vòng cổ, vòng tay, hoa tai, xà tích.

Y phục nam nói chung giản dị về màu sắc, cách tạo hình, kiểu cách, trang trí chủ yếu trên áo và khăn đội đầu. Áo được trang trí bằng những đường viền bằng vải màu đỏ hoặc ghép vải hoa đỏ ở ống tay, quanh gấu áo, phần xẻ tà ở gấu áo. Phần lai trước ngực áo là mảnh vải hình chữ nhật được thêu kín hoa văn, thường là các mô-típ như hoa chéo, chữ thập, dấu nhân, cây cỏ, quả thông, dấu chân hổ, hoa cây bông và các đường chỉ thêu nằm ngang, dọc bằng màu đỏ, trắng. Bên phải của nách áo được đính 5 khuy bạc nhỏ bằng hạt ngô. Khăn đội đầu trang trí giống khăn của nữ giới.

Y phục nam nữ của trẻ em được cắt khâu, trang trí như áo, quần của người lớn nhưng ít hoa văn hơn; ở gấu quần, gấu áo, cổ áo, tay áo thường viền vải màu đỏ, hoặc ghép vải in hoa văn màu đỏ. Mũ được tạo bởi 8 mảnh vải hình tam giác cân, các cạnh xiên của tam giác được đính lại với nhau thành hình chóp. Các mảnh vải thêu kín hoa văn, thường là các mô-típ như hình cây cỏ, hoa cây thông, hoa cây bông, cây Tam Thanh, màu xanh, trắng, vàng. Chóp mũ và viền mép mũ hai bên đính một quả bông len màu đỏ, mũ trẻ em nữ đính thêm các tua rua len rủ xuống xung quanh mũ. Quai mũ làm bằng chuỗi hạt cườm màu xanh, đỏ, tím, vàng.

Áo thầy cúng, viền quanh nẹp ngực là những túm len nhỏ màu đỏ hoặc can vải màu đỏ, hai thân trước và thân sau thêu kín hoa văn hình các vị thần linh, hoa mặt trời, cây tam thanh, hình người, ngựa, rồng, chim, núi. Ngày nay, áo được làm bằng vải dệt công nghiệp màu đỏ (hoặc vải dệt công nghiệp in hoa, chim công, màu đỏ), không thêu hoa văn trang trí. Mũ được làm bằng giấy bồi hoặc vải, thêu hoặc vẽ hình rồng chầu mặt trời, phượng chầu mặt trăng và các họa tiết quanh viền mũ.

Cũng nhân dịp này Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch huyện Na Hang, Tuyên Quang đã được tổ chức với nhiều hoạt động như đua mảng; biểu diễn dù lượn; tham quan mùa vàng ruộng bậc thang; liên hoan Nghệ thuật hát Then - đàn Tính huyện Na Hang; trình diễn trang phục các dân tộc và nhảy lửa của dân tộc Dao đỏ; tham quan Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang - Lâm Bình…

NLĐ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Liên hoan Nghệ thuật quần chúng các xã, phường, thị trấn biên giới tỉnh Lào Cai lần thứ II năm 2025

Khai mạc Liên hoan Nghệ thuật quần chúng các xã, phường, thị trấn biên giới tỉnh Lào Cai lần thứ II năm 2025

Với chủ đề "Biên giới là quê hương", tối 25/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và UBND huyện Mường Khương tổ chức Khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng các xã, phường, thị trấn biên giới tỉnh Lào Cai lần thứ II năm 2025.

Thụy Điển trao tặng Việt Nam phim tài liệu lịch sử quý hiếm về ngày thống nhất đất nước

Thụy Điển trao tặng Việt Nam phim tài liệu lịch sử quý hiếm về ngày thống nhất đất nước

Nhân dịp Việt Nam đang chuẩn bị kỷ niệm 50 ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam đã phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lễ trao tặng chính thức phim tài liệu Victory Vietnam (Chiến thắng của Việt Nam) cho Viện Phim Việt Nam.

Giữ hồn dân tộc từ tín ngưỡng thờ Mẫu

Giữ hồn dân tộc từ tín ngưỡng thờ Mẫu

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận - không chỉ tôn vinh hình tượng người phụ nữ trong văn hóa Việt, mà còn mang đậm tính nhân văn, hướng thiện, gắn kết cộng đồng.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng các xã, phường, thị trấn biên giới tỉnh Lào Cai lần thứ II năm 2025

Liên hoan nghệ thuật quần chúng các xã, phường, thị trấn biên giới tỉnh Lào Cai lần thứ II năm 2025

Với chủ đề Biên giới là quê hương, tối 25/4, Liên hoan nghệ thuật quần chúng các xã, phường, thị trấn biên giới tỉnh Lào Cai lần thứ II năm 2025 đã được tổ chức tại trường Tiểu học xã Pha Long, huyện Mường Khương. Liên hoan do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp với Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện Mường Khương tổ chức.

Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật sau ngày thống nhất đất nước

Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật sau ngày thống nhất đất nước

Ngày 25/4, tại Hội trường Diên Hồng - Nhà Quốc hội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp Văn phòng Trung ương Đảng; Văn phòng Quốc hội; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Mường Khương

Dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Mường Khương

Sáng 25/4, Ban Tổ chức, Ban Giám khảo và đại diện cán bộ, diễn viên các đoàn nghệ thuật tham dự Liên hoan Nghệ thuật quần chúng các xã, phường, thị trấn biên giới tỉnh Lào Cai lần thứ 2 năm 2025 đã dâng hương tại Nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ của Trung đoàn 148, Nhà bia liệt sĩ tại Đồn Biên phòng Pha Long.

350 khúc tráng ca bất tử xuất hiện tại lễ diễu binh, diễu hành ngày 30/4

350 khúc tráng ca bất tử xuất hiện tại lễ diễu binh, diễu hành ngày 30/4

Sự kiện diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) không chỉ là màn trình diễn lực lượng mà còn là cuộc gặp gỡ lịch sử giữa quá khứ và hiện tại. Trong dòng diễu hành hùng tráng ấy, có một khối đặc biệt không bước đi mà ngồi, đó là 350 con người biểu trưng cho 350 khúc tráng ca bất tử. Họ là minh chứng sống cho một thời oanh liệt của dân tộc.

Khai mạc triển lãm ảnh "Từ Hiệp định Paris đến Đại thắng mùa Xuân 1975"

Khai mạc triển lãm ảnh "Từ Hiệp định Paris đến Đại thắng mùa Xuân 1975"

Sáng 24/4, tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, triển lãm chuyên đề “Từ Hiệp định Paris đến Đại thắng mùa Xuân 1975” được khai mạc, mang đến cho công chúng cái nhìn sâu sắc, chân thật về một giai đoạn lịch sử đặc biệt trong công cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do và hòa bình của dân tộc Việt Nam.

Thơm ngon "chồi rừng" vùng Tây Bắc

Thơm ngon "chồi rừng" vùng Tây Bắc

Tháng Ba, tháng Tư về, khi hoa ban, hoa trẩu nở trắng sườn đồi Tây Bắc cũng là lúc các loại cây rừng đâm chồi, nảy lộc. Dịp này, măng rừng Lào Cai như măng sặt, măng vầu... hay các loại mầm, chồi như mầm thảo quả, măng riềng bước vào mùa rộ.

Hơn 300 ảnh, tài liệu, hiện vật được giới thiệu tại Trưng bày "Đất nước trọn niềm vui"

Hơn 300 ảnh, tài liệu, hiện vật được giới thiệu tại Trưng bày "Đất nước trọn niềm vui"

Với hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật, Trưng bày “Đất nước trọn niềm vui” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh đã giới thiệu tới công chúng về hành trình vinh quang đưa cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc ta đến thắng lợi huy hoàng, non sông thu về một mối.

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc năm 2025

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc năm 2025

Chiều 23/4, tại Trường PTDT nội trú THCS và THPT huyện Mường Khương, Thư viện tỉnh phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông, Huyện đoàn và Trường PTDT nội trú THCS và THPT huyện Mường Khương tổ chức Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện và nhà văn hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025, với chủ đề “Văn hóa đọc - kết nối cộng đồng”.

Thư viện Lào Cai nhân lên tình yêu sách

Thư viện Lào Cai nhân lên tình yêu sách

Cùng với việc đổi mới phong cách phục vụ, không gian đọc và cách thức tra cứu, tìm sách thuận tiện tại khu vực phòng đọc và phòng mượn sách ở trụ sở chính, Thư viện tỉnh Lào Cai còn tích cực đưa sách đến gần công chúng với chuỗi hoạt động lớn, nhỏ tại cơ sở, qua đó bồi đắp đam mê, tình yêu sách cho học sinh cũng như mọi lứa tuổi.

Khai mạc Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai năm 2025

Khai mạc Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai năm 2025

Tối 22/4, tại Quảng trường trung tâm huyện Mèo Vạc, UBND huyện Mèo Vạc long trọng tổ chức Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai năm 2025. Đến dự có các đồng chí: Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Mạnh Lợi, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; Vương Ngọc Hà, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện Mèo Vạc, cùng đông đảo nhân dân và du khách.

Sức sống di sản nghề cói Kim Sơn

Sức sống di sản nghề cói Kim Sơn

Sau khi được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nghề cói Kim Sơn (Ninh Bình) đã có bước phát triển rõ rệt. Người dân hưởng lợi trực tiếp từ việc tăng giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường và phát triển du lịch làng nghề.

fb yt zl tw